Mỹ tính chuyện kiện Trung Quốc vì tích trữ đồ bảo hộ y tế (VOA Tiếng Việt)

Hành động biến trang bị y tế thành thứ vũ khí chính trị khi mà hàng triệu người đang đối mặt với dịch bệnh chết người của Trung Cộng thật ghê tởm. Chắc chắn nó càng chỉ khiến thế giới coi Trung Cộng là một mối đe dọa đối với an ninh toàn cầu phải bị trừng trị.

Nhân viên y tế Bệnh viện Mount Sinai, New York, cầm bảng yêu cầu có thêm trang bị bảo hộ chống virus corona, ngày 3/4/2020.

Các công ty sản xuất trang bị bảo hộ hàng đầu của Mỹ nói với Tòa Bạch Ốc là Trung Quốc cấm họ xuất khẩu các sản phẩm mà họ sản xuất từ Trung Quốc giữa lúc đại dịch virus corona đang lên cao và Bắc Kinh đang dồn thị trường đồ bảo hộ trên thế giới vào chân tường, theo tờ New York Post.

Hiện nay, chính quyền ông Trump đang cân nhắc kiện Trung Quốc về những hành động bị cáo buộc này, môt luật sư cùa Tổng thống được Fox News dẫn lời hôm 5/4.

“Trong luật hình sự, so sánh việc này với các mức độ giết người,” bà Jenna Ellis, một cố vấn pháp lý cao cấp của chiến dịch tái tranh cử của ông Trump, nói.

“Người ta đang chết dần chết mòn. Khi bạn có những hành động cố ý, có dự mưu giết người không gớm tay, như kiểu Trung Quốc hiện nay, thì đây được xem như là giết người cấp độ 1.”

Bà Ellis nói các biện pháp lựa chọn đang được cứu xét bao gồm kiện trước Tòa Nhân quyền Châu Âu hay làm việc “qua Liên Hiệp Quốc.”

Giám đốc điều hành của công ty 3M và Honeywell nói với các giới chức Mỹ là chính phủ Trung Quốc bắt đầu chặn việc xuất khẩu khẩu trang N95, máy thở, giày, găng tay và những sản phẩm khác do các công xưởng của họ tại Trung Quốc sản xuất, theo lời một giới chức cao cấp Tòa Bạch Ốc.

Trung Quốc trả tiền cho các nhà sản xuất theo giá bán sĩ tiêu chuẩn, nhưng cấm bán các sản phẩm thiết yếu cho bất cứ ai, viên chức này nói.

Trong khi đó, dữ liệu trên mạng cho thấy Trung Quốc nhập 2,46 tỉ đơn vị “các chất liệu phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh” trong thời gian từ 24/1 cho đến 29/2, viên chức Tòa Bạch Ốc cho hay.

Các trang bị này, trị giá gần 1,2 tỉ đô la gồm hơn 2 tỉ khẩu trang và hơn 25 triệu chất liệu để may quần áo bảo hộ đến từ các nước trong Liên hiệp Châu Âu, cũng như Úc, Brazil và Campuchia.

Dữ liệu của Hải quan Trung Quốc chứng tỏ nỗ lực dồn thị trường thế giới về các mặt hàng bảo hộ bằng cách tăng cường mua một số lượng lớn các mặt hàng này—trong khi Trung Quốc, nước sản xuất trang bị bảo hộ lớn nhất thế giới, đã hạn chế xuất khẩu, giới chức này nói.

Tuần qua, ông Trump áp dụng Luật Sản xuất Quốc phòng để ra lệnh cho công ty 3M có trụ sở tại St. Paul, Minesota ưu tiên sản xuất khẩu trang N95 cho Cơ quan Quản trị Khẩn cấp Liên bang FEMA.

Ông Michael Wessell, thành viên sáng lập của Ủy ban Duyệt xét Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung, xác nhận tình hình này và nói việc Trung Quốc dùng mánh khóe đã khiến cho các bệnh viện Mỹ “thiếu hụt trang bị bảo hộ trầm trọng để chống lại khủng hoảng.”

Ông Wessell nói “một số hành động của Trung Quốc có lẽ bất hợp pháp, nhưng mang sự kiện này ra trước pháp luật giữa lúc chúng ta đang trong cơn hủng hoảng thì không giúp ích gì nhiều cho các bệnh nhân đang dùng máy thở trong bệnh viện.”

Ông Christian Whiton, cựu cố vấn cao cấp về ngoại giao và thương mại của Tổng thống George W. Bush và chính quyền ông Trump, mô tả việc Trung Quốc kiểm soát trang bị bảo hộ là “một cuộc chiến tranh chính trị.”

Trong một tuyên bố, công ty Honeywell nói: “Đối với phần lớn quý 1, Trung Quốc gánh chịu hậu quả cấp thời nhất của cuộc khủng hoảng COVID-19, do đó tất cả khẩu trang từ các cơ sở liên hệ được sử dụng vào tiêu thụ địa phương.

Ngày 5/4, công ty 3M không trả lời yêu cầu bình luận, nhưng trong một tuyên bố tuần trước, công ty cho biết đã được Trung Quốc cho phép xuất khẩu 10 triệu mặt nạ N95 do họ sản xuất tại Trung Quốc.

Ông Steve Bannon, cựu chiến lược gia trưởng của ông Trump và là người hướng dẫn chương trình “Phòng Chiến tranh: Đại dịch,” nói thái độ của Trung Quốc tương tự như “tai họa Chernobyl”.

Tòa Đại sứ Trung Quốc tại Washington D.C không trả lời yêu cầu bình luận.

(Nguồn FOX/New York POst)