Việc chống tham nhũng dưới chế độ CSVN thực chất chỉ là cuộc thanh trừng phe cánh với nhau, nên nội bộ đảng CSVN sẽ chỉ càng chia rẽ và đấu đá nhau. Ông Chiến cho hay những sai phạm về việc chuyển nhượng đất đai cho Vũ Nhôm ở thời điểm 15 năm trước là chính sách công khai, chủ trương chung của thường trực Thành Ủy, HĐND thành phố đồng ý. Dự án 16 Bạch Đằng,
ông nói "chính Bộ trưởng Công an chọn vị trí này đề xuất giao cho công
ty bình phong do Vũ "Nhôm" điều hành để phục vụ phát triển tiềm lực
ngành". Như vậy phải hiểu tham nhũng là hiện tượng tràn lan để góp phần duy trì sự phấn đấu và gắn bó phần nào trong lòng chế độ CSVN. Không thể nào chống tham nhũng trong một hệ thống mà chính đảng CSVN là nguyên nhân đẻ ra nó. Muốn chống tham nhũng có hiệu lực và có tính chính đáng, điều đầu tiên là phải thiết lập một thể chế dân chủ đa nguyên.
Cựu chủ tịch Đà Nẵng Văn Hữu Chiến khai "không có vai trò" trong chuyển nhượng đất công sản vì thế bị kết tội là oan.
Sáng 6/5, trả lời HĐXX phúc thẩm trong hơn một tiếng, ông Văn Hữu
Chiến (66 tuổi, Phó Chủ tịch UBND Đà Nẵng giai đoạn 2006-2011, Chủ tịch
năm 2011-2016) nhiều lần khẳng định đã "ký theo chỉ đạo" với tất cả văn
bản bị quy kết sai phạm liên quan bán nhà đất công sản tại vụ án này.
"Tôi không có vai trò gì, không có thực quyền, không trực tiếp
nhận đơn thư gì liên quan mua nhà, đất công sản này", ông Chiến nhấn
mạnh ít nhất 5 lần khi trình bày tại TAND Cấp cao.
Tại phiên sơ thẩm, ông Chiến bị TAND Hà Nội phạt 12 năm tù về hai tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Ban đầu, ông kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt song sau đó kháng cáo bổ sung và hôm nay kêu oan cả hai tội trên.
Nói chậm, rõ ràng, có lúc giọng gấp gáp, ông xin trình bày 17 nội
dung, căn cứ cho rằng bản án sơ thẩm đã "nhận định không đúng". Cựu chủ
tịch Đà Nẵng giải thích việc giảm 10% giá bán nhà, đất công sản cho Vũ
"Nhôm" là chủ trương chung của Đà Nẵng và đã được thường trực Thành ủy,
HĐND thành phố đồng ý. Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước và nhiều cơ quan
đều biết. Ở thời điểm 15 năm trước, đây là chính sách công khai. Hơn
nữa, ông chỉ là người thi hành quyết định của chủ tịch thành phố, theo
quy định tại Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Khi là Phó chủ tịch thành phố, ông ký bán giảm giá với mức trên cho
19 căn lô nhà, đất công sản song là "thực hiện theo chỉ đạo của Chủ
tịch, Bí thư thành phố", đúng quy định. Việc ký thay Chủ tịch là theo
quy chế hoạt động UBND thành phố hàng năm. Phó Chủ tịch được chủ tịch
phân công phụ trách một số lĩnh vực, ngành, địa phương thay mặt chủ tịch
giải quyết việc được phân công trừ việc được chủ tịch trực tiếp xử lý. Ông Chiến nhắc lại nhiều lần "việc bán nhà, giao đất do hai chủ tịch
tiền nhiệm Trần Văn Minh, Hoàng Tuấn Anh trực tiếp giải quyết".
Cựu chủ tịch Văn Hữu Chiến tại phiên phúc thẩm. Ảnh: Phạm Dự.
Trước việc ông Chiến khẳng định "không có vai trò trong việc bán nhà,
chuyển quyền sử dụng đất", chủ toạ Ngô Anh Dũng ngắt lời, hỏi: "Khi làm
nhiệm vụ, ông thấy văn bản không đúng pháp luật mà vẫn ký?". Ông Chiến
đáp lúc đó "không có cơ hội để xem xét". Ông giải thích Chủ tịch Trần Văn Minh trực tiếp nhận đơn xin mua của
doanh nghiệp và đồng ý cho chuyển nhượng, cho giảm 10%, giảm hệ số sinh
lợi, chuyển tên, bán không qua đấu giá. Những việc này không thông qua
ông mà qua hội đồng thẩm định, qua các sở, ban ngành chuyên môn. Những
quyết định, văn bản ông ký liên quan việc giao đất chỉ là một trình tự,
quy trình. Có những việc ông "không thò vào được" vì do Chủ tịch trực
tiếp giải quyết.
"Phó chủ tịch không có thẩm quyền gì. Tôi chịu trách nhiệm về chữ ký
của mình, còn vì sao ký mong toà xem xét", cựu chủ tịch Đà Nẵng trình
bày. Ông khai: "Với nhiều căn nhà, tôi chưa ký văn bản người ta đã nộp
tiền, các cơ quan chuyên môn đã ký đồng ý. Ví dụ, nhà 45 Nguyễn Thái
Học, 158 Bạch Đằng, người ta đã nộp tiền trước hết rồi. Có căn, họ còn
nộp tiền trước hơn 2 tháng. Tôi ký chỉ là hoàn thiện hồ sơ".
Với dự án 29 ha ở khu đô thị mới Quốc tế Đa Phước, ông Chiến nói
không được tham gia từ đầu, không thoả thuận nguyên tắc. Với dự án Công
viên An Đồn, ông khai ký văn bản 338 đồng ý giảm 10% hệ số sinh lời
song làm theo chủ trương chung của thành phố. Dự án 16 Bạch Đằng,
ông nói "chính Bộ trưởng Công an chọn vị trí này đề xuất giao cho công
ty bình phong do Vũ "Nhôm" điều hành để phục vụ phát triển tiềm lực
ngành".
Trong các câu trả lời sau đó, ông Chiến liên tục bị chủ tọa nhắc "không đổ lỗi cho trách nhiệm hệ thống lãnh đạo cấp trên nữa".
Theo bản án sơ thẩm, tại 22 nhà, đất công sản ở Đà Nẵng có sai phạm
trong chuyển nhượng, ông Chiến ký bán không qua đấu giá, giảm 10% quyền
sử dụng đất... để tạo điều kiện cho Phan Văn Anh Vũ (Vũ "Nhôm") hưởng
lợi tới 18 dự án, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 22.000 tỷ đồng.