Nhốt văn kiện đại hội vào chum (Nguyễn Đình Cống)
Tôi cho rằng “ổn định xã hội” là điều kiện cần thiết nhất để bảo đảm
đời sống và sự phát triển, mà ở VN hiện nay xã hội kém ổn định chứ không
phải rất ổn định. Thì cứ nhìn vào môi trường, vào sự xuống cấp đạo đức,
nạn trộm cướp và bạo hành v.v… thì rõ. Ổn định chính trị là điều quan trọng, nhưng là để phục vụ cho ổn định
xã hội. Mà ổn định chính trị hiện nay thuộc loại không bền vững, cần
chống đỡ mới được. Chống đỡ bằng bạo lực công an trị và bằng tuyên
truyền. Khi mà việc đánh giá tình hình đã không phản ảnh đúng bản chất sự
thật thì liệu những đường lối dựa vào đó có đủ độ tin cậy, hay chỉ là
sản phẩm của hoang tưởng và duy ý chí. (Nguyễn Đình Cống)
Trong bài “Vài suy nghĩ trước thềm Đại hội XIII”,
về chuẩn bị văn kiện tôi có viết một đoạn, trình bày việc ĐCSVN không
thể nào tìm ra sự thật nếu không thay đổi quan điểm và phương pháp:
“Chuẩn bị cho ĐH 13 lãnh đạo Đảng vẫn kiên trì Mác Lê, vẫn theo
tư tưởng và cách làm cũ, đã lỗi thời, vẫn dựa vào đội ngũ cán bộ trung
thành nhưng kém năng lực. Mặc dầu có Hội đồng lý luận, có Ban Tuyên
giáo, lập thêm nhiều Ban chuẩn bị văn kiện, tổ chức nhiều hội nghi, hội
tháo, tăng cường lãnh đạo của Bộ Chính trị, của Ban Bí thư, phát huy đến
tối đa trí tuệ và dân chủ v.v.…, nhưng rồi cũng không thể nào tìm được
sự thật ẩn giấu. Vì sao vậy? Vì những người tham gia vào việc tìm kiếm
này, ngoài kém trí tuệ, thiếu dũng cảm, không có phương pháp đúng, họ
còn không được tự do, bị vòng kim cô Mác Lê chụp lên đầu, bị nguyên tắc
tập trung dân chủ khống chế, bị 19 điều cấm trói buộc. Họ chỉ được phép
tìm ra những sự thật mà lãnh đạo muốn nghe và chấp nhận”.
Ngày 6/9 Tiểu ban văn kiện họp, cho rằng, dự thảo các báo cáo được
chuẩn bị công phu, nghiêm túc, có cơ sở lý luận và thực tiễn, bám sát Đề
cương. Tổng – Chủ đưa ra lời phán: “Kiên định mục tiêu lý tưởng có nguyên tắc, đồng thời phải hết sức sáng tạo, bám sát thực tiễn để đổi mới kịp thời”. Ông còn nhấn mạnh rằng các văn kiện về mọi lĩnh vực không được trái với Báo cáo chính trị.
Như thế khác nào ông tạo ra một cái chum để nhốt các văn kiện hoặc là
nhốt đầu óc các cán bộ chuẩn bị văn kiện. Như thế thì phương châm “Hết
sức sáng tạo, đổi mới kịp thời” chỉ là trò lừa bịp, dối trá.
Những điều được trình bày trong các văn kiện rồi cũng sẽ phản ảnh
thực tiễn, cũng là sự thật, nhưng tiếc thay nó chỉ phản ảnh được một
phần của thực tiễn, một phần của sự thật. Đó là phần mà lãnh đạo muốn
phô bày để chứng tỏ sự sáng suốt của mình. Còn phần sự thật thuộc bản
chất, bị ẩn giấu thì họ không muốn và không thể tìm ra. Chỉ nêu một nhận
định cơ bản: “Đất nước đang có ổn định tốt về chính trị và xã hội”.
Người ta khẳng định rằng chính trị rất ổn định, chính quyền vững
chắc, nhân dân tin tưởng, lãnh đạo sáng suốt, chống tham nhũng thành
công, độc lập được giữ vững v.v… Người ta cho rằng xã hội ổn định vì
kinh tế tăng trưởng, xóa đói giảm nghèo, giáo dục phát triển v.v… Nhưng
để cho có vẻ chân thật, người ta sẽ thêm vào một đoạn ngắn: “Tuy vậy vẫn
còn bất ổn ở một vài nơi…”.
Tôi cho rằng “ổn định xã hội” là điều kiện cần thiết nhất để bảo đảm
đời sống và sự phát triển, mà ở VN hiện nay xã hội kém ổn định chứ không
phải rất ổn định. Thì cứ nhìn vào môi trường, vào sự xuống cấp đạo đức,
nạn trộm cướp và bạo hành v.v… thì rõ.
Ổn định chính trị là điều quan trọng, nhưng là để phục vụ cho ổn định
xã hội. Mà ổn định chính trị hiện nay thuộc loại không bền vững, cần
chống đỡ mới được. Chống đỡ bằng bạo lực công an trị và bằng tuyên
truyền.
Khi mà việc đánh giá tình hình đã không phản ảnh đúng bản chất sự
thật thì liệu những đường lối dựa vào đó có đủ độ tin cậy, hay chỉ là
sản phẩm của hoang tưởng và duy ý chí.
Không ai phủ nhận sự phát triển kinh tế trong thời gian qua, nhưng nó
cũng mang đến nhiều tai họa khôn lường cho môi trường vật chất và tinh
thần. Phải chăng lãnh đạo không muốn thấy, không muốn đánh giá đúng các
tai họa đó mà vẫn quyết tâm phát triển kinh tế, đặt nó là nhiệm vụ hàng
đầu.
Lãnh đạo không muốn biết bản chất của sự thật, nhưng nhân dân và đa
số đảng viên cần phải biết. Muốn thế xin hãy để trí tuệ thoát ra khỏi
cái chum, đối chiếu với thực tế và suy nghĩ bằng đầu óc của mình.