Việt Nam, Úc bày tỏ quan ngại về căng thẳng Biển Đông (Thanh Phương)
Tại cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 23/8/2019 thủ tướng Úc, ông Morrison nói rõ: 'Tôi đến đây không phải là để cáo buộc hay làm bất cứ điều gì giống như vậy. Chúng tôi không bênh phía nào'. Tuyên bố này hoàn toàn đúng với những gì mà THDCĐN đã nhận định. Úc và 15 nước 'đối tác chiến lược' khác của VN nếu có lên tiếng thì cũng chỉ mang tính ngoại giao chứ họ không thể làm gì hơn. Không thể có 'đối tác chiến lược' giữa một nước dân chủ và độc tài. Úc chẳng có lợi lộc hay lý do gì để ủng hộ một chế độ phi dân chủ như VN. Nhưng nếu VN là một nước dân chủ thì câu chuyện hoàn toàn khác, cứ nhìn vào việc Mỹ bán vũ khí khủng cho Đài Loan hay tuyên bố Mỹ sẵn sàng can thiệp nếu Philipines bị tấn công...thì chúng ta có thể hình dung được sự việc.
Ngày 23/08/2019, Việt Nam và Úc đã bày tỏ quan ngại về những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, vào lúc tàu của Việt Nam và của Trung Quốc đang đối diện căng thẳng với nhau trong vùng biển của Việt Nam.
Ngày 23/08/2019, Việt Nam và Úc đã bày tỏ quan ngại về những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông, vào lúc tàu của Việt Nam và của Trung Quốc đang đối diện căng thẳng với nhau trong vùng biển của Việt Nam.
Theo hãng tin
Reuters, trong cuộc họp báo chung tại Hà Nội, với thủ tướng Úc Scott
Morrison hiện đang công du Việt Nam, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố
: « Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp gần đây trên Biển Đông ». Ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết là Việt Nam và Úc « nhất trí cùng hợp tác, bảo đảm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ».
Reuters ghi nhận đây là lần đầu tiên lãnh đạo chính phủ Hà Nội phát biểu về sự kiện tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông. Theo các dữ liệu của Marine Traffic, một trang web chuyên theo dõi sự di chuyển của tàu thuyền, chiếc Hải Dương 8 vẫn tiếp tục khảo sát trong khu vực này vào ngày 23/08.
Về phần thủ tướng Úc Scott Morrison, ông cho biết hai nước cùng ủng hộ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được áp dụng trong khu vực. Theo ông Morrison, các nguyên tắc đó là « tự do hàng hải, tự do hàng không, bảo đảm các quốc gia có thể theo đuổi cơ hội phát triển hiện có trong vùng biển của họ và quản lý việc kinh doanh theo cách mà luật pháp cho phép ».
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày 23/08, cả hai thủ tướng Việt Nam và Úc đều không nêu đích danh Trung Quốc. Tuyên bố với các phóng viên tại Hà Nội, ông Morrison nói : « Tôi đến đây không phải là để cáo buộc hay làm bất cứ điều gì giống như vậy. Chúng tôi không bênh phía nào ».
Tuy vậy, Việt Nam hiện đang cần sự ủng hộ của Úc để bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông. Theo lời ông Peter Jennings, giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Úc, việc Úc và các nước cam kết bảo vệ một vùng Biển Đông tự do và rộng mở sẽ giúp ngăn chận những nỗ lực của Trung Quốc nhằm độc chiếm toàn bộ vùng biển này.
Đây là lần đầu tiên một thủ tướng Úc đến thăm Việt Nam kể từ khi hai nước chính thức nâng quan hệ song phương lên thành « đối tác chiến lược » vào tháng 03/2018. Vào tháng 05/2019, hai chiến hạm của Úc đã ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam trong bối cảnh hải quân hai nước gia tăng hợp tác.
RFI
Reuters ghi nhận đây là lần đầu tiên lãnh đạo chính phủ Hà Nội phát biểu về sự kiện tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông. Theo các dữ liệu của Marine Traffic, một trang web chuyên theo dõi sự di chuyển của tàu thuyền, chiếc Hải Dương 8 vẫn tiếp tục khảo sát trong khu vực này vào ngày 23/08.
Về phần thủ tướng Úc Scott Morrison, ông cho biết hai nước cùng ủng hộ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được áp dụng trong khu vực. Theo ông Morrison, các nguyên tắc đó là « tự do hàng hải, tự do hàng không, bảo đảm các quốc gia có thể theo đuổi cơ hội phát triển hiện có trong vùng biển của họ và quản lý việc kinh doanh theo cách mà luật pháp cho phép ».
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày 23/08, cả hai thủ tướng Việt Nam và Úc đều không nêu đích danh Trung Quốc. Tuyên bố với các phóng viên tại Hà Nội, ông Morrison nói : « Tôi đến đây không phải là để cáo buộc hay làm bất cứ điều gì giống như vậy. Chúng tôi không bênh phía nào ».
Tuy vậy, Việt Nam hiện đang cần sự ủng hộ của Úc để bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông. Theo lời ông Peter Jennings, giám đốc điều hành Viện Chính sách Chiến lược Úc, việc Úc và các nước cam kết bảo vệ một vùng Biển Đông tự do và rộng mở sẽ giúp ngăn chận những nỗ lực của Trung Quốc nhằm độc chiếm toàn bộ vùng biển này.
Đây là lần đầu tiên một thủ tướng Úc đến thăm Việt Nam kể từ khi hai nước chính thức nâng quan hệ song phương lên thành « đối tác chiến lược » vào tháng 03/2018. Vào tháng 05/2019, hai chiến hạm của Úc đã ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam trong bối cảnh hải quân hai nước gia tăng hợp tác.
RFI