Uy tín Bộ trưởng công an Tô Lâm rơi tự do sau chuyến đi Anh (RFA - Đinh Yên Thảo - Viết từ Sài Gòn)
Hầu hết khách đến nhà hàng này là giới showbiz, các ngôi sao thể thao, những người có thể trong vài phút đã kiếm ra số tiền tương đương với bữa ăn đắt đỏ ở đây, họ có kĩ năng đặc biệt, họ có khả năng chi trả bởi trong kĩ năng đặc biệt của họ gánh rất nhiều may rủi của giới cá độ, giới kinh doanh thông qua quảng cáo hình ảnh… Và trên hết, việc họ tới đây ăn, cái chính là tạo ra hình ảnh đồng bộ về đẳng cấp trong thời đại thiên về thị giác và hình tướng này. Họ đến đây để sinh lợi chứ không phải để ăn.
"Họa vô đơn chí" đối với Bộ trưởng Tô Lâm
RFA, 08/11/2021
Dân Việt "sục sạo" trên Internet với các cụm từ : "Tô Lâm ăn thịt bò", "bò dát vàng", "Tô Lâm ăn bò dát vàng"… RFA dùng công cụ Crowtangle để đo lường mức độ người dùng trên mạng xã hội thì thấy, chỉ trong ba ngày có hơn 400 bài đăng liên quan đến chủ đề "bò Tô Lâm" (1) .
Đúng là một thảm họa truyền thông ! Tô Lâm tưởng mình đủ ranh ma khi quyết định "bám càng" chuyên cơ của Phạm Minh Chính "trốn" sang trời Âu đúng vào thời điểm cho bọn đàn em xử Đại tá Nguyễn Duy Linh, con trai Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng. "Trốn" là để Lâm thoát khỏi sức ép của Hưởng. Xử Nguyễn Duy Linh, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Công an là một kỳ án, một phiên tòa thối hoắc. Đúng như đánh giá của Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, nguyên cũng là sỹ quan an ninh thuộc dòng dõi "thái tử đỏ" (Nguyễn Hữu Vinh là con trai út Cụ Nguyễn Hữu Khiếu, Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô). [2]. Trước đây, Tô Lâm từng ký công văn "Tuyệt mật" gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, kiến nghị xử lý Nguyễn Duy Linh theo con đường Đảng, miễn truy cứu hình sự, vì một lý do "trời ơi đất hỡi" là "thời hạn điều tra đã hết" (!) Tận tuỵ như thế, dành đặc quyền như thế cho gia đình Hưởng rồi mà Tô Lâm vẫn sợ.
Bởi vì, Hưởng thuộc loại "bố già", vốn là "đại ca" trong giới mafia, cả đỏ lẫn đen, là cấp trên và là kẻ đỡ đầu trực tiếp của Tô Lâm trong nhiều năm. Nguyễn Văn Hưởng còn là trụ cột suốt mấy nhiệm kỳ liên tiếp cho "đồng chí Ba X" trong các hiệp giáp la cà dai dẳng suốt "cuộc chiến Ba – Tư", một cuộc tỉ thí không phân thắng bại giữa Nguyễn Tấn Dũng (anh Ba) và Trương Tấn Sang (Tư Sang) thời cả hai còn tại vị. Là quan thầy cấp cao của mình, Tô Lâm hình dung ra câu chất vấn lạnh gáy của bố già : "Mày được như ngày nay là nhờ ai ? Bây giờ chúng nó đưa con trai tao ra ‘trảm’ mà mày không nói được một câu… hả ?". Còn đối với công luận thì thật sự không ai không hiểu nổi, bao lâu nay Duy Linh vẫn đảm đương công việc, lên chức v ù vù, thì đùng một cái, khi xảy ra vụ khởi tố "Vũ nhôm" cách đây mấy tháng về tội "đưa hối lộ" (mới ngày 22/4 chứ đâu xa) mới phát hiện hàng loạt "bệnh đặc biệt hiểm nghèo" như vậy và vào viện nằm cho tới tận khi hầu tòa ? [3].
Vắng mặt có lý do trong thời gian phiên tòa xử Linh để trốn "đòn sấm sét" của "đại ca" Hưởng, vậy mà "vận xui" vẫn không tha cho Lâm. Tránh được Hưởng, nhưng Đại tướng Tô Lâm lại rơi vào "bẫy" của Nusr-Et Steakhouse London. Đúng là "tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa". Đây là nhà hàng đầu tiên của đầu bếp Nusret Gökçe (người Thổ) mở cửa tại London. Thương hiệu ẩm thực sang trọng thu hút giới siêu giàu và người nổi tiếng. Từ những khoảnh khắc rắc muối điêu luyện, Nusret Gökçe trở nên nổi tiếng và được dân mạng vinh danh là "Salt Bae" (Thánh Rắc Muối). Hiện nay, trang cá nhân của đầu bếp này sở hữu hơn 38 triệu lượt theo dõi. Thật ra, Nusret Gökçe không phải là "điệp viên hai mang", cao thủ đến mức vừa phục vụ khoái khẩu của Tô Lâm lại vừa quay lén video để làm hại Đại tướng An ninh.
Chẳng qua vì tướng Tô Lâm quá bận, trước khi bay sang trời Âu, đã không đọc bài viết trên Vietnamnet [4]. Nếu đọc trước khi lên máy bay, biết đâu Tô Lâm đã tránh được xì-căng-đan không đáng có đối với cả thầy lẫn tớ ! Giáo sư Trần Hữu Dũng, chủ nhân trang mạng Viet-studies.net có đưa ra lời khuyên cho Tô Lâm, nếu phải phân trần với "các đồng chí" thì cứ nói là do không biết nơi ấy là nơi nào nên bị "thế lực thù địch" gài bẫy. Nghĩa là tướng Lâm đứng trước hai lựa chọn : Một là phải thừa nhận mình "tham", thừa nhận khuyết điểm là mình lén đi ăn một cái bít-tết hơn ngàn USD trong lúc hàng triệu đồng bào đang đói khổ. Hai là phải nhận mình "khờ". Tức là "phải tự phê" cái nghiệp vụ tình báo của bả n thân không lấy gì làm xuất sắc (nêu như không nói là tồi), vì đã dễ dàng để cho "địch gài bẫy" làm tổn thương uy tín Đảng ta. Tô Lâm chọn cái nào đây ? "Tham" hay "khờ" ? Nếu tột bực thành thật... nhận cả hai cũng chẳng oan !
Đối với các khủng hoảng truyền thông kiểu như "bò Tô Lâm", mỗi xứ xử lý một khác, tuỳ vào chính thể dân chủ hay độc tài. Những vụ tai tiếng kiểu như vậy ở các quốc gia có pháp quyền, khôn ngoan nhất là đưa ra ngay một lời bào chữa hay xin lỗi gần với sự thật nhất. Còn xứ An Nam mình thì điều này chắc còn lâu mới trở thành một ứng xử văn hoá thông thường với những nhân vật quyền lực. Loại độc tài như Tô Lâm lại càng không ! Tô Lâm sẽ không bao giờ hiểu được, miếng thịt bò đắt tiền y chén cho khoái khẩu không thể nào đắt giá bằng những phản ứng dây chuyền của người dân trong nước. Tô Lâm nên cho đàn em đi học cách thức giải toả các khủng hoảng truyền thông. Chớ có nghe xúi bẩy, lại đi mở các " chiến dịch ngầm" kiểu xã hội đen để ngăn chặn hay triệt hạ những ai còn tiếp tục bàn luận hay đưa tin. Làm thế là đổ xăng vào lửa, thưa tướng quân ! Thời đại kết nối toàn cầu, chớ dại đi áp dụng các biện pháp thời trung cổ ! [5].
Chuyện Tô Lâm ăn bít tết mạ vàng làm ta nhớ lại mấy dòng "trạng thái" trên Facebook Thùy Linh : Tinh thần quý tộc không dễ để học trong một sớm một chiều. Nó có tính kế thừa và sự tôn quý nằm sâu trong tâm khảm mỗi quý tộc qua nhiều thế hệ. Thứ mà đám cặn bã không bao giờ có được... Một dân tộc thiếu thông minh tới mức bằng mọi cách đưa bọn tiện dân ngồi lên đầu mình thì đám này chẳng từ một thủ đoạn xấu xa nào. Nếu nhà quý tộc phạm điều ác thì những quý tộc khác trừng phạt họ bằng luật pháp. Còn đám khố rách áo ôm, ngược lại sẽ thông đồng với nhau làm sao cho pháp luật chỉ là công cụ để chúng thao túng quyền lực và lợi ích. Chúng sẽ biến những điều xấu xa thành một hệ giá trị, y hệt như La Mã cổ đại dính vào bọn đánh thuê ngoại bang vậy. Màn ăn bít-tết của đám khố rách áo ôm tiếm quyền do thánh rắc muối nổi tiếng phục vụ cho ta thấy một bộ mặt dơ dáy khác.
Tờ The Sun, nhật báo xuất bản tại Vương quốc Anh, Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland, gọi bữa ăn của Bộ trưởng Tô Lâm là "Bò cộng sản" trong bài viết : "Bò cộng sản : Lãnh đạo cộng sản gây tức giận sau khi được đầu bếp nổi tiếng Salt Bae bón cho ăn bò dát vàng". Jakarta Post của Indonesia cũng có bài "Người Việt Nam tức giận vì món bò bít tết dát vàng của Bộ trưởng". Bài báo cho biết rất nhiều người đã bày tỏ sự giận dữ sau khi đoạn video chiếu cảnh ông Tô Lâm ăn bò dát vàng ở London được lan truyền rộng rãi trên Facebook và Tik Tok hôm 5/11. "Rất nhiều trong số post (bày tỏ trên mạng) tỏ ra giận dữ về sự suy đồi đạo đức được lộ diện trong đối ngũ cấp cao của các lực lượng vũ trang, trong khi đất nước đang vật lộn với bao hậu quả của làn sóng dịch Covid-19 khiến nhiều người m ất việc và ảnh hưởng nặng nề đến GDP của đất nước"
Ngoài ra, còn một loạt trang mạng và các tờ báo khác trên thế giới cũng đều đăng bài về bữa ăn này của Tô Lâm như BBC, VOA, Bangkok Post, The Straits Times, Yahoo News… Trong khi đó, báo chí nhà nước Việt Nam hiện vẫn được lệnh "câm như hến" về bữa ăn nổi tiếng của Bộ trưởng. Trên trang Facebook, một số Facebooker được cho là "chân gỗ" chính phủ Việt Nam giải thích Bộ trưởng Tô Lâm đâu có đi ăn ở nhà hàng đắt đỏ. Đó là do ông được mời. Thậm chí có sự chỉ đạo "cố đấm" giải thích là, ông Tô Lâm được Bộ trưởng Nội vụ Pháp mời, có nơi lại nói do Bộ trưởng Anh mời, thậm chí có Facebooker còn nói ông Lâm và đoàn được chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ mời. Đúng là một lũ "kẻ cắp già mồm !". "Bò đỏ" muôn đ ời vẫn là kiếp "bò đỏ" ! Càng giải thích càng thấy "đẳng cấp Lú" toàn cầu của bọn viết thuê. [6].
Nguồn : RFA, 08/11/2021
************************
Bài học từ miếng thịt bò Salt Bae
Đinh Yên Thảo, RFA, 06/11/2021
Câu chuyện Bộ trưởng Công an Việt Nam là Tô Lâm ăn tối tại nhà hàng cực đắt Nusr-Et tại London và được đích thân chủ nhân hệ thống nhà hàng này là Nusret Gokce, tức Salt Baephục vụ miếng thịt bò dát vàng đã làm cộng đồng người Việt bàn tán xôn xao trong vài ngày qua. Không những vậy, một số cơ quan truyền thông quốc tế cũng đã đưa tin này. Nó cho thấy bữa ăn tối xa xỉ của một cấp lãnh đạo trong Bộ Chính trị của Việt Nam được chú ý khá nhiều bởi vì liên quan đến những nhân vật đang làm việc trong hệ thống công quyền.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm và miếng thịt bò dát vàng trong bữa ăn của Bộ trưởng ở nhà hàng của đầu bếp nổi tiếng Salt Bae ở London, Anh - RFA edit
Năm 2016, nữ Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye, con gái cựu Tổng thống Park Chung-heecũng đã bị giới truyền thông cùng người dân đảo quốc này chỉ trích khi bà cùng một số cấp lãnh đạo đảng Tự Do cầm quyền ở Nam Hàn ăn trưa tại một nhà hàng sang trọng với thực đơn vi cá, tôm hùm, trứng cá, nấm truffles... Các blogger giận dữ bảo rằng bà và các chính khách không thấu hiểu sự khó khăn của người dân khi bàn chuyện cắt giảm vài ngàn won tiền điện, tức chỉ vài đô la, trong một bữa ăn xa xỉ như vậy.
Cũng vậy, hồi cuối năm trước, tấm ảnh bữa ăn tối tại một nhà hàng Pháp sang trọng vùng Napa của Thống đốc California là Garvin Newsom bị tiết lộ và là một trong những lý do để các đối thủ chính trị và người chống đối ông dùng như vũ khí để vận động cho cuộc bãi nhiệm. Dù bữa ăn không phải lý do để một số người phản đối ông mà với lý do rằng,trong khi ông ra lịnh cấm tụ họp đông người nhưng lại dự tiệc và không đeo khẩu trang.
Với lý do gì thì những nhân vật của công quyền luôn bị truyền thông và người dân đưa ra công luận trước những sự việc như vậy. Không phải vì họ không được quyền có những bữa ăn ngon mà với giới dân sự giàu có, có thể đó chỉ là bữa ăn thông thường hay có những buổi tiệc đắt giá hơn gấp bội, mà bởi vì họ là những người đại diện cho người dân, cho chính phủ và cần sự thận trọng khi xuất hiện trước công chúng.
Đại tướng Tô Lâm cũng không là ngoại lệ, bởi ông là một trong những nhân vật quyền lực đứng đầu tại Việt Nam hiện nay. Buổi tiệc có thể là sự chiêu đãi của một cá nhân, thương gia hay thuộc cấp giàu có nào đó nhưng thước phim ngắn tại nhà hàng Nusr-Et đã mang đến công luận một cái nhìn, một cảm xúc riêng biệt về giới lãnh đạo trong nước nói chung. Nhất là trong tình hình dịch bịnh hiện nay, đời sống người dân trong nước đã trở nên khó khăn hơn lúc nào nên sự bức bối cũng là điều dễ hiểu. Miếng thịt bò đắt tiền cũng không thể nào đắt giá bằng những phản ứng của người dân.
Câu chuyện thông thường trong những vụ tai tiếng như vậy tại các quốc gia phương Tây là đưa ra một lời bào chữa hay xin lỗi. Còn với Việt Nam, đi