Đấu đá nội bộ : Cái gì đang chờ đón hai thanh củi gộc ? (Nhiều tác giả)
Do không muốn cho người dân biết tất cả những đấu đá sau hậu trường, nên cho đến nay, nhiều người dân vẫn không hề biết, tội của ông Minh và ông Đam là gì, vẫn tỏ ra luyến tiếc cho sự ra đi của hai ông. Đó chính là lỗi của chính sách tuyên truyền có chủ đích và khiếm khuyết của nền báo chí không độc lập.
Những phi lý từ phiên họp bất thường ‘dính’ đến 2 Phó Thủ tướng Minh và Đam
Hải Lê, VOA, 01/01/2023
Đảng của ông Trọng và của mười mấy ông Ủy viên Bộ Chính trị không bao giờ có thể "vun đắp niềm tin" khi sự thật chưa được công bố. Mãi mãi sự bất công đối với người dân vẫn còn đấy.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh ghép từ Reuters.
Lịch sử còn ghi lại câu chuyện đau lòng của Việt tộc, một Ngoại trưởng tầm cỡ quốc tế như Nguyễn Cơ Thạch – thân phụ của Phạm Bình Minh – cũng từng bị Đảng cho về vườn từ trên đỉnh cao của quyền lực.
Những phi lý bắt nguồn từ "lắt léo" của thể chế độc tài – toàn trị, được hệ thống quyền lực "lưỡng đầu chế" bảo trợ, khiến cho người dân biết rất ít về các màn đấu đá sau hậu trường. Đấy cũng là mảnh đất mầu mỡ cho nền báo chí "bán khai" độc diễn. Đảng của ông Trọng và của mười mấy ông Ủy viên Bộ Chính trị không bao giờ có thể "vun đắp niềm tin" khi sự thật chưa được công bố. Mãi mãi sự bất công đối với người dân vẫn còn đấy.
Ngày cuối năm 30/12/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XIII đã bắt đầu họp phiên bất thường để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ. "Ban chấp hành trung ương đã quyết định 3 nội dung : 1) Ban chấp hành trung ương biểu quyết, thống nhất để các đồng chí sau thôi giữ chức vụ : Đồng chí Phạm Bình Minh thôi giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII ; Đồng chí Vũ Đức Đam thôi giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII. 2) Ban chấp hành trung ương cho ý kiến về 2 nhân sự để Bộ Chính trị quyết định giới thiệu Quốc hội khóa XV phê chuẩn chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026 theo quy định. 3) Ban chấp hành trung ương quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ đối với đồng chí Trần Đình Thành, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai".
Trên dưới đều "bị", giữa thì không ?
Soi đoạn trích từ "Thông cáo về hội nghị bất thường Ban chấp hành trung ương", có thể tạm rút ra một số nhận định.Thứ nhất, sự nghiệp của hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từ nay thế là chấm dứt !Thứ hai, cả hai Phó Thủ tướng về hưu là do bị "trên" ép, chứ hai ông không hề viết đơn xin từ chức như gợi ý trước đây của Lãnh đạo cấp cao.Thứ ba, sau khi cầm sổ hưu, số phận sau này của 2 Phó Thủ tướng còn tùy thuộc vào mối tương quan giữa "pro and con" thuộc 2 phe "bảo vệ" hay "truy sát" tiếp các ông. Căn cứ theo diễn ngôn của "Thông cáo", ông Minh và Ông Đam có thể sẽ không bị Bộ Chính trị thi hành kỷ luật, theo cách như ông Thành (ở Đồng Nai). Thông tin nội bộ cho biết, ông Minh nhất định không chịu viết đơn từ chức. Ông Minh lập luận, ông không hề "nhúng chàm" tham nhũng, ông chỉ nhận trách nhiệm liên đới về chính trị. Và ông cũng đề nghị với Ban bí thư cho lấy phiếu tín nhiệm trong cuộc họp Trung ương bất thường, vì ông tin rằng, đa số cá c Ủy viên Trung ương vẫn còn ủng hộ ông. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thì thúc thủ, ông này ngay từ đầu đã chấp nhận quyết định của Bộ Chính trị.
"Thông cáo" nói trên, tuy nhiên, cũng để lộ ra một số điều phi lý. Thứ nhất là, vụ Việt Á và chuyến bay "giải cứu" kéo dài gần cả năm nay. Dân trong nước còn biết ai là "trùm cuối" và ai là người đóng góp 80% cổ đông tại Công ty cổ phần của Phan Quốc Việt. Thế thì tại sao không thể chờ cho đến khi vụ án đưa ra xét xử giữa "thanh thiên bạch nhật" mới lấy các quyết định sau cùng, mà ngay từ bây giờ Đảng phải họp "bất thường" để giới thiệu nhân sự thay thế, Quốc hội phải họp "bất thường" để bấm nút thông qua các nhân vật Đảng giới thiệu ? Được biết, đây là lần thứ hai Trung ương khóa này họp "bất thường". Trong những ngày ở thăm Indonesia, dư luận tưởng rằng, phen này về nước, ông Sơn sẽ vào lò. Chưa có tiền lệ là thành viên chính phủ đang đi tháp tùng Nguyên thủ quốc gia mà phải nhận "hung tin" khi còn ở nước ngoài. Thế thì ăn làm sao, nói làm sao với sở tại ? Ngoại trưởng Sơn cảm thấy bị xúc phạm đã đành, mà b ản thân ông Chủ tịch Phúc cũng thấy khó xử với chủ nhà. Đến lượt mình, Nguyên thủ chủ nhà cũng cảm thấy "sai sai". Vì sao Việt Nam lại đối xử với phái đoàn của họ như thế khi đang thăm chính thức Indonesia ? Ấy vậy mà khi đoàn về nước thì Ngoại trưởng Sơn lại được Bộ Chính trị tha bổng. Vì "phê bình", theo "Điều lệ Đảng" thì chưa phải là thi hành kỷ luật, cho dù là "phê bình nghiêm khắc". Điều phi lý nằm ở chỗ, thế thì gây ra xì-căng-đan về ngoại giao ấy nhằm mục đích gì ? Vẫn chưa hết : Cấp trên của ông Sơn là Phạm Bình Minh bị ép về hưu, đấy rõ ràng là một hình thức kỷ luật. Toàn bộ dàn nhân sự bên dưới ông Sơn, từ Thứ trưởng, Cục trưởng đến nhiều chuyên viên trong BNG không chỉ bị kỷ luật mà lần lượt "xộ khám". Tức là trên dưới ông Sơn đều bị "dính" án, riêng ông ta ở giữa lại được tha bổng là sao ?
Hay việc tha bổng Bùi Thanh Sơn là để che dấu điều phi lý tiếp theo, tức "tất cả sẽ hòa cả làng".Trong 19 Ủy viên Bộ Chính trị, theo thông tin từ nội bộ được các trang mạng xã hội đăng tải, hiện nay đã có đến hàng tá đồng chí bị "nhúng chàm", kể cả ông Trưởng lò là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng nắm quyền lực tối thượng, nhưng lại để lọt lưới gần chục bộ mặt tai tiếng, trùm tham nhũng, ăn hối lộ, vượt qua chốt chặn "quy trình 5 bước", để chễm chệ ngồi vào Trung ương, nhiều vị trong số này đã xộ khám. Thủ tướng Phạm Minh Chính từ thời còn ở Quảng Ninh cũng như khi nắm Trưởng ban Tổ chức đã "dính" khá sâu với tập đoàn AIC, bảo kê cho Nguyễn Thị Thanh Nhàn (đang bị truy sát). Ông Chính cũng là cha đẻ của thuyết "chống dịch như chống giặc"…, ép dân tập trung bắt buộc, bị bỏ rơi, không được quan tâm y tế và các điều kiện khác, dẫn đến con số tử vong không kể xiết.Tóm lại, 13/18 Ủy viên Bộ Chính trị hiện nay đều có tỳ vết, nhưng ông nào nặng nhất, vẫn chỉ dừng ở "phê bình, kiểm đi ểm" vuốt đuôi.
Nguồn gốc nằm ở thể chế độc tài
Các phi lý nói trên có nguồn gốc từ bản chất "lắt léo"của thể chế độc tài – toàn trị.Vấn đề mấu chốt ở đây không phải công lý đòi hỏi phải được thực thi. Vấn đề là Đảng muốn thị uy "bàn tay sắt" của mình trước bàn dân thiên hạ.Đó là cái gốc đầu tiên bao quát nhất !Khi Đảng nắm trọn trong tay cả ba quyền : hành pháp, lập pháp và tư pháp – vừa đá bóng vừa thổi còi – Đảng muốn cho ai sống thì được sống, Đảng ra lệnh chết, thì cũng phải "vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng" (thơ Tố Hữu). Bày trò họp hành bình thường hay bất thường, diễn màn tố tụng cho phải phép chỉ là "game shows". Thật trớ trêu, cả ông Đam lẫn ông Minh đều phải diễn vai chính diện cho đến phút "hạ màn". Ngày 29/12, trong vai "Bao Công", ông Minh ký quyết định kỷ luật Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Hữu Độ, cùng lúc ký quyết định kỷ luật Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch Nam Định Phạm Đình Nghị, Trần Anh Dũng, Trần Lê Đoài. Ngay hôm sau, 30/12, trong vai phản diện, ông Minh được cho thôi giữ hai chức ủy viên : Bộ Chính trị và Trung ương đảng. Đúng là hai cảnh trong cùng một vở tuồng !
Nguồn gốc thứ hai nằm ngay trong hệ thống "toàn trị lưỡng đầu chế".Bên cạnh đầu Ba Đình, sức nặng từ Trung Nam Hải là một nhân tố hết sức quyết định. Lịch sử đã ghi lại câu chuyện đau lòng của Việt tộc, một Ngoại trưởng tầm cỡ quốc tế như Nguyễn Cơ Thạch – thân phụ của Phạm Bình Minh – cũng từng bị Đảng, dưới sức ép của Trung Quốc, cho về vườn từ trên đỉnh cao của quyền lực.Lịch sử rồi sẽ còn ghi lại, do đòi hỏi của công việc, hồi Đảng quyết định "xé rào", đưa Phạm Bình Minh vào Trung ương, giữ chức Ngoại trưởng ; Tổng bí thư lúc bấy giờ là Nông Đức Mạnh đã phải kêu lên giữa cuộc họp : "Đồng chí này Trung Quốc không đồng ý cơ mà !" Còn giờ đây, theo YouTube ghi lại ý kiến của Tiến sỹ Lê Kiên Thành, con trai cố Tổng bí thư Lê Duẩn nói rằng, chắc chắn có bàn tay "nước lạ" trong can thiệp vào nhân sự ngoại giao Việt Nam. Dù có thể kiểm chứng các suy đoán của ông Lê Kiên Thành hay không thì sức nặng của loạt "chữ vàng", kiểu như "lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng…" và 13 văn kiện Trung – Việt đã được thỏa thuận trong dịp ông Trọng sang "triều kiến" Bắc Kinh tháng 11 vừa qua, đều có nguy cơ"xóa sổ" các di sản nền ngoại giao "cân bằng" và "đa dạng hóa" một thời.
Nguồn gốc thứ ba là do các tuyên bố dân túy của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ông tin rằng, có thể ngụy trang chiến dịch thanh lọc phe phái trong Đảng những năm qua cũng như hiện nay bằng khẩu hiệu : kỷ luật Đảng là để "vun đắp niềm tin trong đảng viên và nhân dân". Do không muốn cho người dân biết tất cả những đấu đá sau hậu trường, nên cho đến nay, nhiều người dân vẫn không hề biết, tội của ông Minh và ông Đam là gì, vẫn tỏ ra luyến tiếc cho sự ra đi của hai ông. Đó chính là lỗi của chính sách tuyên truyền có chủ đích và khiếm khuyết của nền báo chí không độc lập. Cái lỗi này đã không đem lại sự công bằng cho người dân khi sự thật luôn là trò chơi ú tim dưới mọi phát biểu mị dân của lãnh đạo. Đã đến lúc Đảng hãy đứng về phe nước mắt – phe người dân – những nạn nhân duy nhất do tội lỗi của các ông quan lớn, dù bất kể ông quan lớn ấy là ai, để phán xét. Sự thật cần được phơi bày. Đảng của ông Trọng và của mười mấy ông Ủy viên Bộ Chính trị không bao giờ có thể "vun đắp niềm tin" khi sự thật chưa được sáng tỏ. Chừng đó, mãi mãi sự bất công với người dân vẫn còn đấy.
Hải Lê
Nguồn : VOA, 01/01/2023
*****************************
****************************
"Ngày phán xét" đã lên lịch, 2 thanh củi gộc chờ ngày đốn
Trân Anh, Thoibao.de, 01/01/2023
Ngày 27/12, ông Nguyễn Phú Trọng cho họp Bộ Chính trị và Ban Bí thư để đưa ra kỷ luật hàng loạt quan chức. Nhân vật được nhắc đến nhiều nhất là Bùi Thanh Sơn – Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao và Phạm Bình Minh – Phó Thủ tướng thường trực.
Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã bị đưa ra kỷ luật, và người đứng đầu Ban Cán sự Đảng nhiệm kỳ này là ông Phạm Bình Minh. Ngoài ra, Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2021 – 2026 cũng bị cho lên thớt, mà người đứng đầu là Bùi Thanh Sơn.
Cho đến thời điểm hiện tại, Bùi Thanh Sơn đã bị kỷ luật, nhưng ông Nguyễn Phú Trọng chưa cho biết, liệu ông Bùi Thanh Sơn có bị cách chức hay không ? Cùng một tội giống nhau, nhưng thông tin từ bên trong đưa ra cho thấy, ông Phạm Bình Minh sẽ bị cách chức. Nếu vậy thì ông Bùi Thanh Sơn cũng khó thoát.
Sau khi Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã họp xong, thì phần còn lại là thủ tục ở Quốc hội. Lẽ ra, việc thay đổi nhân sự cần đợi đến kỳ họp Hội nghị Trung ương tiếp theo, sẽ diễn ra khoảng 5 tháng nữa. Thì ngay ngày cuối năm 2022 này, Bộ Chính trị đã cho Ban Chấp hành Trung ương họp bất thường vào chiều 30/12, để công bố quyết định thay đổi nhân sự.
Đến ngày 28/12, báo chí cho biết, vẫn chưa có thông tin chính thức về nội dung kỳ họp bất thường này. Nhưng thực chất, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã có quyết định rồi, nhiệm vụ của Trung ương Đảng chỉ là gật theo Bộ Chính trị.
Theo lịch thì mỗi năm có 2 kỳ Hội nghị Trung ương, tuy nhiên, nếu có những yêu cầu đột xuất thì Bộ Chính trị sẽ triệu tập các cuộc Hội nghị Trung ương bất thường để quyết những vấn đề cho Bộ Chính trị đặt ra.
Hội nghị Trung ương bất thường lần trước là vào ngày 6/6, Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật với hình thức khai trừ ra khỏi Đảng hai Ủy viên Trung ương đương nhiệm, đó là Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh. Sau khi bị kỷ luật một ngày thì hai ông này bị bắt.
Lần này, theo dự đoán sẽ kỷ luật 3 người, đó là ông Phạm Bình Minh – Phó Thủ tướng Thường Trực, ông Vũ Đức Đam – Phó Thủ tướng và ông Bùi Thanh Sơn – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Không biết sau khi ra quyết định kỷ luật, thì ông Nguyễn Phú Trọng có cho Tô Lâm bắt người liền như trường hợp ông Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long hay không ?
Kỳ họp bất thường lần trước đúng vào kỳ họp Quốc hội, nên Quốc hội bãi nhiệm ông Nguyễn Thanh Long và Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội họp bất thường, bãi nhiệm ông Chu Ngọc Anh. Hai ông này đã bị bắt ngay sau khi hai cơ qua kia bỏ biếu bãi nhiệm. Có lẽ lần này, ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam và Bùi Thanh Sơn sẽ bị bắt sau kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa 15, chứ không phải bắt sau Hội nghị Trung ương bất thường.
Ngày 21/12 vừa qua, ông Bùi Văn Cường – Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, Quốc hội sẽ có kỳ họp bất thường từ ngày 5/1/2023 cho đến ngày 9/1/2023. Quốc hội họp bất thường để làm thủ tục hợp thức hóa cho vấn đề mà Hội trị Trung ương bất thường đã quyết, đó là bãi nhiệm những người mà Trung ương đã kỷ luật. Khi Quốc hội họp thì ắt sẽ có bãi nhiệm, nhưng không biết là bãi nhiệm bao nhiêu người. Có thể 2 người, mà cũng có thể là 3 người.
Ngoài ra, kỳ họp bất thường của Quốc hội cũng sẽ chính thức phê chuẩn nhân sự thay thế. Dư luận sẽ rất quan tâm, liệu Nguyễn Thanh Nghị có lên làm Phó Thủ tướng hay không ? Hay là phải chờ đến khi có thông tin chính thức về trường hợp ông Lê Văn Thành, thì Nguyễn Thanh Nghị mới có thể lên thay.
Cuối năm 2022 và đầu 2023 hứa hẹn là thời kỳ đại hạn của các quan lớn. Tình trạng người thì bệnh nặng người mất chức, kẻ vào tù sẽ còn nhiều, bởi trong chế độ này, ai cũng có thể là thanh củi dự bị cho ông Nguyễn Phú Trọng.
Trân Anh (Tổng hợp)
Nguồn : Thoibao.de, 01/01/2023
************************
Những phi lý từ phiên họp bất thường ‘dính’ đến 2 Phó Thủ tướng Minh và Đam
Trần Đông A, VOA, 01/01/2023
Đảng của ông Trọng và của mười mấy ông Ủy viên Bộ Chính trị không bao giờ có thể "vun đắp niềm tin" khi sự thật chưa được công bố. Mãi mãi sự bất công đối với người dân vẫn còn đấy.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phó Thủ tướng Ph ạm Bình Minh -Ảnh ghép từ Reuters.
Lịch sử còn ghi lại câu chuyện đau lòng của Việt tộc, một Ngoại trưởng tầm cỡ quốc tế như Nguyễn Cơ Thạch – thân phụ của Phạm Bình Minh – cũng từng bị Đảng cho về vườn từ trên đỉnh cao của quyền lực.
Những phi lý bắt nguồn từ "lắt léo" của thể chế độc tài – toàn trị, được hệ thống quyền lực "lưỡng đầu chế" bảo trợ, khiến cho người dân biết rất ít về các màn đấu đá sau hậu trường. Đấy cũng là mảnh đất mầu mỡ cho nền báo chí "bán khai" độc diễn. Đảng của ông Trọng và của mười mấy ông Ủy viên Bộ Chính trị không bao giờ có thể "vun đắp niềm tin" khi sự thật chưa được công bố. Mãi mãi sự bất công đối với người dân vẫn còn đấy.
Ngày cuối năm 30/12/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XIII đã bắt đầu họp phiên bất thường để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ. "Ban chấp hành trung ương đã quyết định 3 nội dung :
1) Ban chấp hành trung ương biểu quyết, thống nhất để các đồng chí sau thôi giữ chức vụ : Đồng chí Ph