Lý do khiến ông Putin đột nhiên nổi giận với Ba Lan (Vitaly Shevchenko BBC Monitoring)
Putin vẫn tìm cách biện bạch loanh quanh cho đế chế Xô Viết - một đế chế tội ác.
Điều này không có gì khó hiểu, bởi chính Putin cũng là sản phẩm của Liên Xô, cũng độc tài không kém những lãnh đạo như Stalin. Biến cố Liên Xô được giải thể một cách hòa bình được cả thế giới coi là một may mắn lớn cho nhân loại, nhưng Putin luôn coi đó là " thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ hai mươi ".
Sputnik/AFP
Nhà lãnh đạo Nga tăng sức ép lên Ba Lan trong việc đưa ra bình luận trong mấy ngày qua
Trong lúc các quan chức hàng đầu của Nga đang tổng kết lại những gì đã đạt được trong năm 2019 thì có một chủ đề nổi bật trong các tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin: Ba Lan và vai trò của nước này trong Đệ nhị Thế chiến.
Trong bảy ngày qua, ông nhắc tới vấn đề này không dưới năm lần tại các cuộc họp chủ chốt - trong đó có những cuộc họp không mấy liên quan gì tới lịch sử, thậm chí tới chính sách ngoại giao.
Trong một lần bột phát bất thường tại cuộc họp của Bộ Quốc phòng hôm 24/12, ông mô tả đại sứ Ba Lan tại nước Đức thời Phát xít là "đồ cặn bã và là một con heo theo chủ nghĩa bài Do Thái".
Hai giờ sau đó, ông lại đưa vấn đề này ra tại cuộc họp với các lãnh đạo quốc hội.
Chủ tịch Hạ viên (Duma), Vyacheslav Volodin cảm ơn ông Putin và đòi Ba Lan phải xin lỗi.
Ngày hôm sau, Tổng thống Putin tổ chức cuộc họp cuối năm truyền thồng với các doanh nhân chủ chốt của Nga. Theo tạp chí Forbes phiên bản tiếng Nga, tại cuộc họp này ông "khiến mọi người ngạc nhiên về việc ông liên hệ các vấn đề lịch sử này nhiều tới mức nào với việc mở màn Đệ nhị Thế chiến và các quan điểm của Ba Lan".
Ông cũng đang có kế hoạch viết một bài báo về chủ đề này.
Thế nhưng vì sao ông Putin đột nhiên lại quan tâm chuyện này?
EPA
Cuộc họp với giới doanh nhân chóp bu được tổ chức trang trọng tại Điện Kremlin
Việc ông Vladimir Putin chỉ trích Ba Lan diễn ra sau khi Nghị viện châu Âu ra một nghị quyết lên án cả Liên Xô lẫn Đức Quốc xã về việc làm Đệ nhị Thế chiến nổ ra.
Với vị tổng thống Nga, việc đưa hai nước ngang hàng với nhau như thế "là đỉnh điểm của sự chỉ trích cay độc", và một lần nữa ông muốn dùng tới chiến thuật "quý vị cũng thế" ("whataboutism") bằng cách xoay mũi dùi tới một bên khác, mà trong trường hợp này là Ba Lan.
Liên Xô vốn thường bị cáo buộc là đã cùng với Đức Phát xít chia cắt Ba Lan do kết quả của hiệp ước không tấn công lẫn nhau ký với Hitler (được biết đến với tên gọi Hiệp ước Molotov-Ribbentrop).
Nhưng tại sao Putin lại tức giận trước những cáo buộc đưa ra đối với một đất nước nay không còn tồn tại?
Getty Images
Hiệp ước Đức - Liên Xô được ký kết năm 1939
Chiến thắng của Liên Xô trong Đệ nhị Thế chiến là một trong những rường cột vinh quang nhất của ý thức hệ nước này, và sau hơn 70 năm, sự kiện này vẫn đươc kỷ niệm tưng bừng hàng năm.
Nó cũng là nội dung then chốt để Tổng thống Putin chính danh hóa bản thân mình cùng chính sách ngoại giao bành trướng của mình trong vị thế là người kế thừa của đế chế Liên Xô.
Bởi vậy nên Điện Kremlin coi bất kỳ lời chỉ trích nào đối với điều ở nước Nga được coi là Chiến thắng Vĩ đại đều là cú tấn công vào chính nước Nga.
Tất nhiên là những thứ lý do đó không đủ để Ba Lan chấp nhận các lời cáo buộc mà Warsaw coi là "diễn giải sai".
Nguồn: BBC Tiếng Việt