Chỉ thị 24-CT/TW : Hà Nội quyết tâm triệt hạ tiếng nói bất đồng trong nước (BBC, RFA, RFI, VOA)

 Thấy gì từ tài liệu mật bị rò rỉ của Bộ Chính trị Việt Nam về ‘đảm bảo an ninh quốc gia’

BBC, 01/03/2024

Một chỉ thị mật của Bộ Chính trị về "an ninh quốc gia" trong bối cảnh hội nhập quốc tế vừa bị rò rỉ đang gây ra những ý kiến khác nhau trong giới quan sát về khả năng Đảng cộng sản Việt Nam gia tăng đàn áp các cá nhân, tổ chức và hoạt động được cho là gây nguy hiểm cho sự toàn trị của đảng này.


Các Ủy viên Bộ Chính trị : Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai ; Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an ; Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh và Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đồng chủ trì Hội nghị.

Chỉ thị 24-CT/TW (viết tắt CT24) của Bộ Chính trị ban hành ngày 13/7/2023 về "Bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng", đóng dấu "Mật", vừa được Dự án 88 (Project 88, một tổ chức phi chính phủ quốc tế về vận động nhân quyền cho Việt Nam) tiết lộ, cho thấy văn bản này được ký chỉ hai tháng trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nâng cấp quan hệ với Hà Nội lên đối tác chiến lược toàn diện.

BBC News tiếng Việt đã liên hệ với một số nguồn tin trong nước để xác minh tính xác thực của CT24. Chúng tôi nhận được câu trả lời từ một số cán bộ đang làm việc tại các cơ quan cấp bộ trong lĩnh vực văn hóa, thông tin rằng họ được phổ biến nội dung chỉ thị, nhưng không trực tiếp tiếp cận văn bản.

Có tổng cộng 9 nội dung được đưa ra trong CT24 để các cấp ủy đảng thực hiện, trong đó đáng chú ý là :

1. Về xuất cảnh : Quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên, công dân Việt Nam ra nước ngoài công tác, học tập, trao đổi, tham quan, du lịch.

2. Về dân chủ : Không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước.

3. Về tuân thủ thỏa thuận quốc tế về quyền người lao động : Không để thành lập tổ chức của người lao động dưới hình thức dân tộc, tôn giáo ; Rà soát, xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với các tổ chức của người lao động thành lập và hoạt động không đúng pháp luật.

4. Về hợp tác quốc tế : Đề cao cảnh giác, phòng ngừa các mối đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia như : "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", nhất là trong xây dựng chính sách, pháp luật, làm suy yếu chế độ ta từ gốc, từ bên trong, đe dọa lợi ích quốc gia, dân tộc, sự tồn vong của chế độ ; phai nhạt bản sắc văn hóa dẫn đến suy giảm sức mạnh quốc gia ; mơ hồ, mất cảnh giác khi tham gia các sáng kiến, chiến lược của các nước lớn ; để nước ngoài đầu tư "núp bóng", thâu tóm thị trường, doanh nghiệp trong nước, chiếm lĩnh một số lĩnh vực kinh tế trọng yếu, vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế và ổn định chính trị ; lợi dụng các định chế, cam kết quốc tế Việt Nam tham gia, ký kết để vận động, hình thành tổ chức chính trị đối lập, thúc đẩy "cách mạng màu", "cách mạng đường phố".

5. Về tài trợ quốc tế cho Việt Nam : Tăng cường quản lý việc tiếp nhận viện trợ từ nước ngoài, nhất là các dự án liên quan đến xây dựng chính sách, pháp luật ; không tiếp nhận tài trợ nước ngoài đối với các dự án xây dựng pháp luật có nội dung phức tạp, nhạy cảm và hạn chế tối đa đối với các trường hợp khác.

6. Về tự do ngôn luận : Phát huy vai trò của báo chí, truyền thông trong đấu tranh với các trào lưu của chủ nghĩa dân túy, bất tuân dân sự, quan điểm sai trái, chống phá của các thế lực thù địch, hành vi cổ xúy cho văn hóa ngoại lai...

7. Về quyền hội họp : Đấu tranh có hiệu quả với mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thủ địch, phản động, đối tượng chống đối chính trị, các loại tội phạm, nhất là hoạt động cài cắm nội gián, kích động biều tình, bạo loạn…

8. Về kinh tế, xã hội, văn hóa và đối ngoại : Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh và giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại.

9. Về giám sát : Quan tâm xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vững chắc, nhất là tại các cộng đồng dân cư, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, nơi tập trung đông người lao động.

Một làn sóng đàn áp mới ?

Dự án 88, tổ chức đầu tiên công bố CT24 và báo cáo phân tích do Ben Swanton và Michael Altman-Lupu thực hiện, chỉ rằng văn bản này "là một cuộc tấn công toàn diện vào quyền lợi của 100 triệu công dân Việt Nam" thông qua nỗ lực "chấm dứt các ảnh hưởng của nước ngoài vào việc ra chính sách ; ngăn chặn việc các tổ chức nước ngoài và Việt Nam tăng cường sử dụng hợp tác quốc tế như một phương tiện để thúc đẩy xã hội dân sự và các nhóm chính trị đối lập trong nước".

"Về bản chất, chính sách này nhằm mục đích củng cố chế độ độc đảng… Trong nhiều năm, Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu luôn cho rằng tăng cường mối quan hệ với Việt Nam sẽ giúp thúc đẩy nhân quyền của nước này. Nhưng CT24 đã đặt dấu chấm hết cho quan điểm này", Dự án 88 cho hay.

Dự án 88 chỉ ra rằng với CT24, Đảng cộng sản Việt Nam đã chính thức hóa việc vi phạm luật quốc tế và vi phạm Hiến pháp Việt Nam.

Cụ thể, Việt Nam đã viện dẫn "an ninh quốc gia" để biện minh cho việc cấm người dân hội họp, lập nhóm, biểu tình, cấm xuất nhập cảnh, ngăn chặn tài trợ quốc tế cho các dự án của các tổ chức xã hội dân sự.

Trong khi đó, luật pháp quốc tế chỉ cho phép các nhà nước hạn chế nhân quyền trong một số tình huống rất giới hạn. Theo Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam phê chuẩn năm 1982, chính phủ có thể hạn chế quyền biểu đạt, lập hội và hội họp ôn hòa để bảo vệ an ninh quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam không thể viện dẫn an ninh quốc gia chung chung để biện minh cho bất cứ sự hạn chế nhân quyền nào, theo Dự án 88.

Luật pháp quốc tế giới hạn rất ngặt nghèo khái niệm an ninh quốc gia, đó là nhà nước chỉ có thể hạn chế quyền biểu đạt, lập hội và hội họp ôn hòa chỉ khi để "bảo vệ sự tồn vong của quốc gia hoặc sự toàn vẹn của lãnh thổ hoặc sự độc lập về chính trị trước vũ lực hoặc đe dọa vũ lực".

Theo luật pháp quốc tế, bảo vệ một ý thức hệ nào đó, hoặc một đảng chính trị nào đó, không được coi là bảo vệ an ninh quốc gia, Dự án 88 nêu rõ.

Việc Việt Nam kiểm soát tài trợ nước ngoài cho hoạt động dân sự bằng nhiều rào cản là "đáng lo ngại" theo luật quốc tế. Do đây là nguồn cơ bản, thiết yếu để các tổ chức này hoạt động, giám sát chính phủ và thực hiện các chiến dịch vận động… - nhằm thúc đẩy một Việt Nam phát triển lành mạnh, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Không những thế, Việt Nam còn "hai mặt" khi một mặt cho hay sẽ phê chuẩn Công ước 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nhưng trong CT24 lại đề cập việc chỉ "thí điểm" thành lập một số công đoàn trong các doanh nghiệp, bên cạnh đó tiếp tục xây dựng Công đoàn Việt Nam - tổ chức công đoàn cấp quốc gia duy nhất tồn tại ở nước này – "vững mạnh".

Trong khi Hiến pháp 2013 nêu rõ ràng các tổ chức và thành viên Đảng cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp, thì việc CT24 được xếp dạng "mật" cho thấy không ai bên ngoài tầng lớp lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam được tiếp cận văn bản này. Như vậy, Đảng cộng sản Việt Nam đã vi phạm Điều 4 Hiến pháp vốn đảm bảo người dân được giám sát các quyết định của đảng.

CT24 cũng vi phạm Điều 25 Hiến pháp vốn đảm bảo công dân có quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin.

Vi phạm điều 5 Hiến pháp về đảm bảo các nhóm người dân tộc thiểu số được giữ gìn bản sắc và văn hóa truyền thống của họ khi thúc đẩy xây dựng một hệ giá trị gia đình Việt, nhằm "đồng hóa" 53 nhóm dân tộc thiểu số của Việt Nam.

Theo phân tích của Dự án 88, nếu được thực hiện, chỉ thị này sẽ dẫn đến vi phạm có hệ thống và nghiêm trọng nhân quyền, bao gồm quyền nhóm họp, tự do ngôn luận, tự do báo chí, và tự do đi lại, giết chết các tổ chức xã hội dân sự.

"Việc Đảng cộng sản Việt Nam lo sợ sự can thiệp của nước ngoài đã được biết đến từ lâu. Những tuyên bố và hành động trước đây của đảng cho thấy phần lớn sự đàn áp của chính phủ đối với xã hội dân sự đều xuất phát từ mối lo ngại này. Ví dụ, vào năm 2016, ban lãnh đạo đảng đã thông qua Nghị quyết 04-NQ/TW, thể hiện thái độ thù địch với chính khái niệm xã hội dân sự.

Tuy nhiên, điểm mới của CT24 là thay vì chỉ bày tỏ những lo ngại, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã vạch ra một kế hoạch hành động toàn diện để giải quyết chúng bằng cách vi phạm quyền của công dân nước này", báo cáo của Dự án 88 nêu.

‘Ám ảnh sâu sắc’ của các lãnh đạo Việt Nam

Giáo sư Carl Thayer, người có kinh nghiệm hơn 40 năm nghiên cứu về chính trị, xã hội Việt Nam, nhận định CT24 cho thấy "các nhà lãnh đạo Việt Nam bị ám ảnh sâu sắc bởi việc kiểm soát toàn diện mọi khía cạnh trong quá trình 'chủ động và tích cực hội nhập' của Việt Nam với nền kinh tế toàn cầu".

"Họ dường như coi bất kỳ sự tương tác kinh tế, chính trị và xã hội nào với các quốc gia, tổ chức và cá nhân nước ngoài đều có khả năng thách thức tính hợp pháp của nhà nước độc đảng và nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Phản ứng của họ là tăng cường giám sát, quản lý và đàn áp tất cả những hoạt động mà họ cho là đi ngược lại lợi ích của Đảng cộng sản Việt Nam", Giáo sư Carl Thayer nói với BBC News tiếng Việt.

Tuy nhiên, ông Carl Thayer cho rằng chỉ thị này "không báo hiệu một làn sóng đàn áp mới đối với các nhà hoạt động xã hội dân sự và dân chủ mà chỉ là 'hoạt động bình thường', tức là tiếp tục đàn áp bất kỳ hoạt động độc lập nào của các nhóm vận động, xã hội dân sự và các nhà hoạt động dân chủ thách thức quyền lực tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam".

Vậy tại sao Bộ Chính trị Việt Nam lại cho soạn thảo và phổ biến cho các cấp ủy đảng cộng sản Việt Nam chỉ thị này vào thời điểm tháng 7/2023 ?

Theo phân tích của Giáo sư Carl Thayer, Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam tháng 1/2021 đã đặt ra mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, thuộc nhóm thu nhập cao, vào năm 2030-2040.

Năm 2023, Việt Nam đã bước vào giai đoạn giữa của hai kỳ đại hội đảng toàn quốc. Nền kinh tế trong nước khi đó đang vật lộn với Covid và lệnh đóng cửa biên giới của Trung Quốc.

Các lãnh đạo Việt Nam khi đó đã quyết định rằng một bước đột phá trong quan hệ với Mỹ và các cường quốc kinh tế khác là "cần thiết" để đạt được mục tiêu đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc 13.

Điều đó dẫn đến việc nâng cấp quan hệ với Mỹ và tiếp theo là một số cường quốc khác.

"Điều đáng chú ý là thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ được ký bởi Tổng bí thư Trọng chứ không phải Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. CT24 được ban hành bởi bà Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam.

"CT24 là phản ứng của Đảng cộng sản Việt Nam đối với các quan chức đảng và chính phủ phản đối hoặc dè dặt trong việc nâng cấp quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ và các nền kinh tế lớn khác lên tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Tóm lại, quyền lực của Tổng bí thư được viện dẫn để đảm bảo rằng việc nâng cao quan hệ với Hoa Kỳ sẽ không làm suy yếu chế độ độc đảng và nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam", ông Thayer nói.

Phản biện ý kiến này, ông Ben Swanton từ Dự án 88 nói : "Các nhà phân tích cho rằng CT24 không đại diện cho một làn sóng đàn áp mới là do họ đã bỏ lỡ những diễn biến gần đây, bao gồm việc chính phủ hình sự hóa các hoạt động chính sách, buộc phải đóng cửa các tổ chức phi lợi nhuận và những hạn chế cực đoan đối với nguồn tài trợ nước ngoài và việc tổ chức các hội thảo, hội nghị quốc tế".

Ông Swanton ám chỉ việc ít nhất 6 nhà hoạt động môi trường đã bị chính phủ Việt Nam bắt giữ và bỏ tù trong hai năm qua, gây xôn xao dư luận quốc tế.

Đây là lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự - những người lẽ ra đã đóng vai trò giám sát độc lập quá trình Việt Nam loại bỏ điện than, chuyển sang năng lượng sạch trị giá hơn 15 tỷ USD tài trợ từ khối G7 và Liên Hiệp Châu Âu.

Nguồn : VOA, 01/03/2024

******************************

Việt Nam : Đảng ra chỉ thị siết chặt kiểm soát xã hội trước khi nâng cấp quan hệ với Mỹ

Trọng Thành, RFI, 01/03/2024

Ít tuần trước khi Việt Nam nâng quan hệ với Hoa Kỳ lên hàng Đối tác Chiến lược Toàn diện, tức quan hệ đối tác cao nhất, ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã ra chỉ thị siết chặt kiểm soát xã hội, coi "mọi hình thức hợp tác quốc tế và thương mại là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia". Đó là Chỉ thị số 24 ngày 13/07/2023, của Bộ Chính Trị Đảng cộng sản Việt Nam, lưu hành nội bộ. 


                           Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, chủ trì Lễ đón Tổng thống Joe Biden ngày 10/09/2023

Tổ chức bảo vệ nhân quyền Project88 trong bản báo cáo được công bố hôm nay, 01/03/2024 cho biết thông tin này.

Chỉ thị số 24 Đảng cộng sản Việt Nam, nhấn mạnh "bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và một số nội dung về công tác bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương".

Từ nhiều tháng qua, báo chí trong nước đưa tin các cấp chính quyền Đảng kêu gọi "quán triệt" nội dung chỉ thị này.

Theo nội dung Chỉ thị 24, do thường trực Ban Bí Thư Trương Thị Mai ký, Bộ Chính Trị Đảng cộng sản Việt Nam đã yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp chỉ đạo thực thi các mục tiêu như ngăn chặn việc hình thành "các tổ chức chính trị độc lập trong nước", ngăn chặn xu thế "tự diễn biến, tự chuyển hóa", giám sát chặt chẽ việc thành lập các tổ chức công đoàn khi Việt Nam tham gia Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế…

Project88 lên án chỉ thị 24 là "hành động tấn công có hệ thống nhắm vào các quyền Hiếnđịnh và nhân quyền của 100 triệu người dân Việt Nam", "khi ban hành chỉ thị này, các nhà lãnh đạo không được người dân bầu chọn nói rõ rằng Việt Nam sẽ không thỏa hiệp về nhân quyền, ngay cả khi hội nhập sâu rộng vào cộng đồng quốc tế". Nếu được thực hiện như dự định, chỉ thị này sẽ dẫn đến những vi phạm nhân quyền trên diện rộng, "bao gồm những hạn chế bất hợp pháp đối với quyền tự do hội họp, lập hội, tự do ngôn luận, tự do truyền thông cũng như quyền tự do đi lại".

Theo AFP, với báo cáo nói trên, tổ chức bảo vệ nhân quyền Project88 đã tố cáo "cách hành xử hai mặt của chế độ cộng sản Việt Nam, một mặt bịt miệng mọi tiếng nói bất đồng, mặt khác tự khẳng định như một đối tác đáng tin cậy trên trường quốc tế". Ông Michael Altman-Lupu, nhà nghiên cứu của Project88, cho biết : "Kể từ năm 2016, chúng tôi đã chứng kiến ​​mt cuđàáp tàn bo nhm vào các nhà hođộng, nhà bđồng chính kiế​​và xã hi dân s din ra gia ban ngày, mà không hiu rõ ai hođiu gì đang thúđẩy vic này", "chỉ thị 24 đã xóa tan mọi mơ hồ về vấn đề này, cho thấy rõ vai trò của lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng và những người thân cận trong Bộ Chính Trị".

Nhật báo Le Monde của Pháp hôm nay trích dẫn chuyên gia Úc Carl Thayer nhận định chỉ thị nói trên không cho thấy "một làn sóng đàn áp mới nhắm vào xã hội dân sự và các nhà hoạt động dân chủ", mà về cơ bản là nỗ lực "duy trì nguyên trạng, có nghĩa là tiếp tục các đàn áp cùng lúc với việc gia tăng hội nhập quốc tế". Theo ông Thayer, chỉ thị này có thể coi như "một cách trả lời của ban lãnh đạo Đảng đối với những ý kiến trong nội bộ chống lại hoặc không thực sự ủng hộ việc nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ".

Trọng Thành

****************************

Dự án 88 : Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam rò rỉ Chỉ thị mật "tuyên chiến chống nhân quyền"

RFA, 01/03/2024

Chỉ hai tháng trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam nâng cấp quan hệ ngoại giao lên mức Đối tác chiến lược toàn diện, Bộ Chính trị Đảng cộng sản ra văn bản đóng dấu "Mật" chính thức tuyên bố cuộc chiến chống lại dân chủ và nhân quyền, theo tổ chức Dự án 88 (Project 88).


                                                           Trang bìa của báo cáo ngày 1/3/2024 của Dự án 88 - Dự án 88

Tổ chức chuyên vận động nhân quyền cho Việt Nam ngày 01/3 công bố báo cáo với tựa đề "Vietnam’s leaders declare war on human rights as a matter of official policy" (tạm dịch Lãnh đạo Việt Nam tuyên chiến với nhân quyền như chính sách chính thức), phân tích về Chỉ thị 24.

Chỉ thị do Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam ban hành ngày 13/7/2023 về "bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng" trong đó cơ quan quyền lực nhất của đảng cầm quyền nêu bật những thách thức trong việc bảo vệ chế độ khi mở rộng bang giao quốc tế và yêu cầu toàn thể bộ máy thực hiện nhiều nhiệm vụ nhằm giữ vững thể chế.

Truyền thông Nhà nước có một số lần đề cập tới văn bản này như trong bài viết của trang web chính thức của Bộ Công an về hội nghị tổ chức ngày 21/12/2023 về quán triệt, triển khai Chỉ thị số 24-CT/TW, trong đó Ủy viên Bộ Chính trị Trương Thị Mai đề nghị quán triệt thực hiện nghiêm quan điểm "Bảo vệ an ninh kinh tế là bảo vệ an ninh quốc gia", "Giữ vững độc lập, tự chủ, an ninh, lợi ích quốc gia, thế chủ động chiến lược ; bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ"…

Dự án 88 trong báo cáo của mình cho rằng :

"Chỉ thị coi tất cả các hình thức thương mại và hợp tác quốc tế là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và đưa ra một kế hoạch đáng lo ngại nhằm đối phó với những mối đe dọa này bằng cách vi phạm một cách có hệ thống nhân quyền của 100 triệu công dân của đất nước, những người, do tính chất tuyệt mật của chỉ thị, hoàn toàn không biết nội dung của nó".

Theo nội dung bản sao của Chỉ thị 24 mà phóng viên RFA tiếp cận được nhưng không thể kiểm chứng tính xác thực, Bộ Chính trị yêu cầu nâng cao cảnh giác, phòng ngừa các mối đe doạ nghiêm trọng đến an ninh quốc gia như "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" nhất là trong xây dựng chính sách, pháp luật.

Chỉ thị cũng cảnh báo khả năng lợi dụng các định chế, cam kết quốc tế Việt Nam tham gia, ký kết để vận động, hình thành tổ chức chính trị đối lập, thúc đẩy "cách mạng màu" hoặc "cách mạng đường phố".

Dự án 88 cho rằng với văn bản này, các nhà lãnh đạo Việt Nam "có quan điểm trái chiều sâu sắc về quá trình hội nhập của đất nước với thế giới và đưa ra một cái nhìn hiếm hoi về tâm trí hoang tưởng của họ".

Trong email gửi cho Đài Á Châu Tự Do về Chỉ thị 24, giáo sư Carl Thayer, cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy chính phủ tiếp tục đàn áp xã hội dân sự và giới hoạt động dân chủ trong quá trình hội nhập quốc tế.

Chỉ thị được ban hành sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (29/3/2023) và thảo luận giữa Cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan với Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Việt Nam Lê Hoài Trung (29/6/2023) về nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên đối tác chiến lược toàn diện.

Ông cho rằng bằng văn bản này, ban lãnh đạo cao nhất của Việt Nam muốn trấn an những cá nhân bảo thủ trong Đảng khi mở rộng hội nhập quốc tế : 

"Chỉ thị 24 là phản ứng của Đảng cộng sản Việt Nam đối với các quan chức đảng và chính phủ - những người phản đối hoặc dè dặt trong việc nâng cấp quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ và các nền kinh tế lớn khác lên tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Quyền lực của Tổng bí thư được viện dẫn để đảm bảo rằng việc nâng cao quan hệ với Hoa Kỳ sẽ không làm suy yếu chế độ độc đảng và nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam".

Đàn áp tự do ngôn luận và hội họp

Chỉ thị 24 đặc biệt yêu cầu lực lượng công an và quân đội "Nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, phát hiện kịp thời, đấu tranh có hiệu quả với mọi âm mưu, hoạt động của các thể lực thù địch, phản động, đối tượng chống đối chính trị, các loại tội phạm, nhất là hoạt động cài cắm nội gián, kích động biểu tình, bạo loạn, xâm phạm lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân ; chủ động xây dựng phương án phòng ngừa, kiểm soát các tình huống phức tạp về an ninh, trật tự khi Việt Nam ban hành các quy định cụ thể thực hiện các cam kết quốc tế ; bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia trong mọi tình huống".

Chỉ thị cũng yêu cầu xử lý nghiêm hành vi lợi dụng hạ tầng thông tin liên lạc và mạng xã hội để "tuyên truyền sai sự thật nhằm phá hoại Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa" đồng thời nỗ lực "chống tin giả, đặc biệt trên không gian mạng" trong khi đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

Trong ngày 29/2, Công an thành phố Hà Nội bắt giữ nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, và cựu tù chính trị, nhà báo Nguyễn Vũ Bình, blogger của RFA. Cả hai dường như đều bị bắt vì các bài bình luận thời sự Việt Nam trên kênh Youtube từ nhiều năm trước.

Trước đó, từ giữa tháng 7/2023, an ninh Việt Nam cũng bắt giữ 15 nhà hoạt động và Facebooker, đa số bị bắt tạm giam để điều tra về cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" hoặc "lợi dụng quyền tự do dân chủ" vì đăng tải hoặc phát tán bài viết cổ suý dân chủ và nhân quyền và chống tham nhũng trên mạng xã hội.

Bình luận về đàn áp tự do ngôn luận trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân nói trong ngày 01/03 :

"Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn cho rằng có một thế lực thù địch rất lớn đang tìm cách tấn công hoặc lật đổ chính quyền hoặc làm suy giảm sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Do vậy, một mặt người ta sẽ vẫn tăng cường hợp tác với phương Tây nhưng mặt khác họ sẽ tìm ra các đối sách để chống lại (ảnh hưởng của) phương Tây, từ chuyện nguồn tài trợ đến các việc như thành lập các công đoàn rồi các vấn đề về xã hội dân sự hay là trực tiếp các cá nhân ở Việt Nam mà có liên quan đến yếu tố nước ngoài hoặc là hợp tác cùng với phương Tây như thế thì họ luôn luôn đề phòng và tìm cách bắt giữ".

Chỉ thị 24 yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc đi lại nước ngoài của công dân Việt Nam và ngăn chặn xã hội dân sự trong việc định hình chính sách của nhà nước và thành lập các nhóm đối lập chính trị.

Chỉ thị cũng xác định việc thành lập các công đoàn độc lập là một vấn đề an ninh quốc gia cần phải được giải quyết, quán triệt không để thành lập tổ chức của người lao động dưới hình thức dân tộc, tôn giáo.

Đáng chú ý, chỉ thị yêu cầu "tăng cường quản lý việc tiếp nhận tài trợ từ nước ngoài, nhất là các dự án liên quan đến xây dựng chính sách, pháp luật ; không tiếp nhận tài trợ nước ngoài đối với các dự án xây dựng pháp luật có nội dung phức tạp, nhạy cảm và hạn chế tối đa đối với các trường hợp khác".

Dự án 88 nói Chỉ thị 24 là một sự vi phạm nhân quyền trầm trọng và kêu gọi Hoa Kỳ cấm các ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam nhập cảnh, không cung cấp viện trợ quân sự và không bán vũ khí cho Việt Nam.

Tổ chức này cũng kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu (EU) không ưu đãi cho hàng hoá Việt Nam vì các vi phạm nhân quyền mang tính hệ thống của Hà Nội.

"Mặt nạ đã rớt. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đang nói rằng họ có ý định vi phạm nhân quyền như một vấn đề chính sách chính thức. Họ hiện đang trực tiếp dính líu đến sự lạm dụng của nhà nước và cần được cộng đồng quốc tế cô lập chứ không được đón nhận", ông Ben Swanton, Đồng giám đốc Dự án 88 cho biết trong báo cáo.

Nguồn : RFA, 01/03/2024

*****************************

Project88 t cáo Ch th 24 ca B Chính tr Vit Nam vi phm nhân quyn

VOA, 01/03/2024

Ch hai tháng trước khi Tng hng M Joe Biden nâng cp quan h ngoi giao vi Vit Nam vào tháng 9 năm 2023, các lãnh đo hàng đu ca Vit Nam đã ban hành mt ch th bí mt v an ninh quc gia, Project88 (D án 88) cho biết trong báo cáo công b hôm 1/3 và nói rng ch th này cho thy tâm trí hoang tưởng ca gii lãnh đo Vit Nam.


Báo cáo chung ca ba t chy ban Bo v các Nhà báo CPJ, Freedom House và Robert F. Kennedy Human Rights gđến Liên Hiệp Quốc trước cuc KiđiĐnh k Ph quát UPR 2024 v nhân quyđi vi Vit Nam...

Ch th s 24-CT/TW ngày 13/7/2023 ca B Chính tr v ‘đm bo vng chc an ninh quc gia trong bi cnh hi nhp quc tế toàn din, sâu rng xem mi hình thc hp tác quc tế và thương mi là mđe dđi vi an ninh quc gia và đưa ra kế hoch đi phó vi nhng mđe dy bng cách vi phm mt cách có h thng các quyn ca 100 triu người dân trong nước, theo Project88.

Báo cáo ca Project88 nócác lãnh đo Vit Nam tuyên chiến vi nhân quyn khi vch ra kế hoch nhm kim soát vic xut cnh ca công dân và quan chc chính ph, ngay c khi h ra nước ngoài du lch ; quy đnh cht ch vic tiếp nhn vin tr nước ngoài, đc biđi vi các d án liên quan đến hoch đnh chính sách ; t chi tài tr nước ngoài cho các d án phát trin chính sách và lut pháp ; ngăn chn vic thành lp các t chc lao đng trên cơ s sc tc hay tôn giáo ; ngăn chn vic hình thành các t chc chính tr đc lp trong nước ; và kim soát cht ch nhng phát biu trên mng.

Project88 nói Ch th 24 nhm lđ s kim soát dân ch đi vi chính sách công và kinh tếđng thi cng c chế đ đđng. Nếđược thc hin như d đnh, theo Project88, Ch th này s dđến vi phm nhân quyn có h thng và trên din rng, bao gm các hn chế trái phéđi vi vic hi hp, lp hi, ngôn lun, truyn thông và đi li.

Vn theo Project88, Ch th này cũng s dđến vi phm quyn tham gia vào các vđ công cng và quyn ca người lao đng được thành lp các công đoàn và hip hđc lp.

Ông Ben Swanton, Đng giáđc Project88, được trích dn trong báo cáo nói rng : "Đây là li cnh tnh cho các doanh nghiđang có ý đnh chuyn chui cung ng sang Vit Nam".

Ch th 24 đượđưa ra trong bi cnh Vit Nam đàáp mnh tay các nhà hođng, gii bđng chính kiến và xã hi dân s, mt chiến dch bđu t khi Tổng bí thư Nguyn Phú Trng lên nm quyn vào năm 2016, Project88 nêu rõ.

Project88 nhn xét dưới chiến dch đàáp này, rt nhiu nhà hođng nhân quyn và bđng chính kiếđã b b tù hoc b đàđi lưu vong, nhng ai lên tiến bđng v chính sách b hình s hóa, các hn chế cđoan đi vi vin tr nước ngoàđã được ban hành, các hi nhà báo hay các t chc chng tham nhũng đc lp hođng trong nước b đóng ca.

Project88 kêu gi các chính ph phi hiu rõ rng quá trình hi nhp quc tế ca Vit Nam, khi thc hin Ch th 24, s đi kèm vi tình trng vi phm nhân quyn ngày mt gia tăng.

Project88 kêu gi Tng thng M Joe Biden cm ca các thành viên B Chính tr Vit Nam cho đến khi nào Ch th 24 được bãi b và ch có cung cp vin tr quân s hoc bán vũ khí thương mi cho Vit Nam.

Ngoài ra, Project88 cũng thúc giy ban ChâÂu rút li quyn tiếp cưđãi vào th trường ChâÂđi vi Vit Nam do vi phm nhân quyn và quyn lao đng mt cách có h thng.

Bên cnh đó, Project88 thúđÚc và Canada, hai nước hiđang đàm phán quan h đi tác chiến lược vi Vit Nam, ch nâng cp quan h ngoi giao vi Hà Ni cho đến khi nào Ch th 24 được bãi b và Đng cộng sản Vit Nam thc hin các ci cách v nhân quyn.

Vit Nam lâu nay bác b các cáo buc vi phm nhân quyn và nói rng ch x lý nhng ai vi phm pháp lut.

Project88 là mt t chc chuyên c súy cho nhân quyn và t do ngôn lun ti Vit Nam, được thành lp vào tháng 11 năm 2012 ly tên t điu 88 ca B lut Hình s Vit Nam năm 1999 mà Hà Ni thường áp dng đi vi các hođng ôn hòa chng li chế đĐiu 88, nay là điu 117 ca B lut Hình s 2015, quy đnh ttuyên truyn chng nhà nước vi mán tù t ba đến hai mươi năm tù. Con s 88 th hin trong logo ca Project88 là hai chiếc còng tay.

(Ngun Project88)

*****************************

Quốc tế ít chú ý đến nhân quyền Việt Nam, dù liên tục bị xếp hạng "không có tự do"

RFA, 29/02/2024

Tình hình tự do, dân chủ ở Việt Nam ít được quốc tế chú ý đến trong bối cảnh thế giới có quá nhiều biến động như bầu cử, chiến tranh… Điều đó có thể dẫn đến tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ngày một tệ hơn.


                                             Việt Nam bị xếp vào nhóm "không có tự do" với 19/100 điểm. Freedom House

Liên tục vào nhóm "Không có tự do"

Freedom House tiếp tục xếp Việt Nam vào nhóm "không có tự do", cả về quyền chính trị lẫn các quyền tự do dân sự. Tổng điểm số về tự do của đất nước hình chữ S này chỉ khiêm tốn ở mức 19/100, bằng điểm số từ năm 2021 cho đến năm 2023.

Báo cáo xếp hạng chỉ số Tự do toàn cầu  thường niên của Freedom House vừa được công bố vào sáng ngày 29/2/2024 (giờ miền Đông Hoa Kỳ). Năm nay, báo cáo này xem xét và chấm điểm tình trạng tự do và dân chủ của 195 quốc gia và 15 vùng lãnh thổ, đồng thời xếp các quốc gia này vào ba nhóm, gồm "tự do, bán tự do hoặc không có tự do".

Chỉ số tự do chính trị của Việt Nam năm 2024 là 4/40, trong khi chỉ số tự do dân sự là 15/60. Với 19/100 điểm, Việt Nam cùng với 74 quốc gia khác bị xếp vào nhóm "không có tự do".

Đánh giá về điểm số của Việt Nam trong năm nay, tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch BPSOS, một tổ chức chuyên vận động cho nhân quyền Việt Nam nhận định :

"Tình hình không có gì thay đổi cả. Có đôi chỗ có thay đổi một tí. Ví dụ như là minh bạch hơn trong lĩnh vực chống tham nhũng, nhưng đổi lại nó lại đi giật lùi trong chuyện một số nhà đấu tranh cho quyền công lý về môi sinh bị bắt bớ về tội trốn thuế… Thành ra Việt Nam bây giờ vẫn đứng như cũ, chỉ số tổng hợp vẫn là 19/100".

Chỉ số về Tự do Internet của Việt Nam cũng chỉ đạt 22/100, xếp loại "không có tự do" vì chính quyền có những hành vi ngăn chặn quyền truy cập Internet và hạn chế về nội dung của người dùng.

Nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam, luật sư Nguyễn Văn Đài cho rằng chính quyền bóp nghẹt mọi tiếng nói bảy tỏ quan điểm trên không gian mạng :

"Trong những năm vừa qua thì họ bắt hết những người sử dụng các trang mạng xã hội để bày tỏ quan điểm, chính kiến. Kể cả những người bức xúc do những chính sách sai lầm của chế độ, họ chỉ muốn bày tỏ bức xúc thôi nhưng cũng đã bị xử theo điều 331 rồi, thì đó là việc họ (chính quyền - PV) bóp nghẹt dư luận".

Báo cáo chi tiết  về tình hình tự do của từng quốc gia, trong đó có Việt Nam sẽ được Freedom House công bố vào tuần tới.

Không được quốc tế chú ý ?

Dù liên tục bị đứng vào nhóm chót bảng xếp hạng về chỉ số tự do trong nhiều năm liền, Việt Nam vẫn không phải là cái tên được chú ý trong báo cáo chung do Freedom House  công bố mới đây.  

Điều này, theo ông Thắng, là vì tình hình tự do, nhân quyền ở Việt Nam luôn luôn tệ hại, không có bất kỳ thay đổi nào để Freedom House có thể chú ý, làm nổi bậc trong báo cáo chung :

"Thường thường khi mà họ cập nhật thì họ chỉ ra những diễn tiến quan trọng trong năm trước. Bản báo cáo năm nay, do là tình hình nhân quyền trong năm 2023 không có gì thay đổi hết và nó bị xấu đến gần như là tột cùng rồi, không thể xấu hơn được nữa cho nên không có gì nhiều để làm nổi bật lên trong bảng báo cáo chung".

Theo quan điểm của luật sư Nguyễn Văn Đài, các tổ chức quốc tế thường sẽ ưu tiên chú ý đến những vấn đề nóng trên thế giới trong năm qua như cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine vào đầu năm 2022, rồi sau đó đến cuộc chiến của Israel với Hamas ở Trung Đông… Tuy nhiên, theo ông Đài, không được nhắc tới không có nghĩa là nhân quyền Việt Nam không đáng quan ngại :

"Có quá nhiều sự kiện mà các tổ chức quốc tế họ cần phải quan tâm, trong khi đó thì Việt Nam trong suốt nhiều năm đều như vậy, cho nên trong giai đoạn gần đây thì họ cũng bớt đi sự quan tâm phần nào đối với tình trạng nhân quyền Việt Nam. Điều đó cũng dẫn đến tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ngày một tệ hơn".

Báo cáo của Freedom House cũng cho thấy ở khu vực Đông Nam Á, có năm quốc gia nằm trong nhóm không có tự do, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Brunei. Chỉ số tự do của Việt Nam chỉ xếp trên quốc gia do quân đội lãnh đạo Myanmar với tám điểm.  

Năm quốc gia bán tự do ở khu vực này bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Thái Lan. Chỉ có một nước được xếp vào nhóm có tự do là Đông Timo với 72 điểm.

Ngoài ra, chỉ số tự do toàn cầu đã suy giảm năm thứ 18 liên tiếp vào năm 2023, khi các quyền chính trị và tự do dân sự bị suy giảm ở 52 quốc gia, chiếm 1/5 dân số thế giới. Sự sụt giảm vừa lan rộng vừa nghiêm trọng, làm lu mờ những cải thiện được quan sát thấy ở 21 quốc gia khác.  

Theo Freedom House, thao túng bầu cử, chiến tranh và tấn công vào chủ nghĩa đa nguyên - sự chung sống hòa bình của những người có tư tưởng chính trị, tôn giáo hoặc bản sắc dân tộc khác nhau - là những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái toàn cầu.  

Hiện nay, gần 38% người dân thế giới đang sống ở các quốc gia bị xếp hạng "không có tự do", 42% sống ở các quốc gia "bán tự do" và chỉ 20% dân số sống ở các quốc gia tự do.

Nguồn : RFA, 29/02/2024