Vụ Gateway để lộ nạn con ông cháu cha thao túng học đường (Nhiều tác giả)

Sau sự thật – một đứa trẻ sáu tuổi uổng tử, Thủ tướng Việt Nam đã yêu cầu Bộ Công an rồi Bộ Giáo dục Đào tạo phải làm đủ thứ. Yêu cầu đó cũng thật. Sự quan tâm, phản ứng nhanh lẹ, quyết liệt của cả Thủ tướng lẫn hệ thống công quyền Việt Nam đối với một đứa trẻ uổng tử, liên quan tới trách nhiệm của hệ thống phổ thông liên cấp Gateway và Edufit vừa thật, vừa song hành với một sự thật khác : Còn hàng trăm ngàn đứa trẻ thiếu cơm ăn, áo mặc, vạ vật, vất vưởng bên lề con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà cả Thủ tướng lẫn hệ thống công quyền Việt Nam chưa bao giờ đoái hoài ! (Trân Văn)

Gateway con đẻ của tập đoàn sân sau EDUFIT và sự thiệt mạng thảm khốc của em bé lớp 1. Tại sao ?

Giang Nam, VNTB, 11/08/2019
Cái kim trong bọc lâu ngày rồi cũng phải lòi ra, cách này hay cách khác... "Cái kim" tượng trưng cho sự thật, sự thật luôn bị bưng bít, song thể nào cũng đến lúc phải bị phơi trần.
1. Sơ suất, chủ quan là bệnh căn cốt của quan chức cộng sản 
Kể không thể hết những vụ đổ bể của quan chức tham nhũng, tiêu cực các loại chỉ do "sơ suất" nhỏ bé, không ai ngờ.
Những đồng chí "chưa bị lộ" là nhờ bản năng che giấu cao tay, cố tránh sơ suất ất thờ hoặc lâu được chừng nào hay chừng ấy. "Nhân quả" thì chưa biết có ứng nghiệm hay không. Thôi thì có gì đời sau gánh. Hãy cứ biết đời này đã.
Sơ suất chủ yếu là xây dựng biệt phủ hoành tráng. Đưa nhanh con cái đi du học phương Tây.
Sơ suất có vẻ ít nhất, khôn ngoan nhất là đầu tư vào "chùa chiền, giáo dục" nghe có vẻ hiền lành.
Giả sử đây chỉ là "sơ suất" của trường Gateway non trẻ mới thành lập được hơn một năm (12/2017). Nhưng tốc độ phi mã của qui mô thì lại là sơ suất trầm trọng. Phần sau sẽ giới thiệu sơ qua qui mô khủng của tập đoàn EDUFIT, mẹ đẻ của Gateway.
Vậy là, sơ suất cũng có năm bảy đường sơ suất.
Phần sau chúng ta sẽ xem qua lý lịch của những người sáng lập tập đoàn này sẽ biết vì sao "sơ suất".
Có lẽ đây là di chứng căn bệnh "kiêu ngạo cộng sản" mà Lenin ông tổ của học thuyết đã cảnh báo ngót trăm năm trước.
Tuy nhiên đám quản trị trường này ỷ thế quan chức cao cấp chống sau lưng nên coi thường mạng sống con người. 
Đó là nguyên nhân gốc của sơ suất cực lớn này.
2. Thuyết âm mưu

Công an từ chối công bố nguyên nhân bé lớp 1 trường Gateway tử vong, mặc dù các dấu hiệu hình sự giết người quá rõ. Nhưng thận trọng họ chưa công bố khởi tố vụ án giết người.

"Công an quận Cầu Giấy cho biết đã triệu tập tất cả người liên quan vụ học sinh trường Gateway tử vong do bị bỏ quên trên ôtô. Khi có đầy đủ tài liệu, cảnh sát sẽ khởi tố bị can". 
Vì sao Công an cũng không chịu công bố nguyên nhân ?
Vậy là, thuyết âm mưu không thể không được đặt ra !
Cạnh tranh băng nhóm mafia "sân sau" triệt hạ đối thủ cạnh tranh ?
Tin trên báo đài nhà nước : vài tiếng đồng hồ sau vụ án, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và yêu cầu điều tra rõ vụ em bé bỏ quên. Liệu có nhanh nhảu quá chăng ?

"Sau cái chết thương tâm của bé lớp 1 Trường Gateway (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo khẩn trương điều tra làm rõ trách nhiệm từng cá nhân, tổ chức liên quan, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật" - TTO.

Quá nhanh, quá sốt sắng nhiệt tình đôi khi cũng chưa phải cao tay. Dễ bị lộ tẩy !

Nhờ báo chí và mạng xã hội sôi sục mấy bữa nay, nhiều bí ẩn đằng sau cái chết thương tâm của em bé lớp 1 rúng động cả nước mới dần dần bị bóc gỡ.
Trường "quốc tế" Gateway thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Edufit chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/2017, đặt trụ sở tại tổ 34, phường Trần Lãm, Thành phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình) với số vốn ban đầu 20 tỷ đồng (nay là 150 tỷ đồng).
Hai cổ đông lớn trong số các cổ đông sáng lập là bà Trần Thị Hồng Vân sinh năm 1986 (35,7%) và bà Trần Thị Hồng Hạnh sinh năm 1982 (35,7%), Nguyễn Thị Xuân Trang sinh năm 1986 (14,3%) và Trần Thị Huyền sinh năm 1985 (14,3%). 
Ngay sau sự việc cháu Long bị mất, thì trên trang báo Đầu tư đã edit bài viết này không còn tên Trần Thị Huyền và Nguyễn Thị Xuân Trang nữa. May mà có người bạn đã kịp xem nhưng không kịp copy trang đó lại.
Bở vì trang website của Edufit- Gateway đã nhanh tay đóng lại.
Tuy Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Edufit mới đi vào hoạt động từ 12/2017 nhưng đã có tới hơn 10 cơ sở để hoạt động khắp nơi vươn tới thủ đô. 
Tại sao họ lại hoạt động một cách hùng mạnh và nhanh như vậy ?
Nhìn bề ngoài là làm giáo dục nhưng thực chất các dự án giáo dục của Edufit là lấy đất vàng đắc địa là chủ yếu. 
Mặt khác đây cũng là chỗ rửa tiền.
Toàn bộ 4 nhân vật lãnh đạo trên là ai, sao lại có tiềm lực cả tiền và cơ chế như vậy ? Chúng ta điểm sơ qua một chút.
1. Trần Thị Hồng Vân sinh năm 1986 là con gái của Trần Văn Vệ - Trung tướng, Phó thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (nguyên Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình).
2. Trần Thị Hồng Hạnh (1982) và Trần Thị Huyền (1985) là con gái của Trần Văn Đình, Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á. Ông Đình là anh trai của tướng Trần Văn Vệ.
3. Nguyễn Thị Xuân Trang sinh năm 1986 là con gái của Nguyễn Xuân Phúc - thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vậy nên mấy thông tin trên cũng đủ để cho thấy sự phát triển mạnh một cách bất thường ở Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Edufit. Một cách chiếm đất vàng giá rẻ, một cách rửa tiền hợp pháp của các đối tượng này cỡ như thế nào ? (1)
------------------

Bé lớp 1 Trường Gateway tử vong : Xe đưa đón hoạt động sai quy định

TTO - Chiếc xe có học sinh lớp 1 Trường Gateway tử vong trên xe chưa được cấp phù hiệu xe hợp đồng để thực hiện kinh doanh vận tải theo quy định.

https://youtu.be/cVfCd4fGnh8
Bé trai lớp 1 trường Gateway tử vong nghi bị bỏ quên trên xe
Trao đổi với VietnamNet sáng 8/8, chị Lan, dì của cháu bé cho biết thêm : Trước khi đi học, bé L. mặc áo xám, nhưng sau đó con nói rằng hôm nay phải mặc đồng phục (áo đỏ) nên gia đình lại thay áo ra. Bác giúp việc vẫn cho chiếc áo xám của cháu vào balo. Sau khi xảy ra sự việc, gia đình kiểm tra camera của nhà trường thì thấy cháu lại mặc áo xám (mọi người nhìn trên camera ra màu trắng - chú thích của PV). Gia đình cảm thấy rất nghi ngờ về điều này, và do đó càng mong các cơ quan chức năng sớm làm sáng tỏ vụ việc.
Phải chăng vụ học sinh chết, báo chí làm rầm rộ liệu có phải nhằm vào Thủ tướng Phúc và tướng Vệ trong kỳ đại hội sắp tới ? Điều hài hước và khốn nạn là : Báo chí và trang Web liên quan tất cả đã gỡ tên Nguyễn Thị Xuân Trang, con gái Thủ tướng, khỏi danh sách 4 thành viên sáng lập của Edufit.
Tôi sục ngay vào trang web Cổng thông tin của GATEWAY, thấy đã đóng chặt cửa (2) :
Oops ! That page can’t be found.
Tất cả các trang điện tử của EDUFIT và GATEWAY đều chỉ hiện lên "Thông cáo báo chí" về vụ em bé lớp 1.
Tờ báo của Nghiệp đoàn báo chí Việt Nam đã phân tích rõ khả năng em bé không thể chết vì ngạt thở trong xe 16 chỗ.
gate2
"Mang thai con nặng, sinh con trong viện rất đau, vất vả nuôi con từ lúc lọt lòng cho đến ngày con vào lớp một. Những tưởng gửi con vào trường Quốc Tế là yên tâm, nào ngờ chính vì vậy mà mất đứa con. Người mẹ vật vã trong đau đớn.
Lỗi tại lái xe nhưng nhà trường lại có hành động kỳ quặc là thay áo cho cháu bé. Điều vô lý là khi phát hiện chết và bế vào thì không ai có thể thay áo người chết nhanh như vậy, chắc có dàn dựng. Phải chăng cháu bé không bị bỏ quên trên xe, mà đã chết vì lý do nào đó. Người ta dựng hiện trường giả là cháu bé bị quên trên xe dẫn đến tử vong.
Anh Nguyễn Thắng, một kỹ sư học tại Cape Penilsula University of Technolygy phân tích rằng : "Một đứa bé 6 tuổi khả năng sinh tồn bẩm sinh của nó rất cao. Trường hợp cháu bị ngủ quên trên xe nêu khi tỉnh giấc do xe dừng tắt máy khoảng 30 phút đến một tiếng thì cũng không thể chết được vì khi đó mới khoảng 9 - 10 g sáng trời chưa nắng gắt và lượng oxi trong khoang xe vẫn đủ để thở. Hai nữa là tài xế chuyên nghiệp không ai lại đóng kín hết kính, lúc nào cũng để kính hở một chút cho bớt nóng gây hư xe khi đậu ngoài trời. Khi đó cháu thức dậy nếu do ngủ quên, chắc chắn cháu sẽ hoảng hốt đập xe và kêu khóc, tìm cách mở cửa. Nếu gia đình cháu có ô-tô chắc chắn cháu sẽ biết kéo chốt khóa để mở cửa ô-tô hoặc không cháu sẽ la hét và người ngoài bãi xe sẽ nghe thấy và cứu cháu, (tối nay VTV tivi phỏng vấn sinh viên trường nơi xe này đỗ nhưng các bạn sinh viên này đều nói không nghe thấy tiếng động nào cả).
Theo tôi thấy cháu bé đã được thay áo khi bế cháu ra khỏi xe vô phòng y tế trường. 
Những tình tiết này khá đáng nghi ngờ khả năng cao cháu không bị chết ngạt trong xe".
Nếu thực sự cháu bé bị bỏ quên trên xe thì tỉ lệ tử vong là rất cao ! Vì mấy ngày qua Hà Nội rất nóng, nắng oi, trong xe để dưới nắng, đóng kín kính và đặc biệt lại ở 1 mình thì trẻ con 6 tuổi ở Vietnam đa phần bị thiếu kĩ năng sống thì tỉ lệ sống sót là gần 0%. Bãi đậu xe trong khuôn viên nhiều người đi lại, cho nên nếu bé có bị bỏ quên trong xe thì chắc chắn nhiều người sẽ phát hiện ra.
"Học sinh xuống xong lái xe còn đưa xe về bãi, chả lẽ không thấy cháu bé ngủ trên xe hay sao ? Trẻ con thường nói thật, hãy hỏi các bạn cùng lớp. Khi phát hiện cháu không có mặt trên lớp, giáo viên chủ nhiệm lẽ ra phải hỏi người sáng nay đã đón các bé đầu tiên. Và người này chắc chắn phải biết là sáng nay có đón bé chứ sao lại để giáo viên chủ nhiệm báo lên phòng ban là cháu "Vắng không phép" ? Trường GateWay là trường học do công chúa con gái nhà bác thủ tướng mở. Vụ này thì những vị trí dưới đáy sẽ lãnh đủ hết như nhân viên tài xế phụ trách đưa đón và cô giáo nhận trẻ. Còn lại ban lãnh đạo chẳng sứt mẻ miếng nào".
"Có lẽ áo cũ màu đỏ đã dính máu nên chúng nó mới thay áo màu xám nhạt (để trong ba lô của cháu- GN chú). Khám nghiệm tử thi cho thấy cháu bé đã bị chấn thương ở đầu và xây xước nhiều chỗ. Có quá nhiều nghi vấn và chưa minh bạch xung quanh tai nạn đau lòng này. Nếu thành khẩn, có lẽ sự việc không đi quá xa như hiện nay, nhưng vì họ tin vào thế lực của mình, đã ráp tâm làm điều bất nhân ,bất nghĩa (vì gia đình cháu đã tin tưởng và giao con em mình cho họ giáo dục), một việc làm phản giáo dục và luân thường đạo lý.
Anh Huỳnh Quốc Vũ làm ở công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xây dựng Sài Gòn kết luận về vụ án : "Dối trá liên hoàn"
Nhà nội em bé rất giàu. Nhà ngoại ông làm sếp to ở tỉnh Yên Bái, ban chỉ huy quân sự tỉnh. Giới trung lưu, thượng lưu ở Việt Nam nghĩ là không cần quan tâm chính trị, không cần đấu tranh gì cả, họ có tiền và cho con học trường quốc tế là xong. Đầu tư gần 200 triệu VND cho con vào trường quốc tế học lớp một, tức là mỗi một năm một lớp chi phí khoảng gần 200 triệu, hết cấp 1 là gần 1 tỷ hồ tệ" (3).
Vì sao bé lớp 1 trường Gateway lúc đi học mặc áo đỏ, rời xe áo trắng ?
Khi đi học, Long mặc áo đỏ còn hình ảnh từ camera cho thấy lúc được đưa từ ôtô vào trường, bé mặc áo trắng. Công an chưa đưa ra câu trả lời, còn trường Gateway không đề cập. Nhà báo hỏi thì mặc kệ !
Sáng 7/8, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự Vô ý làm chết người để điều tra việc bé trai 6 tuổi trường Gateway tử vong khi bị bỏ quên trên xe đưa đón.
Tại cuộc họp báo sáng nay, phóng viên cũng đặt câu hỏi về sự thay đổi này. Báo chí cũng đề cơ quan chức năng lên tiếng sau khi có thông tin cho rằng bé trai bị tổn thương bên ngoài, khi vào viện còn phát hiện giấy thấm máu.
Thông tin từ Gateway International School, dự án trường phổ thông liên cấp quốc tế Gateway Tây Hồ Tây - Starlake đã nhận được khoản đầu tư 34 triệu USD (800 tỷ đồng) từ nhà bất động sản Toshin Development Co., Ltd, thuộc tập đoàn kinh doanh thương mại hàng đầu Nhật Bản Takashimaya.
Đây cũng là thông tin được đưa ra tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản diễn ra tại Tokyo hồi tháng 7/2019.
Còn theo chủ dự án Dự án Khu trung tâm Khu đô thị Tây Hồ Tây (Starlake) Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển Tây Hồ Tây, cuối tháng 6/2019 Tập đoàn Edufit (Edufit Education Group) của bà Trần Thị Hồng Hạnh đã lại khởi công Trường quốc tế Gateway Tây Hồ Tây (International Gateway Tay Ho Tay - Starlake School) tại khu đô thị này.
Đây là một trường có quy mô lớn, nằm trong một dự án nổi tiếng, và sẽ đi vào hoạt động năm 2020.
Trước đó, Gateway cũng đã có chi nhánh Hải Phòng đi vào hoạt động từ tháng 7/2019.
Bên cạnh đó, Edufit cũng đã có một hệ thống trường mầm non với thương hiệu Sakura Montessori (SMIS), với 9 trường đã mở trên phạm vi toàn quốc. Hệ thống có trụ sở chính tại Khu đô thị mới Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội. Bên cạnh đó là các trường ở Lương Yên, Thụy Khuê, Hà Đông (Hà Nội) ; Ngô Quyền và Dương Kinh (Hải Phòng) ; 1 ở Quảng Ninh và 1 ở Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.
Edufit có kế hoạch tới năm 2025 sẽ mở rộng mạng lưới trường mầm non Quốc tế SMIS lên 17 cơ sở và phát triển Gateway thành một trong những hệ thống trường song ngữ hàng đầu Việt Nam. 
Theo Zing, Edufit ban đầu có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, sau đó được điều chỉnh giảm xuống 70 tỷ đồng vào tháng 9/2018 nhưng cơ cấu cổ đông cùng tỷ lệ sở hữu không đổi gồm Công ty cổ phần Phát triển Giáo dục ICorp góp 34,3 tỷ (49%), Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và Phát triển Nam Triều góp 28,7 tỷ (41%) và Công ty cổ phần Lữ hành Quốc tế Fuyou góp 7 tỷ (10%). Cả 3 cổ đông này đều có mối liên hệ mật thiết đến CEO Trần Thị Hồng Hạnh. 
Trong đó, Công ty cổ phần Lữ hành Quốc tế Fuyou thành lập năm 2010, hiện có vốn điều lệ 6 tỷ đồng. Giám đốc Fuyou là ông Đỗ Thanh Long (sinh năm 1980), người ở cùng địa chỉ nhà với bà Hạnh. Ông Long và bà Hạnh giữ 80% cổ phần Fuyou.
Bà Trần Thị Hồng Hạnh (sinh năm 1982, ngụ Hà Nội) hiện đang làm Chủ tịch Hội đồng quản trị trường quốc tế Gateway.
gate
Bà Trần Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Edufit, Nhà sáng lập hệ thống Trường mầm non Sakura Montessory và Trường phổ thông liên cấp Gateway.
Hiện bà Hạnh cũng đang giữ chức Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục quốc tế Edufit. Tập đoàn này được thành lập tháng 12/2017 với người đại diện theo pháp luật là bà Trần Thị Hồng Hạnh. Ngoài lĩnh vực kinh doanh chính là giáo dục mầm non thì Edufit còn kinh doanh bất động sản và bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh.
Cho đến nay, Edufit được xem là thành công với dự án hệ thống trường mầm non Sakura Montessori. Đây là hệ thống trường dạy học bằng 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Nhật với mức học phí khoảng 8,5 triệu đồng/tháng.
Trong khi đó, Trường Gateway Hà Nội (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) được thành lập năm 2015. Trường được xây dựng trên mặt bằng 8.000m2 với tổng diện tích 15.000m2. Gateway Hà Nội có mức học phí khoảng 110 triệu đồng/năm và khoảng 40 triệu các loại tiền khác. Một số môn học được giảng dạy bằng tiếng Anh.
(Hạnh Nguyên tổng hợp)
Sáng ngày 02/10, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, và Tập đoàn Giáo dục Edufit đã ký biên bản hợp tác (MOU) đánh dấu một bước đi trong quá trình phát triển của Edufit. 
Vươn tay ra quốc tế

" Ngày 10/7 vừa qua, tại thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Hoa Kỳ, Trường phổ thông liên cấp quốc tế Gateway đã có buổi hội đàm cùng Trường Giáo dục Harvard về đổi mới giáo dục và phát triển chuyên môn nhà giáo.

Gateway Education Global (GEG) là một tổ chức giáo dục uy tín, cung cấp nguồn giáo viên nước ngoài chất lượng cao, tư vấn xây dựng chương trình quốc tế cho các trường, có trụ sở chính tại Anh. GEG hiện đang hoạt động chủ yếu tại Châu Á với các dự án lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia và Việt Nam. Thông qua mối quan hệ đối tác sở hữu, mạng lưới giáo dục và tuyển dụng của GEG mở rộng đến 30 quốc gia khác bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Brazil, Thụy Sĩ, Đức, Anh và Pháp.
Rất nhiều bản tin hoạt động quốc tế chủ yếu là "hội nghị" trên trang web nay đã đóng sập lại.
Chiến dịch truyền thông quảng bá của EDUFIT rất hoành tráng, cấp tốc và kỳ lạ dù chưa biết thực tế ra sao !
Kết
Việt Nam, hãy chính danh !
Anh chàng trưởng Phòng Giáo dục quận Cầu Giấy nói với nhà báo : tên trường theo Quyết định thành lập không có chữ "quốc tế", nhà trường tự ý thêm vào để quảng cáo lừa dối phụ huynh thôi (Bộ Giáo dục chưa từng có qui định trường quốc tế".
- Hỏi : Tại sao bây giờ có học sinh chết mày mới nói ra ? Quan chức Sở và Phòng các người mù lòa hết cả rồi sao mà bây giờ mới biết ?
- Đáp (thầm trong bụng) : Cái tên nước "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" cũng là đặt bậy, không đúng thực tế, không chính danh, có sao đâu nào !
Ở Việt Nam, mọi sai lầm dù nhỏ cũng phải trả bằng máu trước - xứ sở xài máu như nước lã quen rồi.
Bọn VTV kỳ quặc, hễ cứ đưa tin xấu ở Việt Nam, thì chúng lại đưa kèm tin gì đó ở Mỹ và những nước khác chuyện tương tự (!) Nó cố tình làm xao lãng gây nhiễu công luận. Khốn thật !
Hùa với VTV, báo VnExpress cũng góp phần giảm nhẹ tội của Gateway :
gate4
Cái kim trong bọc lâu ngày rồi cũng phải lòi ra, cách này hay cách khác... "Cái kim" tượng trưng cho sự thật, sự thật luôn bị bưng bít, song thể nào cũng đến lúc phải bị phơi trần.
Ông Giời bắt một đứa bé 6 tuổi bị chết để giúp lòi ra cái kim : một ổ kiều nữ, con cháu lãnh đạo đang kinh doanh giáo dục kiểu tư bản chủ nghĩa thì… bất nhân quá.
Cái chết của cháu bé thực sự là một "điềm giời", tố cáo sự lũng đoạn của quyền lực, đã thò cái vòi vào hút máu Dân trong ngành giáo dục.
Đúng như Lão Tử đã nói "thiên địa bất nhân, dĩ vạn vật vi sô cẩu" (Giời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm" (nhà văn Phạm Lưu Vũ cảm thán). 
Bỗng nhiên ngày 9/8, tất cả các báo im bặt không một chữ em bé Gateway, ai đó đã ra lệnh báo chí im mồm !
Giang Nam
Nguồn : VNTB, 11/08/2019
********************
Chẳng lẽ tất cả đều… thật ?
Trân Văn, VOA, 10/08/2019
Tuần này, sự kiện bé Lê Hoàng Long, 6 tuổi, học sinh trường Tiểu học Quốc tế Gateway chết vì bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh đã trở thành một trong những chủ để chính cả trên mạng xã hội lẫn trên hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam.
gate5
Những vòng hoa trắng đến rợn người trong đám tang đẫm nước mắt nơi quê nhà cháu bé, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa - Ảnh Trần Nghi (Infonet)
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế (Edufit) – chủ đầu tư hệ thống trường phổ thông liên cấp Gateway – đã trở thành đối tượng bị công chúng mổ xẻ. Dựa trên những dữ liệu chính thức, người sử dụng mạng xã hội chuyển cho nhau xem nhiều thông tin…
Edufit có trụ sở chính đặt tại tỉnh Thái Bình với bốn cổ đông sáng lập là Trần Thị Hồng Vân (nắm giữ 35,7% cổ phần), Trần Thị Hồng Hạnh (nắm giữ 35,7% cổ phần), Trần Thị Huyền (nắm giữ 14,3% cổ phần), Nguyễn Thị Xuân Trang (nắm giữ 14,3% cổ phần) (1).
Cả bốn cổ đông sáng lập chỉ mới ngoài 30 nhưng hết sức giàu có, chỉ trong vòng hai năm (từ 2017 đến nay), vốn đầu tư cho Edufit đã tăng từ 20 tỉ lên 150 tỉ. Hệ thống Gateway đã có hàng chục cơ sở ở nhiều tỉnh, thành phố. Chỗ nào cũng được xem là đắc địa
Tuy trên các loại giấy phép, hệ thống Gateway chỉ là tư thục nhưng hệ thống công quyền làm ngơ khi Gateway quảng bá, tuyển sinh, thu học phí như các trường… quốc tế. Nhiều hoạt động, kể cả đưa đón học sinh không được giám sát, chủ đầu tư tự do làm mọi thứ !
Đó cũng là lý do dậy lên những tin đồn, hệ thống Gateway phát triển nhanh và thuận lợi khác thường như thế là vì có dây mơ rễ má với giới lãnh đạo công quyền (2).
Không có cơ quan hữu trách nào phân định thực hư, chỉ có một số cơ quan truyền thông từng quảng bá Edufit, Gateway lẳng lẳng xóa tên Nguyễn Thị Xuân Trang ra khỏi danh sách cổ đông trong những bài giới thiệu cả hai, hoặc bảo rằng người thứ tư đã rút khỏi danh sách cổ đông (3).
Tran Nhat Binh nhắn với "những người xóa thông tin về bà Nguyễn Thị Xuân Trang trong dữ liệu liên quan đến cổ đông của Gateway" : Ông Trọng từng nói "không có vùng cấm, tại sao các ông bà run sợ ?" (4). Nguyễn Thiện bình luận : Người được thuê điều hành trường là người chịu trách nhiệm về cái chết của bé Long. Báo chí sợ phạm húy, gạt bỏ tên Nguyễn Thị Xuân Trang ra khỏi danh sách cổ đông là tự… tạo ra vấn đề (5) !
Tương tự, sau khi hệ thống hàng loạt bất thường, kể cả hoạt động có tính lừa đảo (quảng bá – thu tiền như một cơ sở giáo dục quốc tế, mướn một nữ giáo viên ngoại quốc già yếu, bệnh tật làm Hiệu trưởng, chỉ nằm bệnh viện, không biết gì về hoạt động của trường,..), mà không cơ quan hữu trách nào dám kiểm soát – ngăn chặn, Huynh Ngoc Chenh nhắn những cá nhân dựa thế phụ mẫu để kinh doanh : Nếu quý vị chỉ vì tiền, quý vị muốn rửa tiền, xin tha cho ngành giáo dục vốn đã nát bét, đừng làm cho nó nát thêm (6).
Một hệ thống thuần túy là tư thục, tự khoác áo quốc tế để quảng bá – thu tiền như cơ sở giáo dục quốc tế là… sự thật ! Không cơ quan hữu trách nào kiểm tra nên không phát giác hàng loạt những vi phạm vốn thuộc loại không bao giờ có khả năng xảy ra ở những tư thục khác (ví dụ, phương tiện đưa đón học sinh chưa được kiểm tra – cấp giấy phép vận tải), thành ra không có ai ngăn chặn, cũng là… sự thật ! Chúng mở ra thảm cảnh có thật : Một đứa trẻ sáu tuổi chết vì bị bỏ quên trong xe !
***
Ngoài những chuyện khó tin nhưng có thật dẫn đến thảm cảnh đang được bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội, còn nhiều sự thật khác mà ai cũng thấy, cũng biết nhưng từ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền đến cộng đồng dân cư không bận tâm…
Giữa lúc tất cả các cơ quan hữu trách hối hả nhập cuộc để giải quyết những vấn đề có liên quan đến chuyện bé Long uổng tử. Le Duc Duc dẫn ý kiến của Nga Pham - một thân hữu trên facebook : Giá trị đứa trẻ nào cũng quý như nhau ! - kèm theo tin mới nhất, vừa có thêm ba đứa trẻ ở Quảng Bình chết đuối. Sáu tháng vừa qua, ở Quảng Bình có khoảng 30 đứa trẻ chết đuối, tai nạn xảy ra liên tục và vụ nào cũng tước đoạt mạng sống của hai, ba đứa trẻ song dường như bị xem là tất nhiên, bình thường (7) !
Trần Minh Tâm - bạn Duc – than : Khẩu hiệu thật nhiều nhưng quan tâm, chăm sóc trẻ con thì ít. Nhiều khu vực rộng lớn được quy hoạch, phân chia thành hàng ngàn lô đất nhưng không dành được lô nào làm công viên cho trẻ con !
Cũng so sánh như thế, Đàm Hà Phú nhắc nhở : Hãy công bằng ! Facebooker này kể, ngày nào anh cũng thấy nhiều đứa trẻ dặt dẹo, nhem nhuốc dưới nắng và bụi, bồng ẵm nhau bám theo những chiếc xe dừng chờ đèn xanh xin tiền. Đó cũng là trẻ con nhưng không ai để ý !
Phú thắc mắc : Tại sao một xã hội văn minh lại để cho những đứa trẻ trở thành như vậy ? Các vị lãnh đạo, các cơ quan đoàn thể có nhìn thấy chúng ? Đó là chưa kể trên đất nước này còn hàng trăm ngàn đứa trẻ không may mắn kiểu khác, phải từ giã cuộc đời lúc còn là thai nhi, hoặc vừa ra đời thì chết vì bị tiêm lộn vaccine, chết đuối, chết vì tai nạn giao thông ! Phú hỏi thêm : Không biết các vị lãnh đạo có vào Khoa Nhi của Bệnh viện Ung bướu lần nào chưa ?..
Theo Phú, ngay cả khi lành lặn, được đến trường thì những đứa trẻ vẫn thiếu may mắn, bị nhồi sọ đến ngu ngơ, cuồng tín, trở thành bọn redbull trên Internet, đeo đuổi sự học đến năm 18 tuổi bị kẻ khác cướp mất suất vào đại học...
Phú nhấn mạnh : Tất cả những đứa trẻ đó đều đáng thương như nhau. Chúng ta thường không nói, bởi đó không phải là con em chúng ta, chúng ta chỉ chăm bẵm, bảo vệ con em của mình, còn bọn trẻ đã chết vì đủ thứ như đã kể thì mặc kệ chúng vì bố mẹ chúng nghèo, các vị lãnh đạo cũng mặc kệ chúng.
Tai nạn đến với một đứa trẻ là điều đau buồn nhưng Đàm Hà Phú đề nghị, hãy công bằng hơn với những đứa trẻ kém may mắn khác, hãy cuồng nộ khi có bất kỳ đứa trẻ nào không được chăm sóc, giáo dục tốt. Một xã hội chỉ thật sự tốt đẹp khi mọi đứa trẻ đều được chăm sóc, dạy dỗ tốt nhất mà xã hội có thể, dù ở bất kỳ đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào (8).
Sau sự thật – một đứa trẻ sáu tuổi uổng tử, Thủ tướng Việt Nam đã yêu cầu Bộ Công an rồi Bộ Giáo dục Đào tạo phải làm đủ thứ. Yêu cầu đó cũng thật. Sự quan tâm, phản ứng nhanh lẹ, quyết liệt của cả Thủ tướng lẫn hệ thống công quyền Việt Nam đối với một đứa trẻ uổng tử, liên quan tới trách nhiệm của hệ thống phổ thông liên cấp Gateway và Edufit vừa thật, vừa song hành với một sự thật khác : Còn hàng trăm ngàn đứa trẻ thiếu cơm ăn, áo mặc, vạ vật, vất vưởng bên lề con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà cả Thủ tướng lẫn hệ thống công quyền Việt Nam chưa bao giờ đoái hoài !
Khi những sự thật mâu thuẫn với nhau gay gắt đến thế ắt phải có cái giả. Cái gì là giả ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 10/08/2019
Chú thích :
***************
Vụ bé 6 tuổi trường Gateway chết trên xe : Nhiều uẩn khúc
C. Lynh, Người Việt, 10/08/2019
Sau gần một tuần xảy ra cái chết của học sinh Lê Hoàng Long, 6 tuổi, trường Tiểu học Quốc tế Gateway, người phụ trách xe buýt đưa đón học sinh lên tiếng về buổi sáng cuối cùng của cậu bé.
gate6
Xe đưa đón học sinh trường Gateway. (Hình : Soha)
Bà Nguyễn Bích Quy, 55 tuổi, người có nhiệm vụ cùng với tài xế Doãn Quý Phiến đưa học sinh đến trường Gateway kể lại với báo VnExpress, khi đến đón học sinh Lê Hoàng Long, cậu bé cười nói vui vẻ cùng người giúp việc của gia đình bước tới xe. Học sinh Long mặc bộ đồng phục của trường Gateway gồm áo phông đỏ, quần màu tối. Long ngồi vào góc trong, cạnh cửa sổ của hàng ghế sát cuối xe.
Nhân viên đưa đón trẻ lên tiếng
Khoảng 7 giờ 30 phút, xe dừng trước cổng trường Gateway. Theo bà Quy, không ai để ý cậu bé thức hay ngủ.
Bà Quy nói lúc đó có hai học sinh khóc nhiều nên bà phải dỗ và bà chỉ nhìn lướt vào trong xe và nghĩ không còn ai nên đóng cửa xe. Khi vào trường, bà ký sổ điểm danh, bàn giao học sinh cho cô giáo. Bà hoàn toàn không biết khi lên xe có bao nhiêu học sinh và khi xuống xe có bao nhiêu học sinh.
Lúc 3 giờ 45 phút chiều cùng ngày, bà Quy quay lại trường để đón học sinh. Khi đếm số học sinh chuẩn bị vào xe, bà thấy thiếu Long nên báo cho người quản lý rồi đưa chín học sinh ra xe, ba học sinh còn lại được gia đình tự đến đón.
"Khi vừa mở cửa ôtô, tôi thấy Long nằm bất động dưới sàn phía sau ghế lái. Bé nằm ngửa, đầu hướng ra phía cửa. Tôi sợ quá hét toáng lên. Một người từ phía sau chạy đến bế Long vào trường cấp cứu", bà Quy kể với phóng viên.
Sau đó bà vẫn cùng tài xế Phiến đưa chín học sinh về nhà rồi quay lại trường, lúc đó bà nhận được tin đã chết trong chiếc áo màu xám trước khi đến bệnh viện.
Những hình ảnh được lan truyền trên mạng xã hội đã chứng minh điều bà Quy nói. Khi em Lê Hoàng Long được đưa vào phòng y tế của trường từ trong chiếc xe buýt, chiếc áo em mặc không phải màu đỏ.
Chính bà Quy cũng không lý giải được tại sao buổi sáng Long đi học mặc áo màu đỏ đồng phục của trường, nhưng khi phát hiện bất tỉnh lại mặc áo xám màu.
"Tôi cũng tự đặt ra nhiều câu hỏi và cảm thấy nghi ngờ về chi tiết này, nhưng cũng không lý giải được", bà Bích Quy trả lời báo VietnamNet. "Tôi chưa được qua trường lớp đào tạo nào về những điều này".
Đáng nói ở đây, bà Quy từng làm nghề dọn vệ sinh, được người quen là giám đốc Công ty vận tải Ngân Hà, đơn vị có hợp đồng đưa đón học sinh trường tiểu học Gateway, gọi đi làm nhân viên phụ trách xe buýt chở học sinh với mức lương 120.000 đồng (5,2 USD) một ngày. Dù chưa được đào tạo về trông giữ trẻ, bà vẫn đồng ý vì nghĩ "chỉ là công việc thời vụ".
Ngày 6/8 đó là ngày thứ hai bà làm công việc này, chưa ký hợp đồng với công ty Ngân Hà.
Nói chuyện với báo VietnamNet lúc 11 giờ 30 phút tối 9/8, bà Bích Quy cho biết đã hai lần làm việc cho trường, nhưng chưa ký hợp đồng lao động lần nào.
Một nguồn tin khác từ trang mạng Kênh 14 trích lời người dân sống gần nhà bà Quy nói : "Bà Quy là người gốc Hà Nội, tính tình hiền lành, chân chất. Trước bà làm tạp vụ tại khu chung cư, sau đưa đón trẻ cho các trường trên địa bàn quận nhiều năm. Bà ấy mới làm nhân viên monitor cho trường Gateway hai ngày nay thì xảy ra sự việc. Người dân khu phố hết sức bất ngờ, ai ai cũng bàn tán xôn xao".
Bà Quy nhìn nhận lỗi của mình và tài xế Doãn Quý Phiến đã không kiểm tra trước khi đóng cửa xe. Tuy nhiên, theo bà, chính trường Gateway cũng không có trách nhiệm khi học sinh không đến lớp mà không thông báo cho phụ huynh hoặc người đưa đón.
Ngày 7/8, sau cuộc họp báo chớp nhoáng, Công an quận Cầu Giấy quyết định khởi tố vụ án về tội "Vô ý làm chết người, theo Điều 125 Bộ luật hình sự 2015".
Lời của ông phó trưởng công an quận nói : "Trách nhiệm chắc chắn liên quan bà Quy".
gate7
Sau cái chết bất thường của cậu bé 6 tuổi, nhiều phụ huynh chọn đưa con tới trường thay vì dùng xe đưa đón của nhà trường. (Hình : Người Lao Động)
Trách nhiệm của ai ?
Sau khi sự việc xảy ra, bà Quy cho biết nhà xe thì đã yêu cầu gia đình bà nộp sơ yếu lý lịch để làm hợp đồng. Tuy nhiên gia đình bà từ chối.
Có rất nhiều vấn đề được cho là uẩn khúc về cái chết thương tâm của nam sinh Lê Hoàng Long. Báo trong nước thuật lại lời người cậu của bé Long : "Theo lời kể của mẹ và dì thì lúc đi học cháu mặc áo màu đỏ nhưng khi trích xuất camera lúc cháu được bế từ xe vào trường thì lại mặc áo trắng, không biết cháu bị làm sao. Một đứa trẻ không thể chết ngạt trên một chiếc xe Transit tận 16 chỗ được".
Uẩn khúc thứ hai, nhà trường nói khi sơ cứu cháu vẫn còn mạch đập, thở yếu, tuy nhiên, theo cậu của học sinh Long, phòng cấp cứu bệnh viện cho biết em Long qua đời ngoại viện.
Ông Lê Văn Sơn, cha cháu bé, cũng nói lúc đến viện, bác sĩ nói cháu chết trước khi đến viện.
Uẩn khúc thứ ba, là vấn đề được mạng xã hội đang lan truyền nhau với tốc độc chóng mặt những ngày qua, đó là con gái Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sở hữu 14.3% cổ phần trong trường quốc tế Gateway. Bà Trần Thị Hồng Vân, con gái ông Trần Văn Vệ, trung tướng, phó thủ trưởng thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra, chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, có 35,7% cổ phần. Bà Trần Thị Huyền là con gái của Trần Văn Đình, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á. Ông Đình là anh trai của Trần Văn Vệ.
Báo Đầu Tư đã đăng tải thông tin này nhưng khi được mạng xã hội chia sẽ thì đã lấy tên của bà Xuân Trang ra khỏi bài viết.
Theo lời kể của Facebooker Thái Văn Đường với nhật báo Người Việt, ký giả Nguyễn Đức, phụ trách mảng nội chính của báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, đưa thông tin này lên trang cá nhân thì ngay sau đó, ông Nguyễn Duy Hưng, phó chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, gọi điện thoại cho ông Đức đề nghị lấy xuống, nhưng ông Đức từ chối.
Theo tất cả những chi tiết, dự kiện mà truyền thông trong nước có thể khai thác được cho đến lúc này, đều dừng ở quyết định khởi tố vụ án về tội "Vô ý làm chết người".
Còn những câu hỏi đầy uẩn khúc và trách nhiệm lớn nhất, ở một cấp lớn nhất thì vẫn còn bỏ ngỏ.
"Chúng tôi cần minh bạch trong kết quả điều tra về cái chết của con. Các cơ quan chức năng hẹn chúng tôi 20 ngày mới có kết quả điều tra. Gia đình tôi mong mỏi công lý sớm được thực thi để con ra đi thanh thản".
Lời mong mỏi đầy nước mắt của ông Lê Văn Sơn, cha của cậu bé xấu số, có làm vỡ tung tảng băng vô cảm của một quyền lực đang ngự trị trong nền giáo dục Việt Nam hay không ? 
C.Lynh
Nguồn : Người Việt, 10/08/2019
********************
Trường quốc tế là gì ?
Nguyễn Trang Nhung, RFA, 09/08/2049
Câu hỏi này được người viết đặt ra sau vụ trường quốc tế Gateway, với những thông tin báo chí cho hay tên gọi 'quốc tế' là do trường tự đặt [1].
gate8
Học sịnh du học tại Mỹ và Canada - Ảnh minh họa
Không có một câu trả lời rõ ràng và thống nhất cho câu hỏi này, tuy nhiên, ít nhất có một vài tiêu chí để phân định hay nhận diện một trường quốc tế.
George Walker, nguyên tổng giám đốc của tổ chức Tú tài Quốc tế (International Baccalaureate, IB) cho chúng ta biết các tiêu chí như vậy qua bài viết 'What is an international school ?'.[2]
Hãy bắt đầu từ lịch sử của các trường quốc tế và sau đó là các tiêu chí cho trường quốc tế, theo sự dẫn dắt của Walker :
Vào năm 1924, hai trường đầu tiên trên thế giới có tên gọi 'quốc tế', một ở Geneva, Thụy Sỹ, và hai ở Yokohama, Nhật Bản, đã mở cửa. Trước đó, một số thử nghiệm về giáo dục quốc tế đã ra đời song tồn tại không lâu. Thế nhưng, hai trường ở Geneva và Yokohama đã phát triển nhanh chóng và ngày nay vẫn lớn mạnh.
Hai trường này đã nắm bắt cơ hội tạo ra điều gì đó mới và khác – đó là giáo dục đối đãi với sự pha trộn của các học viên quốc tế như là một tài nguyên được hoan nghênh hơn là một gánh nặng về quản lý. Động lực cho giáo dục ở Yokohama là thương mại quốc tế trong khi ở Geneva là mưu cầu hòa bình thế giới dưới sự bảo vệ của Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hợp Quốc).
Giáo dục quốc tế từ những ngày đầu tiên đã cân bằng giữa những người thực dụng và những người mơ mộng, và các tuyên ngôn sứ mệnh của hầu hết các trường quốc tế đều hàm chứa cam kết 'làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn'.
Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế và ngoại giao sau Thế chiến thứ hai đã dẫn đến sự tăng nhanh tương ứng về số lượng các trường quốc tế. Vào năm 1949, một hội nghị các hiệu trưởng của các trường quốc tế thu hút chỉ 15 người tham dự. Hai mươi năm sau, số các trường quốc tế được nhận diện bởi một nhà nghiên cứu kinh nghiệm là 372. Năm 1968, Chương trình Văn bằng Tú tài Quốc tế (International Baccalaureate Diploma Program) đã ra đời và hiện tại có mặt tại hơn 4000 trường trên thế giới.
Bức tranh về một trường quốc tế bắt đầu hình thành, với các đặc điểm : (1) Đào tạo trẻ em xa xứ ở nhiều quốc gia khác nhau ; (2) Cung cấp giáo dục dựa trên giá trị (values-based education) (mà tuyên ngôn sứ mệnh điển hình bao gồm các cụm từ như 'công dân toàn cầu có trách nhiệm', 'tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn', 'giáo dục vì sự hiểu biết quốc tế', 'trở thành công dân thế giới tích cực') ; (3) Việc học trong nhiều trường hợp được xây dựng dựa trên một hay nhiều chương trình giáo dục quốc tế của IB hoặc của các tổ chức quốc tế như Fieldwork Education và Cambridge International Examinations.
Mô tả trên đây, tuy nhiên, không còn được thỏa mãn trong trường hợp của Atlantic College, khi trường này ra đời vào năm 1962 tại Wales nhưng không có kết nối nào với cộng đồng xa xứ. Là trường đầu tiên trong nhóm United World Colleges (UWC), Altlatic College chào đón học viên từ khắp nơi trên thế giới. Sự phát triển của Atlantic College đã ảnh hưởng đến sự phát triển của IB vào những năm đầu tiên. Ngày nay, có 17 trường trong UWC với sứ mệnh '...truyền cảm hứng cho các học viên tạo ra một tương lai hòa bình và bền vững'. Đối với nhiều người, UWC đại diện cho tiêu chuẩn vàng cho các trường quốc tế.
Vào năm 2012, một tổ chức nghiên cứu được nể trọng đã nhận diện không ít hơn 6400 trường tự xưng là 'quốc tế'. Nguồn gốc của sự phát triển lạ thường này nằm ở các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và các vương quốc Ả Rập Thống nhất, các quốc gia mà ở đó tầng lớp trung lưu mở rộng nhanh chóng. Trong nhiều trường hợp, các trường được gọi là quốc tế thường được lãnh đạo bởi các chuyên gia nói tiếng Anh có trình độ với kinh nghiệm quốc tế và được cung cấp bởi các tổ chức vì lợi nhuận như GEMS, Nord Anglia Education và Cognita. 
Như vậy, với sự ra đời của ngày càng nhiều trường quốc tế, tên gọi 'quốc tế' đã không còn song hành trọn vẹn với các tiêu chí (hay các đặc điểm chung) ban đầu cho các trường quốc tế. Dù vậy, trong 3 tiêu chí kể trên, nếu tiêu chí thứ nhất về trẻ em xa xứ (sống ở nước ngoài hơn là ở nước mình) có thể là không nhất thiết, thì tiêu chí thứ hai và thứ ba vẫn còn quan trọng. Bên cạnh đó, cần kể thêm các tiêu chí như tính liên thông giữa các trường, sự công nhận (sau khi thẩm định) bởi ít nhất một tổ chức giáo dục quốc tế.
Với các tiêu chí này, các trường quốc tế trên thế giới ngày nay là tập hợp của các trường quốc tế thực sự lẫn các trường quốc tế tự phong và/hoặc có yếu tố nước ngoài hay có định hướng quốc tế. Trường quốc tế Gateway mặc dù là thành viên của Hội đồng Các Trường Quốc tế (Council of International Schools, CIS) nhưng chưa được tổ chức này công nhận,[3] và nếu cũng chưa được tổ chức giáo dục quốc tế nào khác công nhận, nó chưa nên được xem là trường quốc tế. 
Ngoài ra, theo Walker, một trường quốc tế cần được đánh giá dựa trên bản chất hay chất lượng của việc học của học viên, và tuy có tranh cãi về chủ đề này, song có sự đồng thuận mạnh mẽ đối với các tiêu chí sau đây :
Năng lực và động lực để xem xét các vấn đề từ góc độ toàn cầu cũng như quốc gia ; hiểu và tôn trọng các ý kiến khác ; tiếp thu kỹ năng đàm phán và thỏa hiệp.
Hiểu biết văn hóa dựa trên những gì có thể khi tiếp xúc trực tiếp, hoặc, dựa trên những cơ hội gián tiếp như nghiên cứu văn học, nghệ thuật và kịch nghệ quốc tế.
Chính sách ngôn ngữ bao gồm hỗ trợ ngôn ngữ mẹ đẻ, ngôn ngữ giảng dạy và khuyến khích học ngôn ngữ bổ sung.
Dịch vụ cộng đồng liên quan đến trải nghiệm trong lớp học với thực tế của cuộc sống hàng ngày trong các xã hội đang ngày càng bị phân cực về kinh tế và xã hội.
Kỹ năng tư duy phản biện giúp học viên phản ánh bản chất của kiến thức, nguồn gốc, độ tin cậy và các tiêu chí khác nhau cho sự thật.
Cuối cùng, như Walker cho biết, những người tiên phong thuở đầu trong lĩnh vực giáo dục quốc tế đã sử dụng diễn ngôn 'tư duy quốc tế' để mô tả trường của họ, và theo người viết, nếu các trường thực sự hướng tới điều này, họ sẽ đặt lên hàng đầu việc đào tạo con người, và tên gọi 'quốc tế' chỉ trở nên là một nhu cầu sau khi họ đã đạt được các tiêu chí Nguyễn Trang Nhung
Nguyễn Trang Nhung
Nguồn : RFA, 09/08/2019 (NguyenTrangNhung's blog)
Chú thích :
[1] Trường Gateway "tự phong" là trường quốc tế
https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/truong-gateway-tu-phong-la-...
[3] Thư mục thành viên của CIS
https://www.cois.org/membership-directory
********************
Trường Gateway, nơi con gái ông Nguyễn Xuân Phúc có cổ phần, không cho tưởng niệm học sinh
Q.D, Người Việt, 09/08/2019
Cho rằng tưởng niệm bé trai 6 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe hơi có thể "gây ra những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng và lâu dài cho học sinh", trường Gateway phản đối không cho tưởng niệm, đặt hoa, thắp nến, đặt ảnh… trước cổng trường này.
gate9
Các phụ huynh đặt hoa tưởng niệm bé Lê Hoàng Long trước cổng trường Gateway sáng 9 Tháng Tám. (Hình : Người Lao Động)
Sáng 9 Tháng Tám, 2019, ba ngày sau khi xảy ra vụ việc bé trai Lê Hoàng Long, 6 tuổi, đang theo học tại trường Gateway (Cầu Giấy, Hà Nội) tử vong trên xe hơi, nhiều người dân đã tới cổng trường đặt hoa trắng và nến để tưởng niệm bé. Phần lớn trong số này là phụ huynh từ các trường khác đến.
Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh dẫn bài viết của chị Phan Ngọc Minh, một phụ huynh có con trong độ tuổi đi học, cho biết trên trang cá nhân : "Một nhóm những người mẹ, người bà, người cha đã xếp những ngọn nến trắng thành hình trái tim cùng hoa trắng và tấm lòng yêu thương, xa xót đến cổng trường Gateway cầu nguyện cho cháu bé vừa đi xa".
Ngay khi những hình ảnh tưởng niệm bé trai được đăng tải, câu chuyện nhanh chóng được chia sẻ trên nhiều diễn đàn. Tuy nhiên phía trường Gateway đã phản đối việc này.
Theo ghi nhận của Zing, số nến và hoa trắng tưởng niệm bé Long sau đó được dọn đi nhanh chóng. Một số phụ huynh có con học tập tại trường Gateway cho biết muốn các con tập trung học tập, không muốn có hoạt động xáo trộn, khác ngày thường.
Cùng ngày, theo báo Người Lao Động, trường Gateway có thông báo gửi các phụ huynh đề nghị không tưởng niệm, đặt hoa, thắp nến, đặt ảnh… trước cổng trường này. Theo nhà trường, các hoạt động tưởng niệm ngay trước cổng trường (như đặt vòng hoa, thắp nến, đặt ảnh…) có thể gây ra những ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng và lâu dài cho các cháu học sinh còn rất nhỏ tuổi.
"Ban giám hiệu trường Gateway đề nghị mọi người không thực hiện các hoạt động tưởng niệm trước cổng trường vì chính lợi ích và tương lai của các con về cả mặt học thuật, xã hội, thể chất và cảm xúc", báo Người Lao Động trích thông báo của trường.
Trước đó, theo báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, sáng 6 Tháng Tám, ông Doãn Quý Phiến chạy xe đến đón bà Nguyễn Bích Quy, nhân viên đưa đón học sinh của trường Gateway đón tổng cộng 13 học sinh, trong đó có cháu Lê Hoàng Long (6 tuổi). Khoảng 7 giờ 25 phút, ông Phiến lái xe đến cổng phụ của trường, bà Quy đưa học sinh xuống xe rồi đóng cửa xe lại. Ông Phiến đưa xe về lại điểm gửi. Lúc 3 giờ 30 ông Phiến lấy xe quay lại trường tiểu học đón học sinh.
Khi bà Quy đưa học sinh ra cổng để lên xe thì không thấy cháu Long nên có nhờ các cô giáo đi tìm cháu, còn bà Quy đưa 12 học sinh lên xe. Khi bà mở cửa xe thì phát hiện cháu Long đang nằm ngửa dưới sàn phía sau ghế lái nên hô hoán mọi người bế cháu vào phòng y tế của trường, sau đó đưa cháu đến Bệnh Viện E Hà Nội cấp cứu.
Theo các bác sĩ, cháu Long vào viện trong tình trạng thân thể tím tái, đồng tử giãn, phản xạ ánh sáng không còn, mạch không, huyết áp không, đã tiến hành cấp cứu mạch tuần hoàn. Sau 30 phút không có kết quả, bệnh viện thông báo cho gia đình cháu đã tử vong.
gate10
Trường Gateway phản đối việc người dân đặt hoa trước cổng trường để tưởng niệm bé trai Lê Hoàng Long, 6 tuổi, tử vong trên xe hơi. (Hình : Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh)
Ngay sau khi sự việc bé Lê Hoàng Long xảy ra, một số nguồn tin trên mạng xã hội cho biết, con gái Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bà Nguyễn Thị Xuân Trang, có cổ phần 14,3% trong Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Edufit (Edufit Group), công ty mẹ của trường Tiểu học Quốc tế Gateway.
Facebooker Thái Văn Đường tổng hợp cho biết, ngoài bà Nguyễn Thị Xuân Trang thì "Trần Thị Hồng Vân (sinh năm 1986) là con gái của ông Trần Văn Vệ, trung tướng, phó thủ trưởng thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra, chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Ông nguyên là quyền tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, nguyên giám đốc công an tỉnh Thái Bình".
"Trần Thị Hồng Hạnh (sinh năm 1982) và Trần Thị Huyền (sinh năm 1985) là con gái của ông Trần Văn Đình, chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á. Ông Đình là anh trai của ông Trần Văn Vệ", Facebooker Thái Văn Đường viết.
Đồng thời, Facebooker này cho hay : "Sau sự việc cháu Long bị mất, thì trên trang báo Đầu Tư đã edit bài viết này không còn tên Trần Thị Huyền và Nguyễn Thị Xuân Trang nữa".
Còn trên báo Dân Trí, trong bài "Chân dung tập đoàn giáo dục đứng sau trường quốc tế Gateway-Nơi xảy ra nghi án trẻ chết trên xe" cũng "đục mất" tên bà Trang khi viết : ‘Vốn điều lệ của Edufit tại thời điểm mới thành lập là 20 tỷ đồng với 4 cá nhân góp vốn là bà Trần Thị Hồng Vân (35,7%), bà Trần Thị Hồng Hạnh (35,7%), bà Trần Thị Huyền (14,3%) và một người nữa có tỷ lệ sở hữu trên 14%, tuy nhiên, thông tin cập nhật cho biết, người này đã rút khỏi danh sách cổ đông".
"Tuy Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Edufit mới đi vào hoạt động từ tháng 12/2017, nhưng đã có tới hơn 10 cơ sở để hoạt động. Tại sao lại hoạt động một cách hùng mạnh và nhanh như vậy ? Nhìn bề ngoài là làm giáo dục nhưng thực chất ở đây chủ yếu các dự án giáo dục của Edufit là lấy đất vàng đắc địa là chủ yếu. Vậy nên mấy thông tin trên cũng đủ để cho thấy sự phát triển mạnh một cách bất thường ở Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Quốc tế Edufit. Một cách chiếm đất vàng giá rẻ, một cách rửa tiền hợp pháp của các đối tượng mafia này cỡ như thế nào ?" Facebooker Thái Văn Đường đặt nghi vấn. (Q.D.)
******************
Nếu không phải là Vin, có lẽ chuông báo động đã đổ…
Trân Văn, VOA, 09/08/2019
Sự kiện bé Lê Hoàng Long, sáu tuổi, học sinh trường Tiểu học Quốc tế Gateway Chi nhánh Cầu Giấy (Hà Nội) chết vì bị bỏ quên trên một chiếc xe được dùng để đưa đón học sinh (1) đã trở thành dịp để các chuyên viên y tế, hệ thống truyền thông tìm kiếm – giới thiệu hàng loạt thông tin mang tính cảnh báo về rủi ro có thể tước đoạt sinh mạng của những đứa trẻ nếu người lớn do thiếu hiểu biết mà trở thành bất cẩn…
vin0
Chuyện bé Lê Hoàng Long ung mng vì người ln thiếu hiu biết, bt cẩn - Hình minh họa.
Cái chết oan uổng của Long không chỉ cảnh tỉnh ông bà, cha mẹ trong việc giáo dục con cháu của mình về kiến thức, kỹ năng thoát hiểm mà còn thúc hệ thống công quyền Việt Nam phải đặt định thêm nhiều qui định, không chỉ với các phương tiên đưa đón học sinh mà còn buộc những người sử dụng xe hơi phải cẩn trọng hơn nếu trên xe có trẻ con để không đứa trẻ nào uổng tử như thế nữa.
Trong thực tế, trẻ con chết vì sốc nhiệt do người lớn thiếu kiến thức mà trở thành chủ quan, hoặc bất cẩn, bỏ quên đứa trẻ trong xe đã xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Đó cũng là lý do, ngoài cảnh báo, hệ thống công quyền của nhiều quốc gia xem việc để những đứa trẻ trong xe là phạm pháp, trong một số trường hợp, phạm lỗi này, cha mẹ có thể bị tước quyền nuôi dưỡng đứa trẻ.
Ở Việt Nam, tuy xe hơi đã trở thành phương tiện giao thông phổ biến, mùa khô rất dài, nhiệt độ rất cao nhưng rất ít người bận tâm đến sốc nhiệt. Người ta không được cảnh báo rằng bức xạ mặt trời sẽ hun nóng khối không khí trong lòng xe, do khối không khí này không thể thoát ra ngoài, nhiệt độ sẽ càng lúc càng cao, cơ chế cân bằng thân nhiệt của cơ thể bị vô hiệu hóa, dù là trẻ con hay người lớn thì thân nhiệt cũng sẽ tăng, cơ bắp co rút, nhịp tim, huyết áp rối loạn, não bị tổn thương, hôn mê và… chết !
Vào thời điểm này, nhiệt độ trung bình tại Hà Nội là 30 độ C, nếu được cảnh báo rộng rãi từ trước, người ta có thể dùng những website trên Internet, tính toán xem nhiệt độ trong một chiếc xe hơi sau bao nhiêu phút sẽ là bao nhiêu độ C dưới ánh sáng mặt trời để cẩn trọng hơn (2) – chẳng hạn, dùng những website vừa kể, có thể biết, với nhiệt độ như đã kể, sau bốn tiếng (240 phút), nhiệt độ trong xe hơi sẽ là 57,2 độ C - có thể nhờ vậy mà tránh được thảm cảnh ai cũng thấy đau lòng !
***
Chuyện bé Lê Hoàng Long uổng mạng vì người lớn thiếu hiểu biết, bất cẩn là lý do ông Giang Công Thế vừa đăng lại một câu chuyện tương tự đã từng xảy ra tại Việt Nam cách nay ba năm. Không nhiều người biết Giang Công Thế là ai nhưng nếu nhắc đến Hiệu Minh – bút danh của ông Thế (ngoài blog có tên Hiệu Minh, còn gửi nhiều bài, cộng tác với nhiều cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam) thì chắc là nhiều người biết…
Ông Thế có một người bạn tên là Nguyễn Đức Lưu. Ông Lưu có một đứa cháu ngoại. Đứa cháu ngoại này được cha mẹ gửi vào nhà trẻ của Vinschool và Vinschool tổ chức đưa đón bé tại nơi gia đình ông Lưu cư trú (Timecity). Ngày 20/07/2015 - lúc cháu ngoại ông Lưu 30 tháng 10 ngày tuổi – bé lên xe đưa đón học sinh của Vinschool. Đến trưa thì cha của bé nhận được điện thoại từ những người bán hàng rong ở bãi đậu xe Vĩnh Tuy…
Hóa ra hôm ấy, tài xế và bảo mẫu của Vinschool bỏ quên bé trên xe. Giống như Gateway, Vinschool cũng không phát giác. Cháu ngoại ông Lưu thức dậy khi tài xế đã lái xe đến đậu tại bãi đậu xe Vĩnh Tuy và khóa kín cửa. May mắn cho gia đình ông Lưu là con cháu của họ hiếu động – bé đã từng "theo dõi" cô bảo mẫu, thấy cô mở cửa phụ và nhờ vậy mà tìm cách làm theo, thành ra thời gian kẹt trong xe chỉ chừng hai tiếng…
Khoảng 10 giờ sáng ngày 20/07/2015, một bà bán bánh mì ở bãi đậu xe Vĩnh Tuy thấy một bé gái khoảng ba tuổi, mặt mũi đỏ lựng, quần áo ướt đẫm vì mồ hôi, hoảng loạn vì trơ trọi giữa bãi đậu xe nên khóc rưng rức… Không hỏi được thông tin khả dụng nào từ bé, bà và vài người tốt bụng đã lục ba lô, tìm được số điện thoại của cha đứa trẻ, gọi con rể ông Nguyên đến đón bé về !
Xét về bản chất, việc Gateway bỏ quên bé Lê Hoàng Long và Vinschool bỏ quên cháu ngoại ông Lưu chẳng khác gì nhau, thậm chí về mức độ, chuyện Vinschool bỏ quên cháu ngoại ông Lưu nghiêm trọng hơn, bởi đứa trẻ mà Vinschool nhận đón đưa rồi bỏ quên chưa tròn ba tuổi. Tuy nhiên vì đó là… Vin và bé chỉ suýt chết, cả hệ thống công quyền lẫn hệ thống truyền thông Việt Nam đã cùng im lặng như đã từng im lặng trước đủ thứ tin không hay, ảnh hưởng tới Vin (4) !
***
Nếu tháng 7/2015, từ chuyện cháu ngoại của ông Lưu, chuông báo động về những rủi ro do sốc nhiệt có thể dẫn tới uổng mạng - đặc biệt là mạng của những đứa trẻ mà cha mẹ chúng tin cậy ký thác cho các trường đưa đón - rung lên như đang rung sau cái chết tức tưởi của bé Long, có thể thảm cảnh đã không xảy ra.
Trang facebook mang tên Hiệu Minh của ông Thế đã bị "block" vì ai đó báo với facebook rằng đây là "đồ giả". Ông Thế kể lại một lần nữa câu chuyện vừa được lược thuật và nhấn mạnh : Nếu tin vào tâm linh thì phải nghĩ đó là Trời – Phật phù hộ cháu gái ông Nguyên thoát nạn một cách kỳ diệu chứ không phải nhờ anh Vượng Vin giàu có !
Tin mới nhất liên quan đến trường hợp bé Long uổng tử : Chiều 7/8/2019, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công an "khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức liên quan và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật", chỉ đạo Bộ Giáo dục và đào tạo "tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh trường học, phải có các hướng dẫn, quy định cụ thể về đưa đón học sinh cũng như bảo đảm chất lượng và an toàn tuyệt đối cho các cháu, tuyệt đối không để tái diễn sự việc tương tự" (5).
Tại sao bây giờ Thủ tướng mới quan tâm ? Chẳng lẽ chỉ vì cách nay bốn năm chưa có đứa trẻ nào chết ? Chẳng lẽ vì đó là… Vin, hệ thống truyền thông chính thức không loan báo rộng rãi, không nhiều người biết, công chúng không đủ phẫn nộ thành ra Bộ Công an có thể làm ngơ, Bộ Giáo dục và đào tạo tự thấy chưa cần phải tỏ ra có nghĩ tới con em chúng ta ?
Nếu hệ thống công quyền thật sự nghiêm túc và có trách nhiệm, chắc chắc chuông báo động đã ngân lên sau chuyện xảy ra với cháu ngoại ông Lưu. Thế nhưng ai rung chuông ? Cuối tháng 9 đầu tháng 10/2017, chỉ vì chỉ trích việc Vinschool dự tính nâng học phí đến 50% trên facebook, một số phụ huynh đã bị Công an thành phố Hà Nội triệu tập – lấy lời khai vì "nói xấu, bôi nhọ một số cá nhân" thì còn ai dám nghĩ tới rung chuông (6) ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 09/08/2019
Chú thích :