Quyên góp tiền cứu trợ : cuộc chiến giữa Nhà nước và người dân (Nhiều nguồn tin)
Nhà nước phong sát, giành tiền từ thiện với nghệ sĩ
Dân Trần, VNTB, 17/09/2024
Sau một thời gian dài độc quyền quyên cứu trợ lũ lụt nhưng lộ ra nhiều tiêu cực, Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan nhà nước Việt Nam đã không còn uy tín để người dân tin tưởng quyên góp tiền. Thay vào đó, người dân có những lựa chọn khác là gửi tiền cho các cá nhân, văn nghệ sĩ nổi tiếng mà họ tin tưởng. Nổi bật mùa lũ năm 2016 có nghệ sĩ, người dẫn chương trình Phan Anh, năm 2020 thì xuất hiện ca sĩ Thủy Tiên…
Khi có nguồn quyên góp khổng lồ lên tới hàng trăm tỷ được chuyển thẳng vào tài khoản các nghệ sĩ, thì cũng là lúc các cơ quan nhà nước bị thất thu. Chính vì vậy chính quyền Việt Nam tung ra chiến dịch phong sát, tấn công trên mặt trận truyền thông, bôi nhọ, hạ uy tín các văn nghệ sĩ này. Việc phong sát đó là nhằm xóa sổ những cá nhân có thể "chia phần" từ thiện với các tổ chức nhà nước.
Đợt lũ lụt sau bão Yagi, nổi bật nhất trong số nghệ sĩ làm thiện nguyện là ca sĩ Thái Thùy Linh, một ca sĩ nổi tiếng từ cuộc thi âm nhạc Sao Mai – Điểm Hẹn 2004. Nữ ca sĩ này bắt đầu làm tình nguyện từ nhiều năm nay. Nhưng từ đợt dịch Covid-19 năm 2021 thì chị bắt đầu tạo tài khoản thiện nguyện riêng để quyên góp cứu trợ. Từ ngày 10 tháng 9 này, sau khi chứng kiến những thiệt hại của bão Yagi, chị có bài viết trên Facebook kêu gọi ủng hộ lại qua số tài khoản cũ và được rất nhiều người nổi tiếng chia sẻ lại.
Chỉ trong 2 giờ đăng thì tài khoản của chị này đã nhận được hơn 200 triệu đồng. Tất cả đều được sao kê minh bạch đầu vô và đầu ra qua app Thiện Nguyện. Một ứng dụng kết nối giữa các cá nhân, tổ chức gây quỹ với cộng đồng, giải quyết vấn đề minh bạch tài chính trong hoạt động từ thiện.
Chứng kiến những hình ảnh nổi như cồn của ca sĩ này, để tránh có thêm một đối thủ cạnh tranh tiền từ thiện, nhà nước lập tức bắt đầu tung lực lượng dư luận viên để bôi nhọ, nói xấu, công kích Thái Thùy Linh. Với các lập luận như ca sĩ sẽ lấy tiền từ thiện mua son phấn, chỉ tặng mì tôm, dầu gội đầu, quần áo cũ phát cho dân… Tuy nhiên cách làm từ thiện minh bạch đã giúp ca sĩ này dập tắt tiếng nói xảo trá, vu khống của dư luận viên.
Ngoài Thái Thùy Linh, một ca sĩ nổi tiếng khác cũng gặp chiến dịch phong sát của dư luận viên, là ca sĩ Ưng Hoàng Phúc. Ngày 12/9, vợ chồng ca sĩ này đến khu vực phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát quà từ thiện cho người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nơi đây. Cặp vợ chồng này bị dư luận viên công kích là đi phát mì tôm cho người giàu để làm màu, xây dựng hình ảnh. Theo dư luận viên thì dân ở phường này có bị lũ lụt thì cũng chỉ ăn lẩu, tặng thêm gói mì chỉ để độn thêm chứ dân không cần. Tuy nhiên các hình ảnh vợ chồng ca sĩ này phát quà đều cho thấy có rất nhiều người tới nhận.
Phường Phúc Tân là dải đất giáp sông Hồng, có dân số khoảng gần 20 ngàn người, với nhiều thành phần và có cả người nhập cư. Cho nên nếu nói toàn bộ dân ở đây là nhà giàu, biệt thự là không đúng. Có thể thấy vợ chồng ca sĩ này đã đi vào từng hẻm nhỏ chứ không phải vào các khu biệt thự. Vợ chồng ca sĩ này cũng trang bị ủng chống nước để tránh ghẻ lở, viêm nhiễm, nhưng lại bị công kích là làm màu, làm lố. Cùng với đó là video cho thấy vợ chồng Ưng Hoàng Phúc được yêu cầu đứng ở chỗ ngập sâu để quay hình. Tuy nhiên đây là yêu cầu của người quay phim chứ không phải do ca sĩ này chủ động.
Có thể thấy, ca sĩ này làm từ thiện là đúng, đến đúng điểm bị ảnh hưởng và phát trực tiếp cho người cần. Người nhận vui vẻ cảm ơn, chứ nếu thật sự vô khu nhà giàu thì đã chẳng ai tới nhận từng gói mì như vậy. Và chính ca sĩ này cũng khẳng định rằng khi tới thủ đô thì đã liên hệ cơ quan chức năng sở tại để xin danh sách hộ nghèo, người già, người neo đơn chứ không phải phát tùy thích, ngẫu nhiên.
Nhưng chỉ có dư luận viên và các trang tuyên giáo công kích, mỉa mai, lái dư luận hiểu sai vấn đề. Đây rõ ràng là một phần trong chiến dịch phong sát giới văn nghệ sĩ làm từ thiện độc lập mà không thông qua các đoàn thể nhà nước. Ưng Hoàng Phúc từng nhiều lần làm từ thiện trong các đợt lũ lụt ở miền Trung, hạn mặn ở miền Tây chứ không riêng ở Hà Nội. Có lẽ lần này Ưng Hoàng Phúc đi phát từ thiện quá chỉn chu, để tránh có thêm một đối thủ cạnh tranh tiền quyên góp của dân, nhà nước đã tung lực lượng tuyên truyền tấn công tổng lực vào vẻ bề ngoài, và nơi phát quà để hạ uy tín vợ chồng ca sĩ này.
Chứ thật ra, chỉ cần chính quyền địa phương, những cán bộ lên danh sách cá nhân nhận quà từ thiện lên tiếng thì đã có thể giải vây cho ca sĩ này. Nhưng họ chọn im lặng để dư luận viên công kích, mạt sát Ưng Hoàng Phúc. Có lẽ Ưng Hoàng Phúc sẽ là tấm gương cho các nghệ sĩ muốn làm từ thiện độc lập sau này. Thay vì tới tận nơi trao quà, tất cả sẽ phải chuyển tiền hết cho cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc để không bị công kích. Và lúc đó, tiền quyên góp có tới tận tay người bị thiệt hại không, có còn nguyên vẹn hay bị tham nhũng, cắt giảm không thì lại là chuyện… ai cũng biết.
Tham khảo :
Cứu trợ bão lũ : Mặt trận Tổ quốc nhận hơn 1.200 tỷ đồng, tiếp tục công bố sao kê
VOA, 17/09/2024
Đã có hơn 1.200 tỷ đồng đổ vào tài khoản cứu trợ bão lũ của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc và trên 1.000 tỉ được cho là đã được phân bổ trong khi cơ quan này tiếp tục công bố thêm hàng ngàn trang sao kê các giao dịch cứu trợ, theo truyền thông trong nước.
Cụ thể, tính đến 17g chiều ngày 16/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc đã nhận được số tiền là 1.236 tỉ đồng, tương đương khoảng 50 triệu đô la Mỹ, do các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước quyên góp để cứu trợ nạn nhân bị bão lũ ở các tỉnh miền bắc Việt Nam, theo Tiền Phong và Tuổi Trẻ dẫn số liệu từ cơ quan này cho biết.
Đây là số tiền huy động được chỉ sau hơn một tuần kể từ khi bão Yagi và lũ lụt do hoàn lưu bão càn quét qua các tỉnh miền bắc, làm hơn 350 người thiệt mạng và gây thiệt hại ước tính hơn 1,6 tỷ USD. Do Mặt trận Tổ quốc vẫn tiếp tục để mở tài khoản nên số tiền này còn tiếp tục tăng lên.
Trong số đó, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc cho biết họ đã phân bổ số tiền hơn 1.000 tỷ đồng cho 27 tỉnh, thành bị thiệt hại, trong đó hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái nhận được số tiền nhiều nhất, lần lượt là 180 và 130 tỷ đồng. Các tỉnh còn lại nhận từ vài chục đến vài tỷ đồng, ít nhất là Thanh Hóa và Bắc Ninh mỗi tỉnh được 5 tỷ, cũng theo số liệu do Tiền Phong dẫn lại.
Số tiền này được phân bổ làm hai đợt, đợt 1 vào các ngày 12 và 13/9 với số tiền 380 tỷ đồng và đợt 2 là 650 tỷ được cơ quan này giải ngân hôm 16/9.
Theo tài liệu của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà VOA thấy được thì số tiền phân bổ này được ghi là "chuyển tiền khắc phục hậu quả cơn bão số 3 cho nhân dân các tỉnh". Tiền Phong cho biết nó được chuyển về Ban vận động cứu trợ các tỉnh, nhưng không nói rõ sau đó nó tiếp tục được chuyển hay sử dụng như thế nào.
Mặt trận Tổ quốc cho đến nay chỉ mới công khai sao kê các giao dịch tiếp nhận tiền cứu trợ nhưng chưa thấy công khai sao kê giao dịch chuyển tiền cứu trợ cho các nạn nhân. Theo tìm hiểu của VOA, thông tin chuyển tiền cứu trợ như thế nào đều chỉ từ một phía cơ quan này công bố ra mà chưa thấy sự xác nhận của các đơn vị kiểm toán độc lập.
Tiếp tục ‘làn sóng sao kê’ làm dậy sóng mạng xã hội tại Việt Nam mấy ngày qua, trưa ngày 17/9, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, Mặt trận Tổ quốc đã mở thêm 8.000 trang sao kê các giao dịch cứu trợ cho công chúng Việt Nam theo dõi, tiếp theo trên 13.000 trang được công bố trước đó một ngày.
Theo tìm hiểu của VOA, tính từ ngày 12/9 cho đến nay, gần như ngày nào cơ quan này cũng công bố hàng ngàn trang sao kê từ các tài khoản ngân hàng tiếp nhận tiếp cứu trợ của họ, đưa tổng số trang được công bố lên hơn 50.000 trang.
Theo đó, các công ty, cơ quan, đơn vị quyên góp từ vài chục cho đến vài tỷ đồng. Các tập thể, cá nhân ủng hộ từ vài tỷ, vài trăm triệu cho đến vài trăm, vài chục ngàn đồng. Cũng có giao dịch thể hiện số tiền ủng hộ vài ngàn đồng.
‘Làn sóng sao kê’ này của Mặt trận Tổ quốc đã kéo theo sự săm soi của cộng đồng mạng, qua đó phát hiện ra một số người công bố khống số tiền cứu trợ, chẳng hạn như quyên góp chỉ 30.000 đồng mà tuyên bố là 30 tỷ, hay cả một tập thể chỉ quyên góp có 10.000 đồng…
Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam cam kết họ sẽ tiếp tục công khai sao kê các giao dịch chuyển tiền cứu trợ cũng như việc phân bổ nguồn lực hỗ trợ đến các địa phương, theo Tiền Phong.
Bên cạnh kênh của Mặt trận Tổ quốc, trong đó tiếp nhận đóng góp của người dân và doanh nghiệp, Việt Nam còn tiếp nhận tiền hỗ trợ từ chính phủ các nước qua con đường ngoại giao. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam được Tuổi Trẻ dẫn lại, tính đến ngày 16/9, đã có 20 nước và tổ chức quốc tế đã quyết định hoặc dự kiến viện trợ cho Việt Nam hơn 22 triệu đô la Mỹ cùng các vật dụng, phương tiện phục vụ cuộc sống người dân sau bão lũ.
Ngoài ra, còn có những doanh nghiệp quyên góp và tự tổ chức cứu trợ trực tiếp không thông qua Mặt trận Tổ quốc – điển hình như tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hôm 12/9 đã công bố số tiền 250 tỷ đồng hỗ trợ cho các nạn nhân thiên tai.
Cách "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam" trợ giúp dân sau bão Yagi và bài học từ Hội Chữ Thập Đỏ Canada
RFA, 17/09/2024
Bão Yagi, tràn vào miền Bắc Việt Nam ngày 6 tháng Chín 2024 và kết thúc hai ngày sau đó, đã gây ra thảm họa nhân đạo nơi bão đi qua. Công tác cứu trợ đã bắt đầu được thực hiện ngay sau bão. Theo một số chuyên gia, cơ cấu của thể chế có thể gây hại cho quá trình trợ giúp đồng bào gặp nạn và phục hồi sau thảm họa.
Thu ngàn tỷ rồi ủy nhiệm chi
Tính đến ngày 14/9/2024, bão số 3 (bão Yagi ) và hoàn lưu bão đã khiến 352 người chết, mất tích. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về kinh tế, cơn bão đã gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng, khiến GDP năm 2024 của Việt Nam có thể thấp hơn 0,15% so với kịch bản trước đó.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức liên minh các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam do Nhà nước kiểm soát, cho biết tính đến ngày 16/9/2024, họ đã nhận 1.236 tỷ đồng do người dân cả nước đóng góp để cứu trợ đồng bào bị nạn. Họ đã phân bổ tổng số tiền là 1.035 tỷ đồng xuống cho chính quyền các tỉnh. Tỉnh được nhận nhiều nhất là Lào Cai (180 tỷ đồng), những tỉnh thiệt hại ít hơn nhận ít hơn, như Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Bắc Ninh nhận 5 tỷ đồng trong đợt một.
Trao đổi với RFA, Tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ ở Na Ủy chia sẻ băn khoăn của ông khi nhìn cách Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chi tiền.
"Họ không chi trực tiếp mà ủy nhiệm chi. Họ chi cho các tỉnh, các tỉnh sẽ tự chi số tiền đó. Trong đợt 1, tỉnh cao nhất là được chi 30 tỷ, tỉnh thấp nhất được chi 5 tỷ. Không biết các tỉnh sẽ chi thế nào, chi cho ai. Chi cho hai mươi tỉnh thì vấn đề sẽ rất khó kiểm soát. Người trong hệ thống đều biết là mỗi cấp khi tiền chuyển xuống thì thường hao hụt cho nên đến khi xuống tận tay người dân thì còn rất là ít.
Cơ chế hiện nay là như vậy. Không có kiểm soát, không có bên đối lập kiểm soát nên hệ thống có thể tự chia với nhau. Thậm chí trong hệ thống có một ba-rem sẵn, một cái mức sẵn, khi chia xuống thì người nhận nhiệm vụ chia sẽ được bao nhiêu phần trăm. Người ngoài không biết nhưng bên trong hệ thống có một định mức như vậy".
Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, người dân gửi tiền giúp đỡ đồng bào cho Mặt trận Tổ quốc là vì tin tưởng tổ chức này sẽ giúp dân. Nhưng làm như vậy, họ đưa trách nhiệm xuống các tỉnh. Người dân đóng góp không thể biết chính xác khoản đóng góp của mình sẽ được các tỉnh chi như thế nào vì có quá nhiều tỉnh. Ngoài ra, nếu người dân các tỉnh nêu vấn đề chi tiêu ở tỉnh mình thì có thể bị bắt bớ vì nói xấu chính quyền.
Cần có giám sát để chi đúng
Thực tế, sau một số thảm họa, khi người dân đóng góp tiền cho Mặt trận Tổ quốc và các quỹ hỗ trợ nạn nhân thì số tiền này không được chi đúng và chi đủ. Ví dụ Quỹ Vaccine Covid còn dư hơn ba ngàn tỷ gửi ngân hàng. Chính phủ cho đến nay chưa công bố sẽ chi dùng số tiền này như thế nào. Chưa kể trong là đại dịch Covid thì người ta chi tiền từ Quỹ Vaccine cho nghiên cứu vaccine thay vì mua. Ngoài ra, sau vụ cháy chung cư Thanh Xuân ở Hà Nội khiến 56 người chết năm 2023, Mặt trận Tổ quốc nhận từ đồng bào đóng góp giúp đỡ nạn nhân là hơn 110 tỷ, nhưng chỉ chi ra chỉ hơn 6 tỷ. Số còn lại nằm trong tài khoản Mặt trận Tổ quốc thì không ai biết sẽ chi cho ai, như thế nào. Vậy làm thế nào để các khoản đóng góp của người dân giúp đỡ đồng bào hoạn nạn được chi một cách đúng đắn, kịp thời ? Trao đổi với RFA về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nói :
"Trong thể chế Việt Nam hiện nay, chuyện thạm nhũng trở nên quá nhiều, quá phổ biến. Bây giờ muốn khắc phục thì phải có một sự độc lập nào đó để giám sát. Trước hết, chúng ta cần có báo chí độc lập. Báo chí có độc lập thì nó mới nói lên được những khuất tất trong chi tiêu tiền bạc. Ít nhất, trong cơ chế toàn trị hiện nay thì vẫn cần để cho báo chí có một sự độc lập nào đó để họ có thể lên tiếng được.
Ngoài ra, về lâu về dài, đối với chuyện tham nhũng thì cần có đối lập giám sát để lên tiếng, áp lực để chính quyền phải chi tiêu minh bạch. Việc chi cần được thông tin cho mọi người biết".
Ngoài ra, theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, vấn đề quan trọng khác là cần có tản quyền. Người dân đóng góp cho Mặt trận Tổ quốc. Mặt trận thương thảo với các tỉnh để chuyển tiền cho họ. Tiến sỹ Vũ chỉ ra là quá trình chuyển tiền như vậy rất dễ dẫn đến tham nhũng và cách ngăn ngừa là tản quyền. Chính quyền địa phương nào cần hỗ trợ có thể công bố trên website của họ để người dân đóng góp trực tiếp. Đồng thời chính quyền các tỉnh phải công khai minh bạch việc chi tiêu. Theo Tiến sĩ Vũ, cơ chế tản quyền sẽ giúp chính quyền trung ương rất nhiều. Nếu tất cả các tỉnh đều làm hồ sơ xin trung ương hỗ trợ thì rất khó giải quyết cùng lúc. Còn nếu họ được tự làm còn trung ương chỉ hỗ trợ những tỉnh không được trợ giúp đủ thì hiệu quả hơn rất nhiều.
Kinh nghiệm Canada
Một vấn đề khác là sau những thảm họa như bão Yagi, cơ sở hạ tầng ở địa phương và những phương tiện sống cơ bản của người dân bị tàn phá. Ước tính của Chính phủ Việt Nam là cơn bão đã gây thiệt hại khoảng 40 ngàn tỷ (tương đương 1,7 tỷ USD). Do đó, việc chi cứu trợ khẩn cấp cho người dân bị nạn quan trọng bao nhiêu thì việc chi tái thiết cuộc sống của đồng bào trong tương lai cũng quan trọng bấy nhiêu. Cơ sở hạ tầng là vấn đề vượt ra ngoài biên giới các tỉnh mà có quy mô cấp vùng hoặc quốc gia. Việc chi cho tái thiết đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều địa phương do trung ương điều phối. Câu hỏi đặt ra là Mặt trận Tổ quốc đã chuyển các khoản đóng góp lên hơn hơn một ngàn tỷ của người dân cho chính quyền các tỉnh. Vậy việc chi cho tái thiết sẽ được tiến hành ra sao ?
Từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh, giáo sư thỉnh giảng ở Đại học Ottawa, chia sẻ về kinh nghiệm của Hội Chữ Thập Đỏ Canada trong việc chi tiêu những khoản đóng góp khắc phục thảm họa cháy rừng Fort McMurray năm 2016.
Luật sư Vũ Đức Khanh cho biết trong trận cháy rừng Fort McMurray năm 2016, Hội Chữ Thập Đỏ Canada đã huy động được hơn 325 triệu đô la từ các cá nhân, doanh nghiệp và các khoản đóng góp đối ứng từ chính phủ. Tổ chức này quản lý cả "quỹ hạn chế" (được dành riêng cho các thảm họa hoặc khu vực cụ thể) và "quỹ không hạn chế" (các khoản quyên góp linh hoạt có thể được phân bổ đến những nơi cần thiết nhất.)
Do đó, Hội Chữ Thập Đỏ Canada tuân theo một quy trình phân bổ quỹ có cơ sở, tập trung vào cả cứu trợ ngay lập tức (như phân bổ cho các nhu cầu cấp bách như nơi trú ẩn khẩn cấp, thực phẩm, nước uống, chăm sóc y tế và hỗ trợ tinh thần), và phục hồi dài hạn (xây dựng lại nhà cửa, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phục hồi cộng đồng và chương trình hỗ trợ tâm lý, đảm bảo rằng các cộng đồng có thể phục hồi một cách bền vững).
"Trong quá trình thực hiện, Hội Chữ Thập Đỏ Canada đã ưu tiên sự minh bạch trong quản lý tài chính, thường xuyên công bố các báo cáo cho người quyên góp chi tiết về cách sử dụng các khoản đóng góp. Tổ chức này cũng trải qua các cuộc kiểm toán nội bộ và bên ngoài để đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được quản lý đúng cách và phù hợp với kỳ vọng của người quyên góp. Ngoài ra, Hội Chữ Thập Đỏ Canada hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chính phủ ở tất cả các cấp, bao gồm chính quyền liên bang, tỉnh bang và địa phương, để phối hợp cứu trợ thiên tai và quản lý quỹ".
Tuy vậy, Luật sư Vũ Đức Khanh cho biết trong quá trình cứu trợ, Hội Chữ Thập Đỏ Canada cũng gặp nhiều chỉ trích. Thứ nhất, nhiều nạn nhân và quan chức địa phương đã bày tỏ lo ngại về tốc độ phân phối quỹ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của phản ứng cháy rừng. Thứ hai là quan ngại về số tiền được chi tiêu cho chi phí hành chính, mặc dù Hội Chữ Thập Đỏ Canada cho biết chỉ một phần nhỏ của các quỹ, khoảng 5-10%, được sử dụng cho các mục đích hành chính. Cuối cùng, mặc dù Hội Chữ Thập Đỏ Canada thường xuyên công bố các báo cáo về cách sử dụng quỹ, vẫn có những lời phàn nàn rằng tổ chức này không cung cấp đủ cập nhật theo "thời gian thực" về việc tiền đang được sử dụng ở đâu và như thế nào. Luật sư Vũ Đức Khanh cho biết :
"Để đáp lại những chỉ trích trong cuộc cứu trợ cháy rừng Fort McMurray, Hội Chữ Thập Đỏ Canada đã triển khai một số cải cách và biện pháp kiểm soát nhằm nâng cao quản lý quỹ, tính minh bạch, và hiệu quả.
Hội bắt đầu công bố các báo cáo chi tiết hơn và cập nhật trực tuyến về cách các quỹ được sử dụng, chia thành các danh mục cụ thể như hỗ trợ khẩn cấp, xây dựng nhà ở và hỗ trợ cộng đồng. Điều này giúp đảm bảo rằng những người quyên góp có thể theo dõi đóng góp của họ và thấy rõ tác động của sự hỗ trợ.
Để giải quyết mối lo ngại về sự chậm trễ trong việc phân phối quỹ, Hội Chữ Thập Đỏ Canada đã triển khai "Quỹ Dự Phòng" để sẵn sàng ngay lập tức cho các nhu cầu khẩn cấp, nhằm đảm bảo rằng tiền sẽ được sử dụng ngay khi xảy ra thảm họa mà không phải chờ quá trình hành chính".
Theo Luật sư Vũ Đức Khanh, Hội Chữ Thập Đỏ Canada cũng cải cách để đảm bảo rằng chỉ một phần nhỏ của quỹ quyên góp được sử dụng cho chi phí vận hành. Cuối cùng, họ tăng cường quy trình kiểm toán độc lập để đảm bảo sự giám sát bên ngoài đối với cách quản lý các khoản quỹ. Những biện pháp này giúp tổ chức có thể phản ứng tốt hơn trong các tình huống khẩn cấp và mang lại sự hỗ trợ cần thiết cho những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Chế độ Công an trị dưới thời Tổng bí thư Tô Lâm đang diễn ra thế nào ?
Trà My, Thoibao.de, 16/09/2024
Người Việt Nam có truyền thống "Thương người như thể thương thân", hay "Lá lành đùm lá rách", thể hiện sự yêu thương và quan tâm đến đồng bào mình.
Nam sinh viên (mờ mặt) trong buổi làm việc với các cơ quan chức năng. Ảnh : Báo Văn hóa.
Đợt lũ sau cơn bão số Yagi, đã để lại những hậu quả khủng khiếp chưa từng thấy. Lập tức, các hoạt động cứu trợ và từ thiện đã diễn ra sôi nổi khắp nơi. Điều đó phần nào làm giảm bớt những khó khăn của người dân vùng lũ, hay các khu vực bị sạt lở nghiêm trọng.
Tuy nhiên, những lùm xùm quanh câu chuyện một tài khoản ngân hàng ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt 10.000 đồng, kèm theo thông tin "Rạp xiếc Trung ương ủng hộ", đã gây xôn xao dư luận. Thông tin này được chia sẻ rộng rãi, và lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, đồng thời, đã gây ra hiểu nhầm thành : Tập thể cán bộ công nhân viên Liên đoàn xiếc Việt Nam ủng hộ 10.000 đồng.
Thực tế, nam sinh viên N.M.Đ., sinh năm 2003, là sinh viên năm 4 của một trường Đại học tại Hà Nội, thông qua tài khoản messenger của Fanpage Facebook có tên "Rạp xiếc Trung ương", chuyển khoản 10.000 đồng để ủng hộ đồng bào bị bão lũ. Tuy nhiên, sinh viên này đã không thông báo, trao đổi với các thành viên trong nhóm.
Được biết, trang Fanpage "Rạp xiếc Trung ương" được thành lập từ năm 2022, của một nhóm sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội. Fanpage này được dùng trong việc trao đổi học tập, và không liên quan gì đến Liên đoàn xiếc Việt Nam. Nam sinh viên này, sau đó đã chủ động gọi đến đường dây nóng của Liên đoàn xiếc Việt Nam, thừa nhận mình là người thực hiện giao dịch này.
Tuy nhiên, Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an thành phố Hà Nội lại đi xác minh sự việc, và mời anh đến làm việc. Điều này được cho là không cần thiết, và đã khiến cho sự việc trở nên nghiêm trọng.
Theo truyền thông nhà nước :
"Cơ quan công an đã lập biên bản nhắc nhở, răn đe đối với sinh viên N.M.Đ, đồng thời, trao đổi với nhà trường, để tăng cường công tác quản lý sinh viên trong thời gian tới".
Công luận không đồng tình, khi cho rằng, việc làm của Công an Hà Nội chỉ làm xấu thêm hình ảnh một xã hội, vốn đã mang danh là xã hội "Công an trị". Nếu tìm hiểu sẽ thấy, trên mạng xã hội Facebook của người Việt, tồn tại hàng chục Fanpage của các hội, nhóm, có tên giống với tên của Rạp xiếc Trung ương, hay Liên đoàn xiếc Việt Nam.
Hơn thế, nhiều ý kiến phản đối, và khẳng định, không một tổ chức hay cá nhân nào, kể cả cơ quan công an, có quyền truy vấn như tội phạm, đối với những người đóng góp từ thiện, với lý do họ chỉ đóng góp 10.000 đồng.
Tại sao, công an và các cơ quan bảo vệ, thực thi pháp luật, không thực thi chức trách của mình, trong việc giám sát xem các cơ quan Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc các cấp, sử dụng tiền cứu trợ ra sao, có tình trạng bớt xén, tham nhũng hay không ? Mà lại mất thời gian cho một chuyện vụn vặt, để mang tiếng xấu cho cả nhà nước và chế độ.
Khi đánh giá về chế độ hay xã hội công an trị ở Việt Nam hiện nay, dư luận trong nước cũng như quốc tế, đều có chung nhận định, rằng : Trong thể chế Công an trị ở Việt Nam, công an có đủ các quyền để sách nhiễu người dân. Đây chính là nạn kiêu binh, khi công an đứng trên cả luật pháp, khiến cho số đông dân chúng phải sợ hãi. Đây là một sản phẩm của bệnh kiêu ngạo Cộng sản, họ không muốn thua bất kể ai, nhất là thua dân.
Đây cũng là thứ công cụ chuyên chính của những người nhân danh Cộng sản, trong đó, công an – lực lượng nòng cốt, được phép sử dụng rất nhiều quyền lực, mà không bị ai phán xét.
Cho đến nay, lực lượng Công an Việt Nam đã trở thành kiêu binh, vượt ra khỏi sự kiểm soát của Đảng. Thậm chí, lực lượng này đã trở thành công cụ trấn áp ngay trong nội bộ Đảng, như đã thấy dưới thời Tổng bí thư Tô Lâm.
Bão Yagi gây lũ bất thường, người dân thiếu áo phao khi lên thuyền cứu hộ
RFA, 17/09/2024
Vài ngày trước khi cơn bão Yagi hay còn được gọi là cơn bão số ba đổ vào các tỉnh miền Bắc Việt Nam, anh T. (người giấu tên đầy đủ vì lý do an toàn) đã nghe thông tin về bão lũ từ các phương tiện truyền thông và chuẩn bị để đón cơn bão được coi là mạnh nhất ở Biển Đông trong vòng một thập kỷ qua đổ vào Việt Nam hôm 7/9. Tuy nhiên anh không thể ngờ rằng mọi sự chuẩn bị của mình đều không đủ vì mưa quá nhiều, lũ quá lớn đã ồ ạt đổ vào Thành phố Thái Nguyên trong đêm ngày 9/9, cuốn trôi mọi thứ trên đường đi, và cuốn đi hai thành viên trong gia đình anh gồm một con nhỏ và người em vợ. Xác con trai năm tuổi của anh T. chỉ được các nhân viên cứu hộ tìm thấy vào đầu giờ chiều ngày hôm sau.
Nói với phóng viên RFA vào ngày 16/9/2024, khi vừa tổ chức lễ tang cho của cậu bé, bà H. (giấu tên về lý do an toàn), là bác của cháu nhỏ vừa thiệt mạng, cho biết :
"Hôm đó 9/9, thật ra mình cũng không biết chính xác là như thế nào, lúc đấy rất nhiều thuyền. Đấy là thuyền phao, có gắn máy xăng, chẳng biết mô tả như thế nào. Lúc đấy khoảng 11 giờ 30 sáng, mọi người ở trên mái, mực nước lên rất cao, nước lên đến tầng hai, tổng nhà là hai tầng có mái. Thuyền đón mọi người trước cửa nhà, chỉ quay thuyền một cái, thật ra không phải lật, quay vòng một cái là tất cả đã bị văng ra".
Bà H. cho biết, chiếc thuyền phao cứu hộ chở năm người gồm hai trẻ nhỏ, một phụ nữ là mợ của cháu bé, một lái thuyền và một lái phụ. Bà xác định thông tin theo báo Nhà nước đăng tải là có ba người đã bị văng ra khỏi chiếc thuyền gồm một phụ nữ và hai trẻ nhỏ nhưng chỉ có một em nhỏ được cứu sống ngay sau đó. Người phụ nữ là người mợ của em bé thiệt mạng cũng được vớt lên ngay sau đó và đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Bà H. cho biết tất cả những người trên thuyền đều không có áo phao :
"Không có ai trên thuyền có áo phao cả, tại thời điểm đấy rất là rối ren và lũ dâng cao, những người ủng hộ vào chưa có nhiều. Mình đính chính là thông tin đưa lên Báo Mới là hai mẹ con tự chèo thuyền là sai".
Báo trong nước hôm 10/9 đưa tin người mẹ và hai em nhỏ khi lũ lên cao đã tự chèo thuyền nhỏ từ khu dân cư ngập lụt ra bên ngoài, nhưng dòng nước chảy mạnh đã khiến chiếc thuyền lật úp.
Ngập bất thường
Cơn bão Yagi tràn vào Việt Nam đã gây lũ lớn và sạt lở đất ở nhiều tỉnh thành. Hàng loạt các nhà máy thủy điện phải mở cửa xả lũ do nước quá lớn cũng góp phần khiến nhiều vùng dân cư ngập nước.
Từ năm 2013 đến nay, trung bình mỗi năm thiệt hại hơn 23 ngàn tỷ đồng do bão. RFA.
Theo thống kê của Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến sáng ngày 17/9 bão Yagi đã làm 291 người chết và 38 người mất tích. Những tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất gồm Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên và Thanh Hoá…
Bão Yagi cũng gây thiệt hại nặng nề về nông nghiệp cho Việt Nam với hơn 200.000 ha lúa và hơn 50.000 ha hoa màu bị ngập úng, gần ba triệu con gia súc và gia cầm bị chết, lũ cuốn trôi.
Ước tính thiệt hại về kinh tế do bão Yagi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra là 1,6 tỷ đô la.
Hai tỉnh có thiệt hại về người nhiều nhất gồm : Lào Cai với 150 người, Yên Bái với 54 người. Phần lớn những người chết và mất tích là do lũ và sạt lở đất do bão gây ra. Tỉnh Thái Nguyên có bốn người chết do lũ.
Trong các ngày 9 và 10/9, trên mạng xã hội ở Việt Nam tràn ngập các thông tin kêu cứu của người dân ở các vùng ngập nước ở phía Bắc, trong đó có thành phố Thái Nguyên. Anh T. chia sẻ :
"Mình không nghĩ là bão nó lớn như thế, mới đầu cũng nghĩ nó như mọi năm và chỉ ngập nước đến chân cầu thang. Năm nay ngập hết cả tầng một.
Ngập như thế là bất thường, không như mọi năm, mọi sự chuẩn bị của bọn em đều không tác dụng gì, mặc dù mình chuẩn bị gấp hai gấp ba lần năm ngoái, nhưng mực nước quá cao, mọi sự chuẩn bị đều thất bại".
Khi nước ngập lên cao, anh T. cho biết khu dân cư của anh gồm khoảng 30 hộ, gần như bị cô lập :
"Đường ngập, giao thông tắc nghẽn, chỉ có thuyền chuyên dụng của quân đội mới đi được, tổ của em bị cô lập, nước ngập từ 2,5m đến 3m ngoài đường".
Trên mạng xã hội Facebook vào các ngày 9 và 10/9 có nhiều dòng trạng thái kêu cứu của người dân từ các vùng ngập ở Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, trong đó bao gồm những kêu gọi thuyền và áo phao đến cứu cùng lương thực và nước uống. Có lời kêu cứu viết : "thiếu trầm trọng áo phao và cứu hộ SOS", "Cần gấp áo phao. Mọi người ai còn cho em xin".
Gia đình anh T. cũng ở trong tình huống tương tự khi thực phẩm mà họ chuẩn bị đã không đủ cho gia đình chống chọi với cơn bão và kéo theo là lũ :
"Thật ra cũng không có gì ăn chỉ có nước uống, bánh kẹo hoặc một số lương thực thực phẩm còn sót lại, nhưng cũng chỉ mất một hai ngày".
Bão Yagi đã gây mất điện diện rộng ở nhiều nơi tại miền Bắc bao gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên…
Bão mạnh, lũ lớn kéo theo mất điện, người dân gần như mất phương tiện liên lạc để kêu cứu.
"Bọn em ở trong này mất điện, mất cả thông tin, điện thoại thì có sóng nhưng hầu như không gọi được, không liên lạc được vì mất mạng. Cũng thấy chính quyền có hành động, tuy nhiên trong lúc hoạn nạn không thể nói là kịp thời, có thể do điều kiện nước lũ dâng cao chẳng hạn. Một hai ngày sau thì thấy chính quyền có đến thăm hỏi nhà cửa, cử người đến phụ đám tang" - anh T. chia sẻ.
Người dân có kinh nghiệm về bão
Theo số liệu của Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ năm 2013 đến nay, trung bình mỗi năm Việt Nam hứng chịu 10 đến 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Cũng trong khoảng thời gian này, trung bình mỗi năm có hơn 205 người chết, hơn 29 người mất tích do thiên tai, gây thiệt hại trung bình mỗi năm hơn 23 ngàn tỷ đồng.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia Biến đổi Khí hậu – Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu, Đại Học Cần Thơ hôm 17/9 nhận định :
"Bão thường hay thay đổi, ví dụ như những cơn bão vào đầu mùa mưa bão thường đổ bộ vào khu vực phía Bắc nhiều hơn. Nhưng càng về cuối năm thì nó dịch chuyển xuống gần miền Trung và một phần ảnh hưởng miền Nam, nhưng ít… Chủ yếu là miền Trung và phía Bắc Trung phần".
Những cơn bão lớn đổ vào Việt Nam trước bão Yagi có thể kể đến như bão Noru vào tháng 9/2022 với sức gió lên tới cấp 12-13 tương đương từ 118 đến 149 km/h, gây ảnh hưởng nặng nề đến các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam, đặc biệt là khu vực thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, và Thừa Thiên-Huế… Làm ít nhất 16 người thiệt mạng và mất tích, hàng ngàn ngôi nhà bị tốc mái và hư hỏng, nhiều khu vực bị ngập lụt…
Bão Molave đổ vào miền Trung (tháng 10/2020) làm khiến hơn 80 người chết và mất tích, gây thiệt hại khoảng 10 nghìn tỷ đồng.
Bão Hải Yến (11/2013), là một trong những cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận trên thế giới. Cơn bão này đổ bộ vào Philippines đầu tháng 11/2013, làm khoảng 6.300 người chết và hơn 1.000 người mất tích tại Philippines. Sau khi càn quét Philippines, bão Hải Yến đi vào Biển Đông với sức gió giật trên cấp 17. Cơn bão đã quét qua vùng biển các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình và đổ bộ vào Hải Phòng-Quảng Ninh của Việt Nam làm 18 người chết, hai người mất tích, 93 người bị thương.
Ông Liêu Thái ở Quảng Nam, người từng trải qua trận bão Hải Yến hồi năm 2013, kể với RFA :
"Lúc bão vào nó khủng khiếp lắm, anh cảm giác giống như nó có thể hất tung nhà mình bất kỳ giờ nào, mình nghe tiếng nhà mình rung chuyển. Khi bão đi ngang khiếp lắm, có thể chết bất kỳ giờ nào. Mình ở Quảng Nam cũng bị nặng, nhưng nhiều chỗ còn bị nặng hơn nhiều, nhà bị tốc mái hết".
Ông Liêu Thái cho rằng người miền Trung đã quen với bão và cũng đã có kinh nghiệm chống chọi với bão, nhưng việc trông chờ vào chính quyền lại là một vấn đề khác :
"Người miền Trung thì ai cũng trải qua ít nhất một chục cơn bão trong đời, nếu sống thọ nữa thì có lẽ phải vài chục cơn bão. Cho nên ai cũng có kinh nghiệm về bão. Lúc bão Hải Yến vào thì việc đầu tiên là mình phải tự chống bão, chứ đừng trông chờ vào chính quyền".
Ông Liêu Thái nói việc cảnh báo về bão lũ ở miền Trung được làm khá đầy đủ nhưng công tác hỗ trợ khi bão đi qua lại phụ thuộc vào từng địa phương.
Người miền Trung thì ai cũng trải qua ít nhất một chục cơn bão trong đời, nếu sống thọ nữa thì có lẽ phải vài chục cơn bão. Cho nên ai cũng có kinh nghiệm về bão. Lúc bão Hải Yến vào thì việc đầu tiên là mình phải tự chống bão, chứ đừng trông chờ vào chính quyền.
-Ông Liêu Thái
Điều này cũng được những người dân trong cơn bão Yagi chia sẻ với phóng viên RFA hôm 10/9.
Ông M (giấu tên vì lý do an toàn), nhà ở huyện Lục Yên, Yên Bái nói với RFA rằng ngày 9/9, mực nước lũ lên nhanh do mưa lớn, cộng với các đập thủy điện xả lũ khiến bà con trở tay không kịp. Nhiều xã ở tỉnh này đã hoàn toàn bị cô lập. Người dân không kịp sơ tán đã bị kẹt lại giữa biển nước :
"Lượng mưa rất là nhiều. Nó tạo nên lũ, kết hợp với một số thủy điện xả lũ. Tình hình căng lắm, chưa bao giờ tôi thấy lũ lớn như bây giờ. Nhiều xã ở trong huyện đã mất điện, mất internet, không kết nối được. Họ không kêu ra bên ngoài được".
Ông M cho rằng việc cứu nạn cho người dân của chính quyền địa phương ở tỉnh Yên Bái vô cùng lúng túng :
"Rất nhiều người kêu cứu nhưng chính quyền địa phương không có phương tiện. Tôi không hiểu kiểu gì luôn. Năng lực kém cỏi, không có chuyên môn, dự báo yếu kém và tệ hại về mọi mặt mới dẫn tới tình trạng nguy cấp như bây giờ".
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng Việt Nam gặp những khó khăn nhất định trong những năm gần đây do diễn biến bão trở nên phức tạp.
"Việt Nam là vùng thường xuyên bị lụt bão nên có cả một hệ thống đối phó với bão. Có cả ban chỉ đạo phòng chống lụt bão từ Trung ương đến địa phương, hằng năm vẫn diễn tập đối phó. Tuy nhiên những năm gần đây diễn biến bão có vẻ như càng ngày càng mạnh hơn, khắc nghiệt hơn. Nó một phần do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự gia tăng của thiên tai cực đoan, nên không phải lúc nào cũng có đầy đủ dự báo đối phó".
Bão số ba đã đi qua, lũ cũng rút dần trên các con sông và người dân đang sửa chữa nhà cửa, cố gắng quay lại với công việc bình thường trước bão, trong khi công việc cứu trợ tại nhiều địa phương vẫn tiếp tục. Tại một số vùng núi có sạt lở đất và lũ quét, việc tìm kiếm người mất tích vẫn đang được tiến hành.
Tại gia đình của anh T. sau lễ tang của hai người bị chết trong lũ, mọi việc cũng đang dần trở lại bình thường khi nước rút. Anh không muốn nói nhiều về những gì đã qua. Còn bà H. chỉ muốn đính chính điều mà báo chí Nhà nước đăng rằng những người trong gia đình bà đã tự tìm cách bơi thuyền.
"Ở thành phố Thái Nguyên thì làm gì có thuyền để tự chèo lái. Đâu phải vùng sông nước mà có sẵn thuyền tự chế như một số báo chí đưa tin… Mà đó là thuyền cứu hộ vào, nhưng lúc đó tỉnh Thái Nguyên tình hình lộn xộn, áo phao không đủ cung cấp, nên khi cháu lên thuyền không có áo phao".
Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với cơn bão mới ngay sau bão Yagi
RFA, 17/09/2024
Một vùng áp thấp nhiệt đới đang đi vào vùng biển phía Đông và Bắc Biển Đông và có thể sẽ sớm mạnh lên thành bão, ảnh hưởng đến Việt Nam trong những ngày tới trong khi các tỉnh miền Bắc Việt Nam vẫn đang cố gắng khắc phục hậu quả của bão Yagi vừa qua.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Việt Nam cho biết, cơn bão có thể hình thành trong vòng 24 đến 48 giờ tới với cường độ cấp 8 - 9, giật cấp 10 - 11
Các vùng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng ở Việt Nam là từ Thanh Hóa đến Quảng Nam nhưng cũng có xác suất thấp hơn là bão sẽ di chuyển về phía Bắc và Bắc Trung bộ.
Kịch bản về bão được báo Nhà nước loan cho biết, có thể vào tối ngày 18/9 đến ngày 21/9, khu vực Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có một đợt mưa lớn diện rộng với lượng mưa phổ biến từ 100 - 300 mm, có nơi trên 500 mm.
Các tỉnh, thành của Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn khắc phục hậu quả của bão Yagi (còn gọi là cơn bão số ba) đổ vào Việt Nam hôm 7/9 vừa qua gây lũ lụt và sạt lở đất.
Theo báo cáo của Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến sáng ngày 17/9, bão Yagi, mưa lũ và sạt lở đất đã làm 329 người chết và mất tích (trong số này có 291 người chết và 38 người mất tích).
Hai tỉnh có thiệt hại về người nhiều nhất gồm : Lào Cai với 150 người, Yên Bái với 54 người. Phần lớn những người chết và mất tích là do lũ và sạt lở đất do bão gây ra.
Hiện tại công tác cứu hộ tìm người mất tích do lũ và sạt lở đất vẫn đang được tiến hành.
Bão Yagi cũng gây thiệt hại nặng nề về nông nghiệp cho Việt Nam với hơn 200.000 ha lúa và hơn 50.000 ha hoa màu bị ngập úng, gần ba triệu con gia súc và gia cầm bị chết, lũ cuốn trôi.
Ước tính thiệt hại về kinh tế do bão Yagi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra là 1,6 tỷ đô la. Tăng trưởng GDP của Việt Nam theo dự báo sẽ giảm mất 0,15% trong năm nay so với con số dự báo được đưa ra trước đó là 7%.
Dân Trần, VNTB, 17/09/2024
Sau một thời gian dài độc quyền quyên cứu trợ lũ lụt nhưng lộ ra nhiều tiêu cực, Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan nhà nước Việt Nam đã không còn uy tín để người dân tin tưởng quyên góp tiền. Thay vào đó, người dân có những lựa chọn khác là gửi tiền cho các cá nhân, văn nghệ sĩ nổi tiếng mà họ tin tưởng. Nổi bật mùa lũ năm 2016 có nghệ sĩ, người dẫn chương trình Phan Anh, năm 2020 thì xuất hiện ca sĩ Thủy Tiên…
Cứ nghệ sĩ nào làm từ thiện độc lập, tới tận nơi trao tận tay quà cho người dân thì đều có thể bị coi là cạnh tranh tiền quyên góp với nhà nước - Ảnh minh họa
Khi có nguồn quyên góp khổng lồ lên tới hàng trăm tỷ được chuyển thẳng vào tài khoản các nghệ sĩ, thì cũng là lúc các cơ quan nhà nước bị thất thu. Chính vì vậy chính quyền Việt Nam tung ra chiến dịch phong sát, tấn công trên mặt trận truyền thông, bôi nhọ, hạ uy tín các văn nghệ sĩ này. Việc phong sát đó là nhằm xóa sổ những cá nhân có thể "chia phần" từ thiện với các tổ chức nhà nước.
Đợt lũ lụt sau bão Yagi, nổi bật nhất trong số nghệ sĩ làm thiện nguyện là ca sĩ Thái Thùy Linh, một ca sĩ nổi tiếng từ cuộc thi âm nhạc Sao Mai – Điểm Hẹn 2004. Nữ ca sĩ này bắt đầu làm tình nguyện từ nhiều năm nay. Nhưng từ đợt dịch Covid-19 năm 2021 thì chị bắt đầu tạo tài khoản thiện nguyện riêng để quyên góp cứu trợ. Từ ngày 10 tháng 9 này, sau khi chứng kiến những thiệt hại của bão Yagi, chị có bài viết trên Facebook kêu gọi ủng hộ lại qua số tài khoản cũ và được rất nhiều người nổi tiếng chia sẻ lại.
Chỉ trong 2 giờ đăng thì tài khoản của chị này đã nhận được hơn 200 triệu đồng. Tất cả đều được sao kê minh bạch đầu vô và đầu ra qua app Thiện Nguyện. Một ứng dụng kết nối giữa các cá nhân, tổ chức gây quỹ với cộng đồng, giải quyết vấn đề minh bạch tài chính trong hoạt động từ thiện.
Một gói quà của nhóm ca sĩ Thái Thùy Linh
Chứng kiến những hình ảnh nổi như cồn của ca sĩ này, để tránh có thêm một đối thủ cạnh tranh tiền từ thiện, nhà nước lập tức bắt đầu tung lực lượng dư luận viên để bôi nhọ, nói xấu, công kích Thái Thùy Linh. Với các lập luận như ca sĩ sẽ lấy tiền từ thiện mua son phấn, chỉ tặng mì tôm, dầu gội đầu, quần áo cũ phát cho dân… Tuy nhiên cách làm từ thiện minh bạch đã giúp ca sĩ này dập tắt tiếng nói xảo trá, vu khống của dư luận viên.
Ngoài Thái Thùy Linh, một ca sĩ nổi tiếng khác cũng gặp chiến dịch phong sát của dư luận viên, là ca sĩ Ưng Hoàng Phúc. Ngày 12/9, vợ chồng ca sĩ này đến khu vực phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát quà từ thiện cho người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nơi đây. Cặp vợ chồng này bị dư luận viên công kích là đi phát mì tôm cho người giàu để làm màu, xây dựng hình ảnh. Theo dư luận viên thì dân ở phường này có bị lũ lụt thì cũng chỉ ăn lẩu, tặng thêm gói mì chỉ để độn thêm chứ dân không cần. Tuy nhiên các hình ảnh vợ chồng ca sĩ này phát quà đều cho thấy có rất nhiều người tới nhận.
Phường Phúc Tân là dải đất giáp sông Hồng, có dân số khoảng gần 20 ngàn người, với nhiều thành phần và có cả người nhập cư. Cho nên nếu nói toàn bộ dân ở đây là nhà giàu, biệt thự là không đúng. Có thể thấy vợ chồng ca sĩ này đã đi vào từng hẻm nhỏ chứ không phải vào các khu biệt thự. Vợ chồng ca sĩ này cũng trang bị ủng chống nước để tránh ghẻ lở, viêm nhiễm, nhưng lại bị công kích là làm màu, làm lố. Cùng với đó là video cho thấy vợ chồng Ưng Hoàng Phúc được yêu cầu đứng ở chỗ ngập sâu để quay hình. Tuy nhiên đây là yêu cầu của người quay phim chứ không phải do ca sĩ này chủ động.
Một hình ảnh do dư luận viên lan truyền bôi nhọ vợ chồng ca sĩ Ưng Hoàng Phúc
Có thể thấy, ca sĩ này làm từ thiện là đúng, đến đúng điểm bị ảnh hưởng và phát trực tiếp cho người cần. Người nhận vui vẻ cảm ơn, chứ nếu thật sự vô khu nhà giàu thì đã chẳng ai tới nhận từng gói mì như vậy. Và chính ca sĩ này cũng khẳng định rằng khi tới thủ đô thì đã liên hệ cơ quan chức năng sở tại để xin danh sách hộ nghèo, người già, người neo đơn chứ không phải phát tùy thích, ngẫu nhiên.
Nhưng chỉ có dư luận viên và các trang tuyên giáo công kích, mỉa mai, lái dư luận hiểu sai vấn đề. Đây rõ ràng là một phần trong chiến dịch phong sát giới văn nghệ sĩ làm từ thiện độc lập mà không thông qua các đoàn thể nhà nước. Ưng Hoàng Phúc từng nhiều lần làm từ thiện trong các đợt lũ lụt ở miền Trung, hạn mặn ở miền Tây chứ không riêng ở Hà Nội. Có lẽ lần này Ưng Hoàng Phúc đi phát từ thiện quá chỉn chu, để tránh có thêm một đối thủ cạnh tranh tiền quyên góp của dân, nhà nước đã tung lực lượng tuyên truyền tấn công tổng lực vào vẻ bề ngoài, và nơi phát quà để hạ uy tín vợ chồng ca sĩ này.
Chứ thật ra, chỉ cần chính quyền địa phương, những cán bộ lên danh sách cá nhân nhận quà từ thiện lên tiếng thì đã có thể giải vây cho ca sĩ này. Nhưng họ chọn im lặng để dư luận viên công kích, mạt sát Ưng Hoàng Phúc. Có lẽ Ưng Hoàng Phúc sẽ là tấm gương cho các nghệ sĩ muốn làm từ thiện độc lập sau này. Thay vì tới tận nơi trao quà, tất cả sẽ phải chuyển tiền hết cho cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc để không bị công kích. Và lúc đó, tiền quyên góp có tới tận tay người bị thiệt hại không, có còn nguyên vẹn hay bị tham nhũng, cắt giảm không thì lại là chuyện… ai cũng biết.
Dân Trần
Nguồn : VNTB, 17/09/2024
*******************************
Cứu trợ bão lũ : Mặt trận Tổ quốc nhận hơn 1.200 tỷ đồng, tiếp tục công bố sao kê
VOA, 17/09/2024
Đã có hơn 1.200 tỷ đồng đổ vào tài khoản cứu trợ bão lũ của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc và trên 1.000 tỉ được cho là đã được phân bổ trong khi cơ quan này tiếp tục công bố thêm hàng ngàn trang sao kê các giao dịch cứu trợ, theo truyền thông trong nước.
Đường phố ở các đô thị miền bắc Việt Nam thành sông do hậu quả bão Yagi
Cụ thể, tính đến 17g chiều ngày 16/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc đã nhận được số tiền là 1.236 tỉ đồng, tương đương khoảng 50 triệu đô la Mỹ, do các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước quyên góp để cứu trợ nạn nhân bị bão lũ ở các tỉnh miền bắc Việt Nam, theo Tiền Phong và Tuổi Trẻ dẫn số liệu từ cơ quan này cho biết.
Đây là số tiền huy động được chỉ sau hơn một tuần kể từ khi bão Yagi và lũ lụt do hoàn lưu bão càn quét qua các tỉnh miền bắc, làm hơn 350 người thiệt mạng và gây thiệt hại ước tính hơn 1,6 tỷ USD. Do Mặt trận Tổ quốc vẫn tiếp tục để mở tài khoản nên số tiền này còn tiếp tục tăng lên.
Trong số đó, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc cho biết họ đã phân bổ số tiền hơn 1.000 tỷ đồng cho 27 tỉnh, thành bị thiệt hại, trong đó hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái nhận được số tiền nhiều nhất, lần lượt là 180 và 130 tỷ đồng. Các tỉnh còn lại nhận từ vài chục đến vài tỷ đồng, ít nhất là Thanh Hóa và Bắc Ninh mỗi tỉnh được 5 tỷ, cũng theo số liệu do Tiền Phong dẫn lại.
Số tiền này được phân bổ làm hai đợt, đợt 1 vào các ngày 12 và 13/9 với số tiền 380 tỷ đồng và đợt 2 là 650 tỷ được cơ quan này giải ngân hôm 16/9.
Theo tài liệu của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà VOA thấy được thì số tiền phân bổ này được ghi là "chuyển tiền khắc phục hậu quả cơn bão số 3 cho nhân dân các tỉnh". Tiền Phong cho biết nó được chuyển về Ban vận động cứu trợ các tỉnh, nhưng không nói rõ sau đó nó tiếp tục được chuyển hay sử dụng như thế nào.
Mặt trận Tổ quốc cho đến nay chỉ mới công khai sao kê các giao dịch tiếp nhận tiền cứu trợ nhưng chưa thấy công khai sao kê giao dịch chuyển tiền cứu trợ cho các nạn nhân. Theo tìm hiểu của VOA, thông tin chuyển tiền cứu trợ như thế nào đều chỉ từ một phía cơ quan này công bố ra mà chưa thấy sự xác nhận của các đơn vị kiểm toán độc lập.
Tiếp tục ‘làn sóng sao kê’ làm dậy sóng mạng xã hội tại Việt Nam mấy ngày qua, trưa ngày 17/9, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, Mặt trận Tổ quốc đã mở thêm 8.000 trang sao kê các giao dịch cứu trợ cho công chúng Việt Nam theo dõi, tiếp theo trên 13.000 trang được công bố trước đó một ngày.
Theo tìm hiểu của VOA, tính từ ngày 12/9 cho đến nay, gần như ngày nào cơ quan này cũng công bố hàng ngàn trang sao kê từ các tài khoản ngân hàng tiếp nhận tiếp cứu trợ của họ, đưa tổng số trang được công bố lên hơn 50.000 trang.
Theo đó, các công ty, cơ quan, đơn vị quyên góp từ vài chục cho đến vài tỷ đồng. Các tập thể, cá nhân ủng hộ từ vài tỷ, vài trăm triệu cho đến vài trăm, vài chục ngàn đồng. Cũng có giao dịch thể hiện số tiền ủng hộ vài ngàn đồng.
‘Làn sóng sao kê’ này của Mặt trận Tổ quốc đã kéo theo sự săm soi của cộng đồng mạng, qua đó phát hiện ra một số người công bố khống số tiền cứu trợ, chẳng hạn như quyên góp chỉ 30.000 đồng mà tuyên bố là 30 tỷ, hay cả một tập thể chỉ quyên góp có 10.000 đồng…
Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam cam kết họ sẽ tiếp tục công khai sao kê các giao dịch chuyển tiền cứu trợ cũng như việc phân bổ nguồn lực hỗ trợ đến các địa phương, theo Tiền Phong.
Bên cạnh kênh của Mặt trận Tổ quốc, trong đó tiếp nhận đóng góp của người dân và doanh nghiệp, Việt Nam còn tiếp nhận tiền hỗ trợ từ chính phủ các nước qua con đường ngoại giao. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam được Tuổi Trẻ dẫn lại, tính đến ngày 16/9, đã có 20 nước và tổ chức quốc tế đã quyết định hoặc dự kiến viện trợ cho Việt Nam hơn 22 triệu đô la Mỹ cùng các vật dụng, phương tiện phục vụ cuộc sống người dân sau bão lũ.
Ngoài ra, còn có những doanh nghiệp quyên góp và tự tổ chức cứu trợ trực tiếp không thông qua Mặt trận Tổ quốc – điển hình như tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hôm 12/9 đã công bố số tiền 250 tỷ đồng hỗ trợ cho các nạn nhân thiên tai.
Nguồn : VOA, 17/09/2024
*******************************
Cách "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam" trợ giúp dân sau bão Yagi và bài học từ Hội Chữ Thập Đỏ Canada
RFA, 17/09/2024
Bão Yagi, tràn vào miền Bắc Việt Nam ngày 6 tháng Chín 2024 và kết thúc hai ngày sau đó, đã gây ra thảm họa nhân đạo nơi bão đi qua. Công tác cứu trợ đã bắt đầu được thực hiện ngay sau bão. Theo một số chuyên gia, cơ cấu của thể chế có thể gây hại cho quá trình trợ giúp đồng bào gặp nạn và phục hồi sau thảm họa.
Nhân viên cứu hộ đang đào bới tìm nạn nhân của trận lũ quét ở Làng Nủ (Lào Cai) hôm 12/9/2024 - AFP
Thu ngàn tỷ rồi ủy nhiệm chi
Tính đến ngày 14/9/2024, bão số 3 (bão Yagi ) và hoàn lưu bão đã khiến 352 người chết, mất tích. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về kinh tế, cơn bão đã gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng, khiến GDP năm 2024 của Việt Nam có thể thấp hơn 0,15% so với kịch bản trước đó.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức liên minh các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam do Nhà nước kiểm soát, cho biết tính đến ngày 16/9/2024, họ đã nhận 1.236 tỷ đồng do người dân cả nước đóng góp để cứu trợ đồng bào bị nạn. Họ đã phân bổ tổng số tiền là 1.035 tỷ đồng xuống cho chính quyền các tỉnh. Tỉnh được nhận nhiều nhất là Lào Cai (180 tỷ đồng), những tỉnh thiệt hại ít hơn nhận ít hơn, như Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Bắc Ninh nhận 5 tỷ đồng trong đợt một.
Trao đổi với RFA, Tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ ở Na Ủy chia sẻ băn khoăn của ông khi nhìn cách Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chi tiền.
"Họ không chi trực tiếp mà ủy nhiệm chi. Họ chi cho các tỉnh, các tỉnh sẽ tự chi số tiền đó. Trong đợt 1, tỉnh cao nhất là được chi 30 tỷ, tỉnh thấp nhất được chi 5 tỷ. Không biết các tỉnh sẽ chi thế nào, chi cho ai. Chi cho hai mươi tỉnh thì vấn đề sẽ rất khó kiểm soát. Người trong hệ thống đều biết là mỗi cấp khi tiền chuyển xuống thì thường hao hụt cho nên đến khi xuống tận tay người dân thì còn rất là ít.
Cơ chế hiện nay là như vậy. Không có kiểm soát, không có bên đối lập kiểm soát nên hệ thống có thể tự chia với nhau. Thậm chí trong hệ thống có một ba-rem sẵn, một cái mức sẵn, khi chia xuống thì người nhận nhiệm vụ chia sẽ được bao nhiêu phần trăm. Người ngoài không biết nhưng bên trong hệ thống có một định mức như vậy".
Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, người dân gửi tiền giúp đỡ đồng bào cho Mặt trận Tổ quốc là vì tin tưởng tổ chức này sẽ giúp dân. Nhưng làm như vậy, họ đưa trách nhiệm xuống các tỉnh. Người dân đóng góp không thể biết chính xác khoản đóng góp của mình sẽ được các tỉnh chi như thế nào vì có quá nhiều tỉnh. Ngoài ra, nếu người dân các tỉnh nêu vấn đề chi tiêu ở tỉnh mình thì có thể bị bắt bớ vì nói xấu chính quyền.
Cần có giám sát để chi đúng
Thực tế, sau một số thảm họa, khi người dân đóng góp tiền cho Mặt trận Tổ quốc và các quỹ hỗ trợ nạn nhân thì số tiền này không được chi đúng và chi đủ. Ví dụ Quỹ Vaccine Covid còn dư hơn ba ngàn tỷ gửi ngân hàng. Chính phủ cho đến nay chưa công bố sẽ chi dùng số tiền này như thế nào. Chưa kể trong là đại dịch Covid thì người ta chi tiền từ Quỹ Vaccine cho nghiên cứu vaccine thay vì mua. Ngoài ra, sau vụ cháy chung cư Thanh Xuân ở Hà Nội khiến 56 người chết năm 2023, Mặt trận Tổ quốc nhận từ đồng bào đóng góp giúp đỡ nạn nhân là hơn 110 tỷ, nhưng chỉ chi ra chỉ hơn 6 tỷ. Số còn lại nằm trong tài khoản Mặt trận Tổ quốc thì không ai biết sẽ chi cho ai, như thế nào. Vậy làm thế nào để các khoản đóng góp của người dân giúp đỡ đồng bào hoạn nạn được chi một cách đúng đắn, kịp thời ? Trao đổi với RFA về vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nói :
"Trong thể chế Việt Nam hiện nay, chuyện thạm nhũng trở nên quá nhiều, quá phổ biến. Bây giờ muốn khắc phục thì phải có một sự độc lập nào đó để giám sát. Trước hết, chúng ta cần có báo chí độc lập. Báo chí có độc lập thì nó mới nói lên được những khuất tất trong chi tiêu tiền bạc. Ít nhất, trong cơ chế toàn trị hiện nay thì vẫn cần để cho báo chí có một sự độc lập nào đó để họ có thể lên tiếng được.
Ngoài ra, về lâu về dài, đối với chuyện tham nhũng thì cần có đối lập giám sát để lên tiếng, áp lực để chính quyền phải chi tiêu minh bạch. Việc chi cần được thông tin cho mọi người biết".
Ngoài ra, theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, vấn đề quan trọng khác là cần có tản quyền. Người dân đóng góp cho Mặt trận Tổ quốc. Mặt trận thương thảo với các tỉnh để chuyển tiền cho họ. Tiến sỹ Vũ chỉ ra là quá trình chuyển tiền như vậy rất dễ dẫn đến tham nhũng và cách ngăn ngừa là tản quyền. Chính quyền địa phương nào cần hỗ trợ có thể công bố trên website của họ để người dân đóng góp trực tiếp. Đồng thời chính quyền các tỉnh phải công khai minh bạch việc chi tiêu. Theo Tiến sĩ Vũ, cơ chế tản quyền sẽ giúp chính quyền trung ương rất nhiều. Nếu tất cả các tỉnh đều làm hồ sơ xin trung ương hỗ trợ thì rất khó giải quyết cùng lúc. Còn nếu họ được tự làm còn trung ương chỉ hỗ trợ những tỉnh không được trợ giúp đủ thì hiệu quả hơn rất nhiều.
Kinh nghiệm Canada
Một vấn đề khác là sau những thảm họa như bão Yagi, cơ sở hạ tầng ở địa phương và những phương tiện sống cơ bản của người dân bị tàn phá. Ước tính của Chính phủ Việt Nam là cơn bão đã gây thiệt hại khoảng 40 ngàn tỷ (tương đương 1,7 tỷ USD). Do đó, việc chi cứu trợ khẩn cấp cho người dân bị nạn quan trọng bao nhiêu thì việc chi tái thiết cuộc sống của đồng bào trong tương lai cũng quan trọng bấy nhiêu. Cơ sở hạ tầng là vấn đề vượt ra ngoài biên giới các tỉnh mà có quy mô cấp vùng hoặc quốc gia. Việc chi cho tái thiết đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều địa phương do trung ương điều phối. Câu hỏi đặt ra là Mặt trận Tổ quốc đã chuyển các khoản đóng góp lên hơn hơn một ngàn tỷ của người dân cho chính quyền các tỉnh. Vậy việc chi cho tái thiết sẽ được tiến hành ra sao ?
Từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh, giáo sư thỉnh giảng ở Đại học Ottawa, chia sẻ về kinh nghiệm của Hội Chữ Thập Đỏ Canada trong việc chi tiêu những khoản đóng góp khắc phục thảm họa cháy rừng Fort McMurray năm 2016.
Luật sư Vũ Đức Khanh cho biết trong trận cháy rừng Fort McMurray năm 2016, Hội Chữ Thập Đỏ Canada đã huy động được hơn 325 triệu đô la từ các cá nhân, doanh nghiệp và các khoản đóng góp đối ứng từ chính phủ. Tổ chức này quản lý cả "quỹ hạn chế" (được dành riêng cho các thảm họa hoặc khu vực cụ thể) và "quỹ không hạn chế" (các khoản quyên góp linh hoạt có thể được phân bổ đến những nơi cần thiết nhất.)
Do đó, Hội Chữ Thập Đỏ Canada tuân theo một quy trình phân bổ quỹ có cơ sở, tập trung vào cả cứu trợ ngay lập tức (như phân bổ cho các nhu cầu cấp bách như nơi trú ẩn khẩn cấp, thực phẩm, nước uống, chăm sóc y tế và hỗ trợ tinh thần), và phục hồi dài hạn (xây dựng lại nhà cửa, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phục hồi cộng đồng và chương trình hỗ trợ tâm lý, đảm bảo rằng các cộng đồng có thể phục hồi một cách bền vững).
"Trong quá trình thực hiện, Hội Chữ Thập Đỏ Canada đã ưu tiên sự minh bạch trong quản lý tài chính, thường xuyên công bố các báo cáo cho người quyên góp chi tiết về cách sử dụng các khoản đóng góp. Tổ chức này cũng trải qua các cuộc kiểm toán nội bộ và bên ngoài để đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được quản lý đúng cách và phù hợp với kỳ vọng của người quyên góp. Ngoài ra, Hội Chữ Thập Đỏ Canada hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chính phủ ở tất cả các cấp, bao gồm chính quyền liên bang, tỉnh bang và địa phương, để phối hợp cứu trợ thiên tai và quản lý quỹ".
Tuy vậy, Luật sư Vũ Đức Khanh cho biết trong quá trình cứu trợ, Hội Chữ Thập Đỏ Canada cũng gặp nhiều chỉ trích. Thứ nhất, nhiều nạn nhân và quan chức địa phương đã bày tỏ lo ngại về tốc độ phân phối quỹ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của phản ứng cháy rừng. Thứ hai là quan ngại về số tiền được chi tiêu cho chi phí hành chính, mặc dù Hội Chữ Thập Đỏ Canada cho biết chỉ một phần nhỏ của các quỹ, khoảng 5-10%, được sử dụng cho các mục đích hành chính. Cuối cùng, mặc dù Hội Chữ Thập Đỏ Canada thường xuyên công bố các báo cáo về cách sử dụng quỹ, vẫn có những lời phàn nàn rằng tổ chức này không cung cấp đủ cập nhật theo "thời gian thực" về việc tiền đang được sử dụng ở đâu và như thế nào. Luật sư Vũ Đức Khanh cho biết :
"Để đáp lại những chỉ trích trong cuộc cứu trợ cháy rừng Fort McMurray, Hội Chữ Thập Đỏ Canada đã triển khai một số cải cách và biện pháp kiểm soát nhằm nâng cao quản lý quỹ, tính minh bạch, và hiệu quả.
Hội bắt đầu công bố các báo cáo chi tiết hơn và cập nhật trực tuyến về cách các quỹ được sử dụng, chia thành các danh mục cụ thể như hỗ trợ khẩn cấp, xây dựng nhà ở và hỗ trợ cộng đồng. Điều này giúp đảm bảo rằng những người quyên góp có thể theo dõi đóng góp của họ và thấy rõ tác động của sự hỗ trợ.
Để giải quyết mối lo ngại về sự chậm trễ trong việc phân phối quỹ, Hội Chữ Thập Đỏ Canada đã triển khai "Quỹ Dự Phòng" để sẵn sàng ngay lập tức cho các nhu cầu khẩn cấp, nhằm đảm bảo rằng tiền sẽ được sử dụng ngay khi xảy ra thảm họa mà không phải chờ quá trình hành chính".
Theo Luật sư Vũ Đức Khanh, Hội Chữ Thập Đỏ Canada cũng cải cách để đảm bảo rằng chỉ một phần nhỏ của quỹ quyên góp được sử dụng cho chi phí vận hành. Cuối cùng, họ tăng cường quy trình kiểm toán độc lập để đảm bảo sự giám sát bên ngoài đối với cách quản lý các khoản quỹ. Những biện pháp này giúp tổ chức có thể phản ứng tốt hơn trong các tình huống khẩn cấp và mang lại sự hỗ trợ cần thiết cho những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Nguồn : RFA, 17/09/2024
****************************
Chế độ Công an trị dưới thời Tổng bí thư Tô Lâm đang diễn ra thế nào ?
Trà My, Thoibao.de, 16/09/2024
Người Việt Nam có truyền thống "Thương người như thể thương thân", hay "Lá lành đùm lá rách", thể hiện sự yêu thương và quan tâm đến đồng bào mình.
Nam sinh viên (mờ mặt) trong buổi làm việc với các cơ quan chức năng. Ảnh : Báo Văn hóa.
Đợt lũ sau cơn bão số Yagi, đã để lại những hậu quả khủng khiếp chưa từng thấy. Lập tức, các hoạt động cứu trợ và từ thiện đã diễn ra sôi nổi khắp nơi. Điều đó phần nào làm giảm bớt những khó khăn của người dân vùng lũ, hay các khu vực bị sạt lở nghiêm trọng.
Tuy nhiên, những lùm xùm quanh câu chuyện một tài khoản ngân hàng ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt 10.000 đồng, kèm theo thông tin "Rạp xiếc Trung ương ủng hộ", đã gây xôn xao dư luận. Thông tin này được chia sẻ rộng rãi, và lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, đồng thời, đã gây ra hiểu nhầm thành : Tập thể cán bộ công nhân viên Liên đoàn xiếc Việt Nam ủng hộ 10.000 đồng.
Thực tế, nam sinh viên N.M.Đ., sinh năm 2003, là sinh viên năm 4 của một trường Đại học tại Hà Nội, thông qua tài khoản messenger của Fanpage Facebook có tên "Rạp xiếc Trung ương", chuyển khoản 10.000 đồng để ủng hộ đồng bào bị bão lũ. Tuy nhiên, sinh viên này đã không thông báo, trao đổi với các thành viên trong nhóm.
Được biết, trang Fanpage "Rạp xiếc Trung ương" được thành lập từ năm 2022, của một nhóm sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội. Fanpage này được dùng trong việc trao đổi học tập, và không liên quan gì đến Liên đoàn xiếc Việt Nam. Nam sinh viên này, sau đó đã chủ động gọi đến đường dây nóng của Liên đoàn xiếc Việt Nam, thừa nhận mình là người thực hiện giao dịch này.
Tuy nhiên, Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an thành phố Hà Nội lại đi xác minh sự việc, và mời anh đến làm việc. Điều này được cho là không cần thiết, và đã khiến cho sự việc trở nên nghiêm trọng.
Theo truyền thông nhà nước :
"Cơ quan công an đã lập biên bản nhắc nhở, răn đe đối với sinh viên N.M.Đ, đồng thời, trao đổi với nhà trường, để tăng cường công tác quản lý sinh viên trong thời gian tới".
Công luận không đồng tình, khi cho rằng, việc làm của Công an Hà Nội chỉ làm xấu thêm hình ảnh một xã hội, vốn đã mang danh là xã hội "Công an trị". Nếu tìm hiểu sẽ thấy, trên mạng xã hội Facebook của người Việt, tồn tại hàng chục Fanpage của các hội, nhóm, có tên giống với tên của Rạp xiếc Trung ương, hay Liên đoàn xiếc Việt Nam.
Hơn thế, nhiều ý kiến phản đối, và khẳng định, không một tổ chức hay cá nhân nào, kể cả cơ quan công an, có quyền truy vấn như tội phạm, đối với những người đóng góp từ thiện, với lý do họ chỉ đóng góp 10.000 đồng.
Tại sao, công an và các cơ quan bảo vệ, thực thi pháp luật, không thực thi chức trách của mình, trong việc giám sát xem các cơ quan Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc các cấp, sử dụng tiền cứu trợ ra sao, có tình trạng bớt xén, tham nhũng hay không ? Mà lại mất thời gian cho một chuyện vụn vặt, để mang tiếng xấu cho cả nhà nước và chế độ.
Khi đánh giá về chế độ hay xã hội công an trị ở Việt Nam hiện nay, dư luận trong nước cũng như quốc tế, đều có chung nhận định, rằng : Trong thể chế Công an trị ở Việt Nam, công an có đủ các quyền để sách nhiễu người dân. Đây chính là nạn kiêu binh, khi công an đứng trên cả luật pháp, khiến cho số đông dân chúng phải sợ hãi. Đây là một sản phẩm của bệnh kiêu ngạo Cộng sản, họ không muốn thua bất kể ai, nhất là thua dân.
Đây cũng là thứ công cụ chuyên chính của những người nhân danh Cộng sản, trong đó, công an – lực lượng nòng cốt, được phép sử dụng rất nhiều quyền lực, mà không bị ai phán xét.
Cho đến nay, lực lượng Công an Việt Nam đã trở thành kiêu binh, vượt ra khỏi sự kiểm soát của Đảng. Thậm chí, lực lượng này đã trở thành công cụ trấn áp ngay trong nội bộ Đảng, như đã thấy dưới thời Tổng bí thư Tô Lâm.
Trà My
Nguồn : Thoibao.de, 16/09/2024
****************************
Bão Yagi gây lũ bất thường, người dân thiếu áo phao khi lên thuyền cứu hộ
RFA, 17/09/2024
Vài ngày trước khi cơn bão Yagi hay còn được gọi là cơn bão số ba đổ vào các tỉnh miền Bắc Việt Nam, anh T. (người giấu tên đầy đủ vì lý do an toàn) đã nghe thông tin về bão lũ từ các phương tiện truyền thông và chuẩn bị để đón cơn bão được coi là mạnh nhất ở Biển Đông trong vòng một thập kỷ qua đổ vào Việt Nam hôm 7/9. Tuy nhiên anh không thể ngờ rằng mọi sự chuẩn bị của mình đều không đủ vì mưa quá nhiều, lũ quá lớn đã ồ ạt đổ vào Thành phố Thái Nguyên trong đêm ngày 9/9, cuốn trôi mọi thứ trên đường đi, và cuốn đi hai thành viên trong gia đình anh gồm một con nhỏ và người em vợ. Xác con trai năm tuổi của anh T. chỉ được các nhân viên cứu hộ tìm thấy vào đầu giờ chiều ngày hôm sau.
Bức ảnh chụp từ trên không này cho thấy cảnh nước lũ bao quanh các ngôi nhà ở tỉnh Thái Nguyên vào ngày 10 tháng 9 năm 2024, sau cơn bão Yagi đổ bộ vào miền bắc Việt Nam. AFP Photo
Nói với phóng viên RFA vào ngày 16/9/2024, khi vừa tổ chức lễ tang cho của cậu bé, bà H. (giấu tên về lý do an toàn), là bác của cháu nhỏ vừa thiệt mạng, cho biết :
"Hôm đó 9/9, thật ra mình cũng không biết chính xác là như thế nào, lúc đấy rất nhiều thuyền. Đấy là thuyền phao, có gắn máy xăng, chẳng biết mô tả như thế nào. Lúc đấy khoảng 11 giờ 30 sáng, mọi người ở trên mái, mực nước lên rất cao, nước lên đến tầng hai, tổng nhà là hai tầng có mái. Thuyền đón mọi người trước cửa nhà, chỉ quay thuyền một cái, thật ra không phải lật, quay vòng một cái là tất cả đã bị văng ra".
Bà H. cho biết, chiếc thuyền phao cứu hộ chở năm người gồm hai trẻ nhỏ, một phụ nữ là mợ của cháu bé, một lái thuyền và một lái phụ. Bà xác định thông tin theo báo Nhà nước đăng tải là có ba người đã bị văng ra khỏi chiếc thuyền gồm một phụ nữ và hai trẻ nhỏ nhưng chỉ có một em nhỏ được cứu sống ngay sau đó. Người phụ nữ là người mợ của em bé thiệt mạng cũng được vớt lên ngay sau đó và đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.
Bà H. cho biết tất cả những người trên thuyền đều không có áo phao :
"Không có ai trên thuyền có áo phao cả, tại thời điểm đấy rất là rối ren và lũ dâng cao, những người ủng hộ vào chưa có nhiều. Mình đính chính là thông tin đưa lên Báo Mới là hai mẹ con tự chèo thuyền là sai".
Báo trong nước hôm 10/9 đưa tin người mẹ và hai em nhỏ khi lũ lên cao đã tự chèo thuyền nhỏ từ khu dân cư ngập lụt ra bên ngoài, nhưng dòng nước chảy mạnh đã khiến chiếc thuyền lật úp.
Ngập bất thường
Cơn bão Yagi tràn vào Việt Nam đã gây lũ lớn và sạt lở đất ở nhiều tỉnh thành. Hàng loạt các nhà máy thủy điện phải mở cửa xả lũ do nước quá lớn cũng góp phần khiến nhiều vùng dân cư ngập nước.
Từ năm 2013 đến nay, trung bình mỗi năm thiệt hại hơn 23 ngàn tỷ đồng do bão. RFA.
Theo thống kê của Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến sáng ngày 17/9 bão Yagi đã làm 291 người chết và 38 người mất tích. Những tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất gồm Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Hòa Bình, Lạng Sơn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên và Thanh Hoá…
Bão Yagi cũng gây thiệt hại nặng nề về nông nghiệp cho Việt Nam với hơn 200.000 ha lúa và hơn 50.000 ha hoa màu bị ngập úng, gần ba triệu con gia súc và gia cầm bị chết, lũ cuốn trôi.
Ước tính thiệt hại về kinh tế do bão Yagi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra là 1,6 tỷ đô la.
Hai tỉnh có thiệt hại về người nhiều nhất gồm : Lào Cai với 150 người, Yên Bái với 54 người. Phần lớn những người chết và mất tích là do lũ và sạt lở đất do bão gây ra. Tỉnh Thái Nguyên có bốn người chết do lũ.
Trong các ngày 9 và 10/9, trên mạng xã hội ở Việt Nam tràn ngập các thông tin kêu cứu của người dân ở các vùng ngập nước ở phía Bắc, trong đó có thành phố Thái Nguyên. Anh T. chia sẻ :
"Mình không nghĩ là bão nó lớn như thế, mới đầu cũng nghĩ nó như mọi năm và chỉ ngập nước đến chân cầu thang. Năm nay ngập hết cả tầng một.
Ngập như thế là bất thường, không như mọi năm, mọi sự chuẩn bị của bọn em đều không tác dụng gì, mặc dù mình chuẩn bị gấp hai gấp ba lần năm ngoái, nhưng mực nước quá cao, mọi sự chuẩn bị đều thất bại".
Khi nước ngập lên cao, anh T. cho biết khu dân cư của anh gồm khoảng 30 hộ, gần như bị cô lập :
"Đường ngập, giao thông tắc nghẽn, chỉ có thuyền chuyên dụng của quân đội mới đi được, tổ của em bị cô lập, nước ngập từ 2,5m đến 3m ngoài đường".
Số người chết và mất tích do thiên tai qua các năm. RFA.
Trên mạng xã hội Facebook vào các ngày 9 và 10/9 có nhiều dòng trạng thái kêu cứu của người dân từ các vùng ngập ở Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên, trong đó bao gồm những kêu gọi thuyền và áo phao đến cứu cùng lương thực và nước uống. Có lời kêu cứu viết : "thiếu trầm trọng áo phao và cứu hộ SOS", "Cần gấp áo phao. Mọi người ai còn cho em xin".
Gia đình anh T. cũng ở trong tình huống tương tự khi thực phẩm mà họ chuẩn bị đã không đủ cho gia đình chống chọi với cơn bão và kéo theo là lũ :
"Thật ra cũng không có gì ăn chỉ có nước uống, bánh kẹo hoặc một số lương thực thực phẩm còn sót lại, nhưng cũng chỉ mất một hai ngày".
Bão Yagi đã gây mất điện diện rộng ở nhiều nơi tại miền Bắc bao gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên…
Bão mạnh, lũ lớn kéo theo mất điện, người dân gần như mất phương tiện liên lạc để kêu cứu.
"Bọn em ở trong này mất điện, mất cả thông tin, điện thoại thì có sóng nhưng hầu như không gọi được, không liên lạc được vì mất mạng. Cũng thấy chính quyền có hành động, tuy nhiên trong lúc hoạn nạn không thể nói là kịp thời, có thể do điều kiện nước lũ dâng cao chẳng hạn. Một hai ngày sau thì thấy chính quyền có đến thăm hỏi nhà cửa, cử người đến phụ đám tang" - anh T. chia sẻ.
Người dân có kinh nghiệm về bão
Theo số liệu của Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ năm 2013 đến nay, trung bình mỗi năm Việt Nam hứng chịu 10 đến 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Cũng trong khoảng thời gian này, trung bình mỗi năm có hơn 205 người chết, hơn 29 người mất tích do thiên tai, gây thiệt hại trung bình mỗi năm hơn 23 ngàn tỷ đồng.
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia Biến đổi Khí hậu – Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu, Đại Học Cần Thơ hôm 17/9 nhận định :
"Bão thường hay thay đổi, ví dụ như những cơn bão vào đầu mùa mưa bão thường đổ bộ vào khu vực phía Bắc nhiều hơn. Nhưng càng về cuối năm thì nó dịch chuyển xuống gần miền Trung và một phần ảnh hưởng miền Nam, nhưng ít… Chủ yếu là miền Trung và phía Bắc Trung phần".
Từ năm 2013 đến nay, trung bình mỗi năm Việt Nam hứng chịu 10 đến 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. RFA.
Những cơn bão lớn đổ vào Việt Nam trước bão Yagi có thể kể đến như bão Noru vào tháng 9/2022 với sức gió lên tới cấp 12-13 tương đương từ 118 đến 149 km/h, gây ảnh hưởng nặng nề đến các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam, đặc biệt là khu vực thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, và Thừa Thiên-Huế… Làm ít nhất 16 người thiệt mạng và mất tích, hàng ngàn ngôi nhà bị tốc mái và hư hỏng, nhiều khu vực bị ngập lụt…
Bão Molave đổ vào miền Trung (tháng 10/2020) làm khiến hơn 80 người chết và mất tích, gây thiệt hại khoảng 10 nghìn tỷ đồng.
Bão Hải Yến (11/2013), là một trong những cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận trên thế giới. Cơn bão này đổ bộ vào Philippines đầu tháng 11/2013, làm khoảng 6.300 người chết và hơn 1.000 người mất tích tại Philippines. Sau khi càn quét Philippines, bão Hải Yến đi vào Biển Đông với sức gió giật trên cấp 17. Cơn bão đã quét qua vùng biển các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình và đổ bộ vào Hải Phòng-Quảng Ninh của Việt Nam làm 18 người chết, hai người mất tích, 93 người bị thương.
Ông Liêu Thái ở Quảng Nam, người từng trải qua trận bão Hải Yến hồi năm 2013, kể với RFA :
"Lúc bão vào nó khủng khiếp lắm, anh cảm giác giống như nó có thể hất tung nhà mình bất kỳ giờ nào, mình nghe tiếng nhà mình rung chuyển. Khi bão đi ngang khiếp lắm, có thể chết bất kỳ giờ nào. Mình ở Quảng Nam cũng bị nặng, nhưng nhiều chỗ còn bị nặng hơn nhiều, nhà bị tốc mái hết".
Ông Liêu Thái cho rằng người miền Trung đã quen với bão và cũng đã có kinh nghiệm chống chọi với bão, nhưng việc trông chờ vào chính quyền lại là một vấn đề khác :
"Người miền Trung thì ai cũng trải qua ít nhất một chục cơn bão trong đời, nếu sống thọ nữa thì có lẽ phải vài chục cơn bão. Cho nên ai cũng có kinh nghiệm về bão. Lúc bão Hải Yến vào thì việc đầu tiên là mình phải tự chống bão, chứ đừng trông chờ vào chính quyền".
Ông Liêu Thái nói việc cảnh báo về bão lũ ở miền Trung được làm khá đầy đủ nhưng công tác hỗ trợ khi bão đi qua lại phụ thuộc vào từng địa phương.
Người miền Trung thì ai cũng trải qua ít nhất một chục cơn bão trong đời, nếu sống thọ nữa thì có lẽ phải vài chục cơn bão. Cho nên ai cũng có kinh nghiệm về bão. Lúc bão Hải Yến vào thì việc đầu tiên là mình phải tự chống bão, chứ đừng trông chờ vào chính quyền.
-Ông Liêu Thái
Điều này cũng được những người dân trong cơn bão Yagi chia sẻ với phóng viên RFA hôm 10/9.
Ông M (giấu tên vì lý do an toàn), nhà ở huyện Lục Yên, Yên Bái nói với RFA rằng ngày 9/9, mực nước lũ lên nhanh do mưa lớn, cộng với các đập thủy điện xả lũ khiến bà con trở tay không kịp. Nhiều xã ở tỉnh này đã hoàn toàn bị cô lập. Người dân không kịp sơ tán đã bị kẹt lại giữa biển nước :
"Lượng mưa rất là nhiều. Nó tạo nên lũ, kết hợp với một số thủy điện xả lũ. Tình hình căng lắm, chưa bao giờ tôi thấy lũ lớn như bây giờ. Nhiều xã ở trong huyện đã mất điện, mất internet, không kết nối được. Họ không kêu ra bên ngoài được".
Ông M cho rằng việc cứu nạn cho người dân của chính quyền địa phương ở tỉnh Yên Bái vô cùng lúng túng :
"Rất nhiều người kêu cứu nhưng chính quyền địa phương không có phương tiện. Tôi không hiểu kiểu gì luôn. Năng lực kém cỏi, không có chuyên môn, dự báo yếu kém và tệ hại về mọi mặt mới dẫn tới tình trạng nguy cấp như bây giờ".
Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng Việt Nam gặp những khó khăn nhất định trong những năm gần đây do diễn biến bão trở nên phức tạp.
"Việt Nam là vùng thường xuyên bị lụt bão nên có cả một hệ thống đối phó với bão. Có cả ban chỉ đạo phòng chống lụt bão từ Trung ương đến địa phương, hằng năm vẫn diễn tập đối phó. Tuy nhiên những năm gần đây diễn biến bão có vẻ như càng ngày càng mạnh hơn, khắc nghiệt hơn. Nó một phần do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự gia tăng của thiên tai cực đoan, nên không phải lúc nào cũng có đầy đủ dự báo đối phó".
Bão số ba đã đi qua, lũ cũng rút dần trên các con sông và người dân đang sửa chữa nhà cửa, cố gắng quay lại với công việc bình thường trước bão, trong khi công việc cứu trợ tại nhiều địa phương vẫn tiếp tục. Tại một số vùng núi có sạt lở đất và lũ quét, việc tìm kiếm người mất tích vẫn đang được tiến hành.
Tại gia đình của anh T. sau lễ tang của hai người bị chết trong lũ, mọi việc cũng đang dần trở lại bình thường khi nước rút. Anh không muốn nói nhiều về những gì đã qua. Còn bà H. chỉ muốn đính chính điều mà báo chí Nhà nước đăng rằng những người trong gia đình bà đã tự tìm cách bơi thuyền.
"Ở thành phố Thái Nguyên thì làm gì có thuyền để tự chèo lái. Đâu phải vùng sông nước mà có sẵn thuyền tự chế như một số báo chí đưa tin… Mà đó là thuyền cứu hộ vào, nhưng lúc đó tỉnh Thái Nguyên tình hình lộn xộn, áo phao không đủ cung cấp, nên khi cháu lên thuyền không có áo phao".
Nguồn : RFA, 17/09/2024
******************************
Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với cơn bão mới ngay sau bão Yagi
RFA, 17/09/2024
Một vùng áp thấp nhiệt đới đang đi vào vùng biển phía Đông và Bắc Biển Đông và có thể sẽ sớm mạnh lên thành bão, ảnh hưởng đến Việt Nam trong những ngày tới trong khi các tỉnh miền Bắc Việt Nam vẫn đang cố gắng khắc phục hậu quả của bão Yagi vừa qua.
Nhân viên cứu hộ đang đào bới khu vực Làng Nủ để tìm nạn nhân trận lũ quét hôm 12/9/2024 - AFP
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Việt Nam cho biết, cơn bão có thể hình thành trong vòng 24 đến 48 giờ tới với cường độ cấp 8 - 9, giật cấp 10 - 11
Các vùng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng ở Việt Nam là từ Thanh Hóa đến Quảng Nam nhưng cũng có xác suất thấp hơn là bão sẽ di chuyển về phía Bắc và Bắc Trung bộ.
Kịch bản về bão được báo Nhà nước loan cho biết, có thể vào tối ngày 18/9 đến ngày 21/9, khu vực Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có một đợt mưa lớn diện rộng với lượng mưa phổ biến từ 100 - 300 mm, có nơi trên 500 mm.
Các tỉnh, thành của Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn khắc phục hậu quả của bão Yagi (còn gọi là cơn bão số ba) đổ vào Việt Nam hôm 7/9 vừa qua gây lũ lụt và sạt lở đất.
Theo báo cáo của Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến sáng ngày 17/9, bão Yagi, mưa lũ và sạt lở đất đã làm 329 người chết và mất tích (trong số này có 291 người chết và 38 người mất tích).
Hai tỉnh có thiệt hại về người nhiều nhất gồm : Lào Cai với 150 người, Yên Bái với 54 người. Phần lớn những người chết và mất tích là do lũ và sạt lở đất do bão gây ra.
Hiện tại công tác cứu hộ tìm người mất tích do lũ và sạt lở đất vẫn đang được tiến hành.
Bão Yagi cũng gây thiệt hại nặng nề về nông nghiệp cho Việt Nam với hơn 200.000 ha lúa và hơn 50.000 ha hoa màu bị ngập úng, gần ba triệu con gia súc và gia cầm bị chết, lũ cuốn trôi.
Ước tính thiệt hại về kinh tế do bão Yagi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra là 1,6 tỷ đô la. Tăng trưởng GDP của Việt Nam theo dự báo sẽ giảm mất 0,15% trong năm nay so với con số dự báo được đưa ra trước đó là 7%.
Nguồn : RFA, 17/09/2024