Đại tướng Tô Lâm nên trở lại vạch xuất phát (Hoàng Trường)
Cuộc đua để giành chiếc ghế Tổng bí thư chưa thực sự bắt đầu, nhưng ‘vận động viên’ Tô Lâm dường như đã vượt lên phía trước, không chờ tiếng còi lệnh. Đại tướng – Bộ trưởng nên trở lại vạch xuất phát, cuộc đua mới công bằng…
Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm và ông Trần Văn Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, ngày 14/9/2023, tại Bắc Kinh. Hình minh họa. Photo Bo Cong an.
Ngày 17/2/2024, trên toàn cõi Việt Nam, kể cả dân lẫn lính, đặc biệt là các lực lượng vũ trang, chắc hẳn nhiều người không quên, đấy là ngày khởi đầu cho những tuần, những tháng ‘giỗ tập thể’.
Những ký ức tưởng niệm bi tráng của hàng vạn – hàng vạn dân thường và bộ đội bị bỏ mạng và hy sinh trong cuộc chiến tranh xâm lược đến từ bên kia biên giới phía Bắc, kéo dài từ năm 1979 đến năm 1989. Nhưng, cũng đúng tối hôm 17/2 ấy, tại Nhà hát Hồ Gươm giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, Đại tướng Công an Tô Lâm đã đích thân linh đình tổ chức một bữa đại tiệc âm nhạc chào xuân Giáp Thìn (1). Báo chí trong ngành cũng ‘bốc lên tận mây xanh’ bữa đại tiệc âm nhạc và cũng là ngày khởi đầu cho đại lễ ‘giỗ tập thể’ ấy là ‘tinh tế, sang trọng và đậm sắc xuân’ (1).
Tuy nhiên, hậu trường chính trị Ba Đình, nhiều người bình luận, bữa đại tiệc âm nhạc nói trên thực chất là ‘Lễ báo công’ của Đại tướng Tô Lâm, rằng ngài Bộ trưởng đã nỗ lực trong việc xóa bỏ vĩnh viễn ‘ký ức ngày 17/2’ trong nhân dân, nhất là trong tâm khảm bao thế hệ trẻ Việt Nam.
Theo giới quan sát, Đại tướng đã ghi điểm khá thành công với láng giềng phương Bắc, chuẩn bị cho cuộc đua lên vị trí cao hơn.
Về nội trị, chủ trương ‘bắt đến người cuối cùng’ trong hàng ngũ các nhà hoạt động xã hội vào các Năm Nhân quyền Việt Nam 2023 và 2024 này, cũng đang vượt chỉ tiêu.
Bức tranh nhân quyền của Hà Nội những năm qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Tô Lâm, ‘được’ đánh giá là rất ảm đạm. Các nhà hoạt động xã hội và hoạt động môi trường tiếp tục vào tù và chính quyền Hà Nội cũng gia tăng kiểm soát tự do ngôn luận trên không gian mạng (2). Freedom House tiếp tục xếp Việt Nam vào nhóm ‘không có tự do’, kể cả quyền tự do chính trị lẫn các quyền tự do dân sự. Tổng điểm số về tự do của đất nước hình chữ S này hết sức ‘khiêm tốn’, xếp ở mức 19/100, bằng điểm số từ năm 2021 cho đến năm 2023.Ngay cả chỉ số về Tự do Internet của Việt Nam cũng chỉ đạt 22/100, xếp loại ‘không có tự do’, vì chính quyền có những hành vi ngăn chặn quyền truy cập Internet và rất hạn chế về nội dung của người dùng (3)
Ngoài việc thẳng tay bắt bớ và đàn áp các nhà hoạt động xã hội và môi trường, sau Tết Giáp Thìn, Tô Lâm đã đẩy làn sóng khủng bố các nhà báo và trí thức lên một mức cao hơn, khiến cả xã hội như nghẹt thở. Đại tướng chắc chẳng bao giờ dừng lại một giây, chỉ một giây thôi để suy nghĩ điều Giáo sư Tương Lai nhắn nhủ : ‘Bắt bớ trí thức là tín hiệu xấu, buồn, đáng hổ thẹn và phải được chấm dứt !’ (4). Từ lâu, cả Mao Trạch Đông lẫn Lenin đều thể hiện sự coi thường trí thức (5) và thái độ ấy của các ‘tiên đế’ đều được Đảng cộng sản Việt Nam tuân thủ. Cho nên, để phản đối chính sách đàn áp trí thức, một số đảng viên có cương vị như Giáo sư Chu Hảo đã tuyên bố ra khỏi đảng. Hơn 80 học giả và các nhà nghiên cứu từ 10 quốc gia trên thế giới đã ký tên lên tiếng ủng hộ hành động của Giáo sư Chu Hảo. Các học giả này cho rằng những cáo buộc của chính phủ Việt Nam là ‘vô căn cứ và đáng lo ngại’ (6).Trong khi chuyên gia qu ốc tế khác nhận xét, nếu Việt Nam để cho người dân tự do hơn, quốc gia chỉ có thể mạnh lên (7). Nhưng liệu một Việt Nam mạnh lên thì có phù hợp với ý đồ của Trung Nam Hải ?
Trở lại các nguồn tin nội bộ không muốn tiết lộ danh tính, sau lần có tin tức về sức khỏe hồi trước Tết của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại tướng – Bộ trưởng bước đầu đã ‘ra quân’.
Sáng 10/1/2024, tại Hà Nội, Bộ trưởng Tô Lâm tiếp Thứ trưởng Công an Trung Quốc Trần Tư Nguyên – ông này là nhân vật số hai trong Bộ Công an Trung Quốc. Trong buổi tiếp, hai bên đã nêu rõ đây là chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo Bộ Công an sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình và đây cũng là đoàn đại biểu cấp cao nước ngoài đầu tiên mà Bộ Công an đón tiếp trong năm mới ; nhấn mạnh ‘hợp tác quốc phòng – an ninh thực chất hơn’ giữa hai nước (8). Thế còn các thành viên khác trong ‘Bộ Tứ’ thì sao ? Chưa có ai bỏ vạch xuất phát chạy trước một mình như Đại tướng Tô Lâm, nhưng cũng có một số biểu hiện ‘chộn rộn’ của việc tham gia thi đấu. Thủ tướng Phạm Minh Chính đang trong đoàn công tác của chính phủ, tiền hô hậu ủng. Nguồn tin khác, nói ông đi gặp ‘mấy anh em’ Nghệ An… có việc riêng.
Đến lượt ông Vương Đình Huệ là Chủ tịch Quốc hội, cùng ông Phạm Minh Chính là người phân bổ ngân sách, nhưng tại sao ông Huệ lại phàn nàn về trách nhiệm của Nhà nước đối với Y tế và Giáo dục như một người vô can ?
Ngày 20/2/2024, làm việc tại Bộ Y tế, với thần thái tự tin, phát biểu mạnh mẽ, Vương chủ tịch kêu gọi ‘đừng bao giờ bố trí Giáo dục, Y tế đá ở vị trí tiền đạo’. Ý ông Vương là phải làm thế nào để cho tinh thần xây dựng nền y học khoa học, dân tộc và đại chúng thấm đượm trong mọi chính sách, pháp luật và hoạt động thực tiễn của ngành, với mục tiêu cao cả là nâng cao sức khỏe… tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chứ không phải chỉ lo kiếm tiền, thu lợi nhuận.
Ngồi cạnh ông Huệ hôm ấy là Đại tướng Tô Lâm. Ông Tô Lâm và ông Vương đều biết rằng, kể cả trong mùa đại dịch, ngân sách dành cho Y tế cũng chỉ xấp xỉ 1/10 của ngành Công an. Thế thì lấy đâu ra tiền để thực thi các huấn thị nói trên ? (10)
Cuối cùng là sự xuất hiện của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ngày 23/2/2024, trong phát biểu dài hơn 3.500 chữ của Tổng bí thư Trọng tại Trụ sở Trung ương Đảng hầu như chỉ có hai thông tin thuộc loại mới ‘cứng’ : Đảng tổ chức Đại hội 14 vào tháng 1/2026 và tại đấy, Đảng sẽ sửa đổi Điều lệ (11).
Không hề có sự nhầm lẫn ! Với 3.500 chữ, Tổng bí thư ‘truyền chỉ’ hai nội dung cốt lõi : 23 tháng nữa Đảng mới khai hội và tại đấy, Đảng sẽ sửa đổi điều lệ. ‘Sự chốt hạ’ thời điểm Đại hội do Tổng bí thư công bố thực sự đã gây sốc đối với một số đồng chí, nhưng việc cam kết rồi đây sẽ ‘sửa đổi Đi