Một nền giáo dục tự sướng
Sau ba tháng chống dịch đạt hiệu quả, gần như cả hệ thống
chính trị Việt Nam rơi vào tình trạng tự sướng và ốp đồng tập thể. Tự
sướng đến độ ông Thủ tướng mạnh miệng tuyên bố "…nếu cây cột điện của Mỹ
nó chạy được, nó sẽ chạy vào Việt Nam".
Con biết ơn thầy cô, nhà trường, con hứa sẽ học hành tốt để không phụ công lao thầy cô, không phụ công lao của đảng và nhà nước đã chăm sóc chúng con… (như con vẹt)
Chưa dừng ở việc nói bằng miệng mà đảng, chính phủ còn biến niềm tự sướng thành hành động cụ thể, đó là một lần nữa nêu cao công trạng của nhà nước, chính quyền và gieo vào các thế hệ tâm lý "mang ơn đảng, mang ơn chính phủ". Đương nhiên, chuyện này đã diễn ra từ lâu, nhưng vấn đề là cường độ của nó tăng một cách đột ngột trong mùa hè này.
Năm học 2019 - 2020 kết thúc một cách khác thường so với mọi năm bởi chương trình giảng dạy được rút ngắn và Việt Nam phải đối phó với dịch Covid-19 một thời gian dài, mọi cơ xưởng, trường học đều phải đóng cửa. Dù muốn hay không, thì năm học kết thúc một cách an toàn, đó là niềm vui. Nhưng niềm vui là để qua đó phấn đấu, tiếp tục học tập và nỗ lực để tiến bộ hơn, để có thể chia sẻ với tha nhân khi thế giới trở nên hoang mang, bất an, đó là đạo của giáo dục, chứ không phải là tự sướng, tự ca cẩm và gieo rắc thói hống hách, khệnh khạng, nói láo.
Trường hợp tại Việt Nam, giáo dục đang gieo rắc thói hống hách, khệnh khạng và nói láo một cách trắng trợn. Ở khía cạnh gieo rắc thói hống hách, ngay cả giáo viên cũng mang thứ tâm lý này, bởi do bệnh thành tích mà ra. Ngay từ vị trí mầm non, theo qui định của Bộ giáo dục thì độ tuổi này chỉ học các kĩ năng hát, múa, giao tiếp cộng đồng và tuyệt đối không được học viết hay học các con số. Và quan trọng hơn hết là các cháu được học cách làm người, học yêu thương, sống chan hòa và tôn trọng người khác… Thế nhưng, tâm lý ganh đua đã bị gieo rắc ngay từ độ tuổi này một khi các cháu được mặc định một thứ tiêu chuẩn thành tích. Nghĩa là cấp trên, cụ thể là Bộ, Sở và Phòng giáo dục đề xuất chỉ tiêu trong một trường phải có 70% xuất sắc trở lên, 30% còn lại phải tiên tiến thì trường mới dđạt chuẩn, mà đạt chuẩn thì mới được rót kinh phí xây dựng.
Chính vì thứ tiêu chuẩn vớ vẩn này mà hầu hết các trường đều bốc mùi thành tích, học sinh mầm non (biết gì mà phát biểu ?) phải học thuộc lòng bài phát biểu của cô Hiệu trưởng soạn ra và lên đọc vanh vách (không cần cầm giấy, vì chưa biết chữ) rằng "con xin cảm ơn đảng, cảm ơn chính quyền, cảm ơn nhà trường… Con biết ơn thầy cô, nhà trường, con hứa sẽ học hành tốt để không phụ công lao thầy cô, không phụ công lao của đảng và nhà nước đã chăm sóc chúng con…". Thú thực, người lớn nghe những đoạn thưa như thế này chỉ biết tê mặt và hỏi thầm vì sao cha mẹ của đứa bé lại nỡ để cho con mình phải chịu kiếp nạn "biết ơn" như thế ? ! Thêm nữa, những đứa được phát biểu và được giấy khen xuất sắc tỏ ra coi rẻ những đứa bị tiên tiến một cách ra mặt. Nghĩa là ngay từ độ tuổi mầm non, chúng đã bị gieo rắc thứ tâm lý tự cao tự đại và hống hách. Thử hỏi, với kiểu tâm lý này, mai mốt lớn lên, chúng sẽ làm gì, ra sao ?
Tính khệnh khạng, trong đợt này, tôi không nghĩ là không có chỉ đạo của phòng giáo dục, hầu hết các huyện, các tỉnh đều có trường hợp gọi là phong trào "lá lành đùm lá rách". Nhưng nếu như trước đây, nhà trường phát động các học sinh quyên góp tiền để dành lại mua quà cho các cháu có hoàn cảnh nghèo, khó khăn… Thì năm nay, trường kêu gọi các mạnh thường quân có con học trong trường. Vậy là các mạnh thường quân bỏ ra một ít tiền, mua vài gói quà và cho chính con của họ lên trao quà ngay trong buổi phát thưởng. Thử nghĩ, những đứa trẻ được nhận quà sẽ nghĩ gì sau khi chúng được một đứa bạn cùng tuổi trao quà rồi đứng chụp hình chung ? Và đứa trao quà với tâm lý mình là người ban cho, tỏ ra khệnh khạng, đứng làm dáng chụp hình cùng các bạn của nó với tư thế của bề trên. Rõ ràng, ở đây, vô hình trung đã gieo rắc cho đứa trao quà một thứ tâm lý khệnh khạng và đẩy những đứa được trao quà xuống chỗ cùng mạt một cách công khai. Chứ chuyện trao và nhận này, nếu xuất phát từ lòng lân mẫn thì phải biết tôn trọng người nhận, thậm chí phải kín tiếng. Kiểu trao quà này chẳng khác nào nhà nước xây một cái nhà tình nghĩa cho người dân rồi đóng cái bản "Nhà tình nghĩa" to tướng trước cửa nhà. Như vậy, chả khác nào đóng một con dấu mặc cảm to tướng lên tráng những đứa trẻ ! Và đây cũng là bệnh thành tích, một thứ thành tích bệnh hoạn về lòng yêu thương, chia sẻ của tập thể hoặc tập thể mượn tay cá nhân để đạt được.
Nhưng, đáng sợ nhất vẫn là bệnh nói láo. Làm gì các cháu ở độ tuổi mầm non, tiểu học, thậm chí trung học cơ sở và trung học lại nghĩ đến ơn đảng, ơn nhà nước, ơn thầy cô một cách sâu sắc và trầm trọng đến như vậy. Hầu hết các bài phát biểu mà tôi đã tham khảo của các cháu học sinh tiêu biểu khi lên đứng trên bục, đọc trước lễ bế giảng đều rất dài dòng, gần hai trang A4 mà không có lấy một dòng cảm ơn cha mẹ đã nuôi dạy, chỉ cảm ơn đảng, nhà nước, chính quyền các cấp và nhà trường, thầy cô đã dạy chúng em nên người… Và mong đảng, chính quyền giúp đỡ cô thầy trong năm học tới, chúc cô thầy đạt được nhiều thành tích hơn… Thử nghĩ, nếu không có bàn tay của người lớn nhúng vào để soạn những bài dài lê thê như vậy thì các em làm sao viết được hay nghĩ ra được những chuyện kì quái như vậy ?
Cái thói nói những gì không phải của mình suy nghĩ, diễn cảm những gì không phải tình cảm của mình đã bị cài đặt ngay từ nhỏ như vậy, lớn lên các em sẽ nói láo một cách không ngượng miệng. Và chắc chắn, để đạt được mục đích, các em sẽ không từ chuyện nói láo. Mà không chừng, nói láo lại thành cái bệ đỡ cho sự thành công của các em ấy chứ ! Lỗi này là lỗi tự sướng của người lớn, lỗi bất chấp của kẻ nắm quyền.
Và ngay bây giờ, trách nhiệm, bổn phận của các cơ quan nhà nước, chính quyền và đảng là phải trả lại sự trong trẻo cho học trò, chữa ngay căn bệnh thành tích và thôi ngay ba cái trò nói láo vớ vẩn để đạt mục đích đi là vừa rồi ! Đừng biến con em chúng ta trở thành quái vật !
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 10/07/2020 (VietTuSaiGon's blog)
Con biết ơn thầy cô, nhà trường, con hứa sẽ học hành tốt để không phụ công lao thầy cô, không phụ công lao của đảng và nhà nước đã chăm sóc chúng con… (như con vẹt)
Chưa dừng ở việc nói bằng miệng mà đảng, chính phủ còn biến niềm tự sướng thành hành động cụ thể, đó là một lần nữa nêu cao công trạng của nhà nước, chính quyền và gieo vào các thế hệ tâm lý "mang ơn đảng, mang ơn chính phủ". Đương nhiên, chuyện này đã diễn ra từ lâu, nhưng vấn đề là cường độ của nó tăng một cách đột ngột trong mùa hè này.
Năm học 2019 - 2020 kết thúc một cách khác thường so với mọi năm bởi chương trình giảng dạy được rút ngắn và Việt Nam phải đối phó với dịch Covid-19 một thời gian dài, mọi cơ xưởng, trường học đều phải đóng cửa. Dù muốn hay không, thì năm học kết thúc một cách an toàn, đó là niềm vui. Nhưng niềm vui là để qua đó phấn đấu, tiếp tục học tập và nỗ lực để tiến bộ hơn, để có thể chia sẻ với tha nhân khi thế giới trở nên hoang mang, bất an, đó là đạo của giáo dục, chứ không phải là tự sướng, tự ca cẩm và gieo rắc thói hống hách, khệnh khạng, nói láo.
Trường hợp tại Việt Nam, giáo dục đang gieo rắc thói hống hách, khệnh khạng và nói láo một cách trắng trợn. Ở khía cạnh gieo rắc thói hống hách, ngay cả giáo viên cũng mang thứ tâm lý này, bởi do bệnh thành tích mà ra. Ngay từ vị trí mầm non, theo qui định của Bộ giáo dục thì độ tuổi này chỉ học các kĩ năng hát, múa, giao tiếp cộng đồng và tuyệt đối không được học viết hay học các con số. Và quan trọng hơn hết là các cháu được học cách làm người, học yêu thương, sống chan hòa và tôn trọng người khác… Thế nhưng, tâm lý ganh đua đã bị gieo rắc ngay từ độ tuổi này một khi các cháu được mặc định một thứ tiêu chuẩn thành tích. Nghĩa là cấp trên, cụ thể là Bộ, Sở và Phòng giáo dục đề xuất chỉ tiêu trong một trường phải có 70% xuất sắc trở lên, 30% còn lại phải tiên tiến thì trường mới dđạt chuẩn, mà đạt chuẩn thì mới được rót kinh phí xây dựng.
Chính vì thứ tiêu chuẩn vớ vẩn này mà hầu hết các trường đều bốc mùi thành tích, học sinh mầm non (biết gì mà phát biểu ?) phải học thuộc lòng bài phát biểu của cô Hiệu trưởng soạn ra và lên đọc vanh vách (không cần cầm giấy, vì chưa biết chữ) rằng "con xin cảm ơn đảng, cảm ơn chính quyền, cảm ơn nhà trường… Con biết ơn thầy cô, nhà trường, con hứa sẽ học hành tốt để không phụ công lao thầy cô, không phụ công lao của đảng và nhà nước đã chăm sóc chúng con…". Thú thực, người lớn nghe những đoạn thưa như thế này chỉ biết tê mặt và hỏi thầm vì sao cha mẹ của đứa bé lại nỡ để cho con mình phải chịu kiếp nạn "biết ơn" như thế ? ! Thêm nữa, những đứa được phát biểu và được giấy khen xuất sắc tỏ ra coi rẻ những đứa bị tiên tiến một cách ra mặt. Nghĩa là ngay từ độ tuổi mầm non, chúng đã bị gieo rắc thứ tâm lý tự cao tự đại và hống hách. Thử hỏi, với kiểu tâm lý này, mai mốt lớn lên, chúng sẽ làm gì, ra sao ?
Tính khệnh khạng, trong đợt này, tôi không nghĩ là không có chỉ đạo của phòng giáo dục, hầu hết các huyện, các tỉnh đều có trường hợp gọi là phong trào "lá lành đùm lá rách". Nhưng nếu như trước đây, nhà trường phát động các học sinh quyên góp tiền để dành lại mua quà cho các cháu có hoàn cảnh nghèo, khó khăn… Thì năm nay, trường kêu gọi các mạnh thường quân có con học trong trường. Vậy là các mạnh thường quân bỏ ra một ít tiền, mua vài gói quà và cho chính con của họ lên trao quà ngay trong buổi phát thưởng. Thử nghĩ, những đứa trẻ được nhận quà sẽ nghĩ gì sau khi chúng được một đứa bạn cùng tuổi trao quà rồi đứng chụp hình chung ? Và đứa trao quà với tâm lý mình là người ban cho, tỏ ra khệnh khạng, đứng làm dáng chụp hình cùng các bạn của nó với tư thế của bề trên. Rõ ràng, ở đây, vô hình trung đã gieo rắc cho đứa trao quà một thứ tâm lý khệnh khạng và đẩy những đứa được trao quà xuống chỗ cùng mạt một cách công khai. Chứ chuyện trao và nhận này, nếu xuất phát từ lòng lân mẫn thì phải biết tôn trọng người nhận, thậm chí phải kín tiếng. Kiểu trao quà này chẳng khác nào nhà nước xây một cái nhà tình nghĩa cho người dân rồi đóng cái bản "Nhà tình nghĩa" to tướng trước cửa nhà. Như vậy, chả khác nào đóng một con dấu mặc cảm to tướng lên tráng những đứa trẻ ! Và đây cũng là bệnh thành tích, một thứ thành tích bệnh hoạn về lòng yêu thương, chia sẻ của tập thể hoặc tập thể mượn tay cá nhân để đạt được.
Nhưng, đáng sợ nhất vẫn là bệnh nói láo. Làm gì các cháu ở độ tuổi mầm non, tiểu học, thậm chí trung học cơ sở và trung học lại nghĩ đến ơn đảng, ơn nhà nước, ơn thầy cô một cách sâu sắc và trầm trọng đến như vậy. Hầu hết các bài phát biểu mà tôi đã tham khảo của các cháu học sinh tiêu biểu khi lên đứng trên bục, đọc trước lễ bế giảng đều rất dài dòng, gần hai trang A4 mà không có lấy một dòng cảm ơn cha mẹ đã nuôi dạy, chỉ cảm ơn đảng, nhà nước, chính quyền các cấp và nhà trường, thầy cô đã dạy chúng em nên người… Và mong đảng, chính quyền giúp đỡ cô thầy trong năm học tới, chúc cô thầy đạt được nhiều thành tích hơn… Thử nghĩ, nếu không có bàn tay của người lớn nhúng vào để soạn những bài dài lê thê như vậy thì các em làm sao viết được hay nghĩ ra được những chuyện kì quái như vậy ?
Cái thói nói những gì không phải của mình suy nghĩ, diễn cảm những gì không phải tình cảm của mình đã bị cài đặt ngay từ nhỏ như vậy, lớn lên các em sẽ nói láo một cách không ngượng miệng. Và chắc chắn, để đạt được mục đích, các em sẽ không từ chuyện nói láo. Mà không chừng, nói láo lại thành cái bệ đỡ cho sự thành công của các em ấy chứ ! Lỗi này là lỗi tự sướng của người lớn, lỗi bất chấp của kẻ nắm quyền.
Và ngay bây giờ, trách nhiệm, bổn phận của các cơ quan nhà nước, chính quyền và đảng là phải trả lại sự trong trẻo cho học trò, chữa ngay căn bệnh thành tích và thôi ngay ba cái trò nói láo vớ vẩn để đạt mục đích đi là vừa rồi ! Đừng biến con em chúng ta trở thành quái vật !
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 10/07/2020 (VietTuSaiGon's blog)