Tại sao Hà Nội lo sợ dư luận quan tâm đến vụ xử Bùi Tuấn Lâm ? (Nhiều tác giả)
Trong các vụ án chính trị, thì ba bên (công an, viện kiểm sát và tòa án) đều đã ngồi lại với nhau, bàn bạc và nhận chỉ thị từ "đảng" rồi mới đứng ra xét xử. Quá trình gọi là "xét xử" thực chất là thi hành một vở diễn và phải đảm bảo làm sao cho đúng kịch bản.
Khi luật sư bị đuổi khỏi phiên tòa
Lê Quốc Quân, VOA, 29/05/2023
Nhiều luật sư phải đi ra nước ngoài như Luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Trần Luật… nhiều luật sư bị tước giấy phép hành nghề như Lê Thị Công Nhân, Lê Công Định, Võ An Đôn, Lê Quốc Quân (là tôi), Trần Vũ Hải…
Công an Đà Nẵng bắt giam ông Bùi Tuấn Lâm ngày 7/9/2022. Photo Congan
Ngày 25/5, luật sư Ngô Anh Tuấn đã bị buộc phải rời khỏi phòng xử án trong khi đang bào chữa cho bị cáo Bùi Tuấn Lâm.
Chỉ cách đây một tháng, hai luật sư của cô giáo Lê Thị Dung là Vũ Quang Ninh và Hoàng Thị Phương cũng đã bị buộc rời khỏi phòng xử án trong một vụ việc gây tranh cãi.
Trước đó, luật sư Bùi Gia Nên, Nguyễn Duy Bình, Vũ Thị Nga, Trần Vũ Hải… đều đã từng bị tước quyền bào chữa, buộc phải rời khỏi phòng xử án, thậm chí có luật sư còn bị áp giải đến trụ sở công an.
Cá nhân tôi vào năm 2003 cũng đã trải qua tình huống đặc biệt. Đó là sau khi kết thúc bài bào chữa cho thân chủ của mình, tôi đã bị một thẩm phán ở tòa án quận Cầu Giấy ép vào một căn phòng cuối tòa án.
Ở đó đại diện cả ba cơ quan là tòa án, viện kiểm sát và công an đã ngồi sẵn, lên tiếng đe dọa khởi tố và bắt tôi ngay tại tòa nếu tôi không giao nộp các tài liệu, băng ghi âm và dụng cụ minh họa cho bài bào chữa của mình.
Ở Việt Nam, rất nhiều trường hợp luật sư không thể thực hành quyền bảo vệ thân chủ của mình vì bị chủ tọa phiên tòa "buộc" ra khỏi phòng xử án với nhiều lý do khác nhau. Vậy căn cứ pháp luật ở đây là gì ?
Tất cả nằm ở ‘thái độ’
Tôn trọng tòa là điều mà luật pháp ở bất cứ các quốc gia nào cũng đòi hỏi và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Việc yêu cầu cảnh sát tư pháp áp giải ra khỏi tòa những người vi phạm cũng là bình thường của tòa án trên khắp thế giới.
Khoản 2 Điều 256 Bộ luật Tố tụng hình sựquy định :"Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng HĐXX, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa".
Khoản 2 Điều 3 Quy chế tổ chức phiên tòa ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-Tòa án nhân dânTC của chánh án Tòa án nhân dân Tối cao cũng quy định :"Người vi phạm nội quy phòng xử án thì tùy từng trường hợp có thể bị chủ tọa phiên tòa buộc rời khỏi phòng xử án…"
Theo khoản 2 Điều 467 Bộ luật Tố tụng hình sự thì "Chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định buộc người vi phạm rời khỏi phòng xử án hoặc tạm giữ hành chính" nhưng hiện nay chưa có một hướng dẫn chi tiết là như thế nào là "vi phạm" và chủ tọa phiên tòa "ra quyết định đó" là bằng hình thức nào ?, lệnh mồm hay là bằng văn bản ?
Khái niệm "Tôn trọng Hội đồng xét xử" cũng là rất chung chung, đầy cảm tính và chưa có một văn bản pháp luật nào chi tiết hóa thế nào là "tôn trọng", thế nào là "khinh thường" quan tòa.
Đối với nhiều thẩm phán thì thái độ khúm núm, hoặc "nước mắt" sẽ là một thái độ tốt. Ngược lại nếu như "ngẩng cao đầu" và "tự tin" thì bị cho là có thái độ không tốt.
Khi luật sư tin tưởng là thân chủ của mình không có tội thì thường thẳng thắn và rất quyết liệt trong việc bảo vệ nhưng thái độ đó thường sẽ có một tác động tiêu cực.
Lẽ ra "quan tòa" ngồi ở giữa để "điều phối" và lắng nghe sự tranh tụng giữa đại diện viện kiểm sát và luật sư rồi sau đó ra phán quyết. Bên buộc tội và gỡ tội tranh luận càng nhiều, càng sâu thì càng tốt vì như vậy sự thật khách quan càng dễ dàng sáng tỏ. Đó cũng là yêu cầu của nguyên tắc xét xử tại tòa.
Thế nhưng quan tòa ở Việt Nam luôn đứng về phía viện kiểm sát vì họ cùng là "người nhà nước", người của "đảng", là "phe ta".
Lý do phổ biến nhất của việc đuổi luật sư ra khỏi phòng xử án thường là trong quá trình tranh tụng, đại diện Viện Kiểm sát "đuối lý" nên không tranh luận lại và luật sư thì lại tiếp tục "dí" đòi tranh luận. Quan tòa thấy vậy phải sử dụng quyền chủ tọa để "cứu bồ".
Trong các vụ án chính trị, thì ba bên (công an, viện kiểm sát và tòa án) đều đã ngồi lại với nhau, bàn bạc và nhận chỉ thị từ "đảng" rồi mới đứng ra xét xử. Quá trình gọi là "xét xử" thực chất là thi hành một vở diễn và phải đảm bảo làm sao cho đúng kịch bản.
Khi luật sự hỏi khó các "diễn viên" sợ vỡ trận thì quan tòa áp dụng biện pháp "bịt miệng" bằng cách liên tục ngắt lời. Nếu luật sư tiếp tục lên tiếng đòi hỏi phải tranh luận, thì "mời ra khỏi toà" là giải pháp hữu hiệu nhất nhưng đó cũng là dấu hiệu rõ ràng nhất của sự chưa trưởng thành trong văn hóa tranh tụng.
Hậu quả pháp lý của việc ‘đuổi luật sư’
Khi buộc luật sư rời khỏi phòng xử án chính là lúc quan tòa tước đi mất quyền được bào chữa của bị cáo, là làm mất đi một quyền Hiến định. Điều 31 Hiến pháp 2013 quy định"Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa".
Quyền được bào chữa cũng được quy định tại Điều 322 Bộ luật Tố tụng hình sự :"Bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên…".
Điều 26 Bộ luật Tố tụng hình sự cũng sự quy định "người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án…"
Khi đã đuổi luật sư ra rồi thì đương nhiên không còn có quyền bình đẳng nữa. Quyền bào chữa của bị cáo đã bị tước bỏ và do đó sự thật khách quan của vụ án khó lòng mà được sáng tỏ.
Theo tôi, việc tùy tiện cắt lời, buộc im lặng hoặc đuổi luật sư ra mà vẫn cứ tiến hành xét xử là vi phạm tố tụng. Lẽ ra khi thấy có dấu hiệu vi phạm thật sự thì chủ tọa phiên tòa phải nhắc nhở, sau đó ra quyết định xử lý vi phạm và dừng phiên tòa cho đến khi bị cáo có được luật sư khác tham gia.
Chúng ta phải thừa nhận rằng trong quá trình phát triển thì luật sư và các quan tòa cũng "đang phát triển" nên trình độ chưa đồng đều. Các thẩm phán luôn luôn có những hành xử khác nhau, ở những nơi khác nhau và tâm lý cũng rất thất thường.
Cho nên Hội đồng thẩm phán Tòa Án tối cao cần phải có một hướng dẫn để các chủ tọa không thể tuỳ tiện "đuổi" luật sư ra khỏi phòng xét xử. Hiện nay Bộ luật hình sự và Tố tụng hình sự đã có hiệu lực hơn bảy năm, thì một văn bản hướng dẫn như vậy từ Hội đồng thẩm phán tòa án tối cao là rất cần thiết.
Khi bị đuổi khỏi tòa, nhiều luật sư đã từng kiến nghị lên Liên Đoàn luật sư để nhờ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình nhưng hầu hết đều rơi vào quên lãng. Điều này cho thấy vai trò của Liên Đoàn luật sư cũng rất hình thức, nó là cơ quan đại diện được lập lên nhưng thực sự không hữu hiệu như một số luật sư đoàn ở các nước.
Cảm nghĩ về nghề luật sư
Do suốt một thời gian dài đất nước Việt Nam chỉ quan tâm đến "chuyên chế vô sản" mà không quan tâm đến "pháp luật" nên vai trò của luật sư trong xã hội là rất mờ nhạt.
Khi ti