Về chuyến công du Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính (Nguyễn Trường)
Hành trang mang theo đến Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính không gì ngoài an ninh khu vực cho Việt Nam trong mối quan hệ song phương với Nhật Bản.
Hành trang mang theo trong chuyến công du Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính
Chiều ngày 22/11/2021, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính lên chuyên cơ bắt đầu chuyến công du Nhật Bản bốn ngày. Hành trang của ông Phạm Minh Chính chắc chắn rằng không là lời hứa Trung Quốc sẽ không 'ức hiếp' các nước láng giềng
"Trung Quốc đã, đang, và sẽ luôn luôn là người hàng xóm tốt, người bạn tốt và đối tác tốt của ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á", Tập Cận bình vừa nói ban sáng 22/11/2021 tại Tại Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Trung Quốc. Tuyên bố của ông Tập có gì bảo đảm khi được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Philippines tố Trung Quốc ngăn tàu tiếp tế lương thực cho lực lượng đồn trú của nước này tại bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trang tin BenarNews dẫn hình ảnh vệ tinh của Planet Labs cho thấy các tàu của Trung Quốc đã quay trở lại đá Ba Đầu (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) với số lượng ngày càng tăng.
Hình ảnh vệ tinh của công ty Planet Labs được chụp hôm 1/11/2021 và những ngày trước đó cho thấy sự hiện diện của hàng chục tàu Trung Quốc gần đá Ba Đầu, phía Bắc cụm Sinh Tồn.
Trong một báo cáo gần đây, Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) cho biết số lượng tàu thuyền được ghi nhận trong hình ảnh vệ tinh gần đá Ba Đầu "đã tăng lên trong ba tháng qua".
Theo AMTI, phần lớn trong số đó là các tàu của Trung Quốc, với chiều dài hơn 50 m.
Theo CSIS, hiện nay có khoảng 300 tàu dân quân thường xuyên khuấy đảo vùng biển Trường Sa.
Tổ chức AMTI cũng cho biết các tàu của Trung Quốc dường như do lực lượng dân quân biển điều khiển, cũng như không có dấu hiệu cho thấy các tàu này đang đánh bắt cá.
Hồi tháng 8/2021, khoảng 40 tàu Trung Quốc đã được phát hiện ở khu vực phía Bắc cụm Sinh Tồn, gồm cả tại đá Ba Đầu. Tuy nhiên, hồi giữa tháng 10, số lượng này đã tăng lên hơn 150 tàu.
Theo AMTI, hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy có thể nhận ra cáctàu lớn là của Trung Quốc. Điều này cho thấy các tàu của nước này vẫn ở lại khu vực và một số thậm chí đã di chuyển gần hơn đến đá Ba Đầu.
Hình chụp hôm 27/3/2021 : tàu Trung Quốc ở đá Ba Đầu (quần đảo Trường Sa). AFP
Đá Ba Đầu là rạn san hô có hình chữ V, thuộc cụm Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Đá Ba Đầu (tên quốc tế là Whitsun Reef, Trung Quốc gọi là Ngưu Ách Tiêu, Philippines gọi là Julian Felipe) chỉ là một bãi ngầm. Đá Ba Đầu lộ ra khi triều xuống thấp và nằm cách Sinh Tồn Đông khoảng 10 hải lý nên theo UNCLOS (Điểm 1, Điều 13) nó vẫn nằm trong khoảng cách quy định 12 hải lý để vẽ đường cơ sở thẳng quanh đảo. Do vậy, đá Ba Đầu theo quy định của UNCLOS 1982 là thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo vị trí thì toàn bộ bãi này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, tuy nhiên khoảng cách từ đảo Sinh Tồn Đông (Việt Nam đang đóng quân) đến bãi Đá Ba Đầu khoảng 7-10 hải lý nên bãi Đá Ba Đầu nằm trong lãnh hải của Sinh Tồn Đông. Do đó, Việt Nam chỉ yêu cầu nó như là một phần lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông, không có cơ sở để thừa nhận chủ quyền trực tiếp được.
Việt Nam tuyên bố chủ quyền Sinh Tồn Đông và đã đóng quân ở đó liên tục từ ngày 15/3/1978 đến nay. Theo thực trạng đó thì Ba Đầu thuộc chủ quyền của Việt Nam với tư cách là phần nội thủy / lãnh hải của Sinh Tồn Đông (dù vị trí địa lí ở trong EEZ của Philippines. Thật ra Philippines cũng có đòi chủ quyền đối với các đảo ở đây, có cả Sinh Tồn Đông, nhưng có lẽ vì quan hệ tế nhị với Việt Nam nên trong tuyên bố họ chỉ nói tới EEZ, do đó Philippines chỉ nói đến quyền chủ quyền và quyền tài phán chứ không nói tới nội thủy/lãnh hải và chủ quyền).
Trong khi đó, Ba Đầu thuộc nội thủy/lãnh hải của Sinh Tồn Đông, tức thuộc chủ quyền chứ không phải chỉ quyền chủ quyền của Việt Nam.
Cuối tháng 3/2021, Philippines công bố thông tin về việc hàng trăm tàu Trung Quốc tập trung gần đá Ba Đầu.
Manila cáo buộc nhóm này là các tàu dân quân biển của Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh phản bác các cáo buộc, nói rằng đó là các tàu cá đang trú ẩn tránh thời tiết xấu.
Theo BenarNews, chính quyền Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đến cuối tháng 5/2021 đã đệ trình tổng cộng 100 công hàm ngoại giao đến Trung Quốc phản đối các hoạt động của nước này ở Biển Đông.
Số lượng tàu của Trung Quốc tại khu vực đã giảm đáng kể sau đó, song truyền thông Philippines đưa tin vào giữa tháng 6/2021, số lượng đã tăng trở lại lên hơn 200 tàu tại khu vực cụm Sinh Tồn, gồm cả gần đá Ba Đầu.
Chiến thuật vùng xám, theo định nghĩa của chuyên gia Michael Green thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (SCIS), là những hành vi cao hơn hoạt động răn đe thông thường nhằm đạt được các mục tiêu an ninh nhưng vẫn nằm dưới ngưỡng có thể gây ra các phản ứng vũ trang.
"Chiến thuật vùng xám" là hoạt động có chủ đích nhằm "lách luật" quốc tế để tránh bị lên án và đang được Trung Quốc sử dụng để mở rộng kiểm soát không gian biển, hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò trên Biển Đông, biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp, các nhà nghiên cứu quốc tế cảnh báo.
Tàu hải cảnh của Trung Quốc nhìn từ tàu cảnh sát biển Việt Nam ở Biển Đông hôm 14/5/2014. Reuters
Theo đó, chiến thuật này đã liên tục được Trung Quốc thử nghiệm và điều chỉnh qua những cuộc đối đầu với lực lượng chấp pháp của các nước, đặc biệt ở Biển Đông từ năm 2006.
Ở Biển Đông, Bắc Kinh đang sử dụng Lực lượng dân quân biển vũ trang (PAFMM), hạm đội đánh cá có vũ trang của Trung Quốc, làm "người chơi" trong chiến thuật vùng xám nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các vùng lãnh thổ tranh chấp.
PAFMM củng cố các tuyên bố của Bắc Kinh bằng cách ngăn ngư dân các nước Đông Nam Á ra ngư trường màu mỡ truyền thống của họ và tạo điều kiện cho đội tàu đánh cá khổng lồ của Trung Quốc tiếp cận các ngư trường trên.
Đối với vấn đề Biển Đông, "chiến thuật vùng xám" được Trung Quốc áp dụng là "sử dụng kỹ thuật để đạt được các mục tiêu của một quốc gia và làm nản lòng các đối thủ của mình bằng cách sử dụng các công cụ sức mạnh – thường có tính chất không cân xứng và mơ hồ - mà không phải sử dụng trực tiếp các lực lượng quân sự thông thường đã biết".
"Điều này có thể thấy rõ khi Trung Quốc cho giàn khoan Hải Dương 981 cùng đội tàu hộ tống vũ trang phi quân sự, gồm tàu hải cảnh, hải giám và đặc biệt là đội tàu cá trá hình… xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam năm 2014.
Phó Đô đốc Yoji Koda, cựu Tư lệnh Lực lượng phòng vệ Biển Nhật Bản nói : "Trong "chiến thuật vùng xám" của mình, Trung Quốc triển khai các tàu của lực lượng hải cảnh tới các khu vực ở Biển Đông và thực thi cái gọi là "luật pháp Trung Quốc" tại những khu vực mà nước này tự tuyên bố có chủ quyền. Nếu Trung Quốc thành công trong việc áp đặt luật pháp của mình tại các khu vực này, điều đó đồng nghĩa với việc họ áp đặt được luật pháp của mình lên các nước khác cũng như những vùng biển đó sẽ trở thành vùng biển của họ. Chính vì thế, các nước trong khu vực cần hiểu rõ thông điệp ngầm ẩn của Trung Quốc thông qua chiến thuật vùng xám để đạt được mục đích của họ và hết sức thận trọng trước mưu đồ của Trung Quốc".
Cũng theo Phó Đô đốc Yoji Koda, để đối phó lại với "chiến thuật vùng xám" của Trung Quốc, các quốc gia cần cơ chế pháp lý đủ mạnh và sự ủng hộ rộng lớn của cộng đồng quốc tế.
Từ năm 2009, Trung Quốc đã đưa dân quân biển tham gia nhiều vụ đụng độ đáng chú ý trên Biển Đông, như quấy rối tàu Impeccable của Mỹ năm 2009 tại phía nam đảo Hải Nam ; hỗ trợ hải quân Trung Quốc chiếm bãi cạn Scaborough năm 2012 ; hỗ trợ tàu Hải Dương 981 thăm dò trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam năm 2014 ; đánh cá trộm tại vùng biển Indonesia năm 2016 ; quấy rối tàu thăm dò dầu khí của Malaysia tại bãi Luconia năm 2019 ; hộ tống, bảo vệ tàu Hải Dương 8 hoạt động thăm dò trái phép tại Bãi Tư Chính của Việt Nam tháng 7/2019...
Dân quân biển Trung Quốc ngày càng được tăng cường trên Biển Đông nhằm đảm bảo sự hiện diện thường xuyên, lâu dài, kiểm soát xung đột, lâu dần biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp, vùng tranh chấp thành vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc, tiến tới độc chiếm Biển Đông mà không gây ra xung đột với nước nào. Đó chính là mục đích sâu xa việc Trung Quốc sử dụng tàu dân quân biển.
Các con tàu này thường có lượng giãn nước trên 500 tấn, nghĩa là được lắp đặt hệ thống nhận dạng tự động (AIS), nhưng chỉ có chưa đến 5% số tàu này thực sự phát tín hiệu AIS, nhằm che giấu số lượng và hành động. Vì thế, Trung Quốc luôn giải thích những vụ cố ý đâm chìm tàu nước khác trên Biển Đông là các "tai nạn hàng hải thông thường".
Trung Quốc cũng cho tàu dân quân biển đâm va, quấy rối tàu nước ngoài hoạt động trong "đường 9 đoạn" phi pháp, để củng cố sự hiện diện của họ ở khu vực này.
Điều đáng lo ngại là lực lượng thực thi luật pháp của các nước trên biển thường rất khó xác định đâu là tàu cá Trung Quốc bình thường, đâu là tàu cá "bất thường" do dân quân biển chỉ huy. Vì thế, các nước thường kiềm chế, tránh leo thang xung đột, để không bị Trung Quốc cáo buộc "vi phạm nhân quyền" với ngư dân. Trong khi đó Trung Quốc ngày càng lợi dụng sự mơ hồ này để thực hiện mưu đồ.
Khi Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh tháng 1/2021, có hiệu lực từ đầu tháng 2, rất có khả năng nước này sẽ dùng lực lượng hải cả