Chừng 100 người Việt ở Nhật Bản xuống đường phản đối TQ (BBC)
100 người VN ở Nhật tham gia biểu tình chống TQ gây hấn ở Biển Đông tuy không nhiều cũng làm cho 96 triệu người dân VN ấm lòng. Điều mà THDCĐN lo lắng nhất đó là sự rã hàng và chán nản của người dân VN đối với đất nước sau một thời gian dài cai trị bởi ĐCSVN. Thế hệ người Việt thứ hai tại hải ngoại hầu như không còn mấy quan tâm đến vận mệnh đất nước, họ đang cố gắng hòa nhập vào xã hội mới nơi họ định cư. Chúng ta hy vọng thế hệ thứ 3 sẽ tìm về cội nguồn và sẽ có những đóng góp quan trọng khi đất nước có dân chủ.
Khoảng 100 người Việt sinh sống tại
Nhật Bản đã tham gia một cuộc biểu tình tuần hành quanh Đại sứ quán
Trung Quốc để phản đối hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông.
"Tình
hình là hiện tại biển đảo của Việt Nam bị xâm chiếm mà nói thẳng là nó
cướp nhưng phía nhà hữu trách của Việt Nam thì hầu như là im lặng và
không có biểu hiện hay biện pháp nào để ngăn chặn sự xâm lược của giặc
tàu.
"Nên tôi là một người con dân nước Việt Nam không muốn mất
một tất đất nào cũng lãnh thổ Việt Nam dù đang đi lao động tại Nhật Bản
nhưng tôi cũng muốn góp tiếng nói của mình nên đã tham gia cuộc biểu
tình hôm qua 8/9," một người Việt tại Nhật tên Ngọc Quý nói với BBC.
Cuộc
biểu tình ôn hòa này được tổ chức bởi Phong trào Antichicom (Chống Cộng
sản trung Quốc), theo thông báo của ban tổ chức biểu tình.
Được
biết, người biểu tình đi bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc để "bày tỏ sự
phản đối mạnh mẽ đến nhà cầm quyền Bắc Kinh vì hành vi xâm lược bãi Tư
Chính và lãnh hải của Việt Nam."
Các băng rôn được viết bằng tiếng Việt, tiếng Nhật và tiếng Anh.
Được biết là cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần thứ hai trong 2019 tại Nhật Bản.
Theo
thông báo của VMA, sau cuộc biểu tình, phong trào sẽ "xúc tiến các
chương trình ủng hộ dân chủ nhân quyền cho Việt Nam, thông qua các hoạt
động truyền thông đại chúng, phổ biến thông tin và kiến thức về chủ
quyền biển đảo, gây quỹ ủng hộ các hoạt động có tính dân chủ hóa Việt
Nam, và nhiều các lĩnh vực văn hóa xã hội khác."
Thông báo cũng cho biết họ ủng hộ các sắc dân Tây Tạng, Uyghuir và người Hong Kong đang bị Trung Quốc "bức hại".
Trong thông điệp sau cuộc biểu tình, VMA viết:
"Tuy sống xa quê hương, nhưng trái tim chúng ta luôn hướng về quê hương, dòng máu Lạc Hồng vẫn cuồn cuộn chảy trong mỗi người.
Nước Việt Nam chưa bao giờ thiếu bậc anh hùng hào kiệt, và các bạn dám xuống đường hôm nay thực sự là những người hùng!"
Không thể biểu tình trong nước
Anh
Nguyễn Phương, kỹ sư cơ khí, từng là du học sinh ở Nhật vào 2015 và làm
việc ở Nhật từ 2017 đến nay. Anh là một trong những người tham gia cuộc
biểu tình hôm 8/9 qua. Anh cho BBC biết anh từng tham gia rất nhiều
cuộc biểu tình tại Việt Nam nhưng nhiều lần bị bắt bị đánh đập.
Phương tham gia các cuộc biểu tình chống Formosa vào tháng 5/2016 và các cuộc biểu tình từ Sài Gòn đến Vũng Tàu, Đồng Nai.
Anh
Phương cho biết phần đông người tham gia biểu tình đa số là du học sinh
Việt Nam tại Nhật Bản, cựu du học sinh trước 1975 và sau 1975, thực tập
sinh ở nhiều nơi trên đất nước Nhật.
Anh Ngọc Quý là một trong số
đó. Anh Quý cho biết anh chưa từng đi biểu tình ở Việt Nam nhưng hiểu
rõ biểu tình ở quê nhà rất khó.
"Ở Việt Nam, mình đã từng đi xem biểu tình thì thấy phía cảnh sát công an Việt Nam tìm mọi cách để bắt những người biểu tình
Còn
ở Nhật thì lần đầu tiên mình tham gia biểu tình nhưng khác hoàn toàn.
Cảnh sát Nhật Bản họ cũng đi cùng đoàn biểu tình và họ phân luồng xe
chạy và chặn xe tại các ngã tư để đoàn biểu tình đi không gặp bất cứ trở
ngại nào.
"Mình cảm nhận là biểu tình ở những nước tư bản tự do và có nhân quyền thì con người luôn được bảo vệ trước cái xấu."
Về mức độ hiệu quả của một cuộc biểu tình 100 người ở Nhật Bản, anh Quý cho rằng kết quả "sẽ không thấy ngay".
"Theo
mình nghĩ thì sẽ không có kết quả liền vì những người hiểu về việc giặc
tàu nó xâm chiếm biển đảo của Việt Nam thì còn rất ít vì giới trẻ ở
Việt Nam hiện nay đang ở trong nước còn thiếu thông tin và chỉ nghe một
chiều của báo chí và truyền thông.
"Để có kết quả thì mình cần
phải cho những người giới trẻ Việt Nam ở trong nước hiểu được vấn đề
quan trọng. Mình nghĩ những cuộc biểu tình như thế này thì giới trẻ Việt
Nam sẽ xem và tìm hiểu vì ở VN đa phần là sử dụng Facebook nên mình
nghĩ về lâu dài thì sẽ có kết quả."
Còn với anh Phương, đây là một cuộc biểu tình "thành công".
"Với tôi cuộc biểu tình đem lại kết quả thành công
hơn mong đợi, bởi cuộc biểu tình tập hợp nhiều gương mặt trẻ, đa số lần
đầu tham gia biểu tình, các em thể hiện rõ tinh thần chống lại âm mưu
cướp nước của chính quyền Bắc Kinh, các em tự tin đứng trước đại sứ quán
hô to, yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh cút khỏi lãnh thổ Việt Nam."
"Trên
đường đi, chúng tôi còn gặp ba lao động người Việt vẫy tay ủng hộ và
cùng hô vang với chúng tôi, gặp bạn nữ đang làm thêm chạy ra cổ vũ đoàn
chúng tôi, báo chí và người đi đường họ cũng tỏ thái độ ủng hộ chúng
tôi."
"Sau sự kiện nhận được sự ủng hộ đông đảo của bà con trong
nước và hải ngoại, mong cuộc biểu tình tại Osaka sắp tới sẽ thu hút được
nhiều bạn trẻ tham gia!"