Hong Kong và sự khủng hoảng cuối cùng của ý thức hệ cộng sản (Hoang Vinh)

Các cá nhân, tổ chức đấu tranh cho tự do dân chủ không thiếu, tuy nhiên đều đã thất bại. Các phong trào này có thể còn rời rạc, chưa có tổ chức mạnh mẽ, hoặc thiếu nền tảng tư tưởng. Tuy nhiên những lý do chính yếu lại nằm ở điều cốt lõi. Đó là: các tổ chức, cá nhân, người dân chưa thực sự nhận thức được các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền, đa nguyên và pháp trị. Hầu như tâm thức nô lệ bị nhồi hằng ngàn năm đã khiến cho con người những nơi đây đặt tất cả mọi giá trị quý báu trên của giống người dưới đáy của vật chất dân sinh. Hệ thống chính trị cộng sản biến thái đã thay đổi những điểm rời rạc nhằm đáp ứng đôi phần đời sống dân sinh thông qua các cải cách kinh tế, tiếp tục triệt tiêu tâm thức và lòng can đảm ước muốn tự do. (Hoang Vinh)


Cuối thế kỷ 20, bên bờ vực của đói nghèo và chiến tranh hạt nhân, hệ thống cộng sản chủ nghĩa theo ý thức hệ Mác Lê đã sụp đổ. Tuy nhiên, loài vi rút sinh ra trên nền tảng tư tưởng rác rưởi không chết hoàn toàn. Ở những nơi mà nền tảng dân trí, tri thức chưa đủ lớn, tâm thức nô lệ nặng nề, tư tưởng và bộ máy chính trị cộng sản đã giảo hoạt biến thái.

Ở Đông Âu thời kỳ hậu cộng sản dù không hề dễ dàng, đơn giản, các dân tộc từng bị chủ nghĩa cộng sản áp đặt và áp bức đã học tập, nhận thức và cương quyết hướng tới những giá trị căn bản, thiết thực của con người. Tự do, nhân quyền, dân chủ và dân sinh. Cương quyết hướng tới và xây dựng các nhà nước pháp quyền đảm bảo các giá trị cốt lõi và tiến bộ của loài người. 

Quá trình giải quyết sự khủng hoảng của ý thức hệ cộng sản ở Đông Âu đã diễn ra trên nền tảng dân trí cao hơn, được dẫn dắt bởi các cá nhân, tập thể trí thức chân chính, tiến bộ, được tổ chức bởi các tổ chức, tập hợp chính trị mạnh mẽ và nhân văn. Kết quả của quá trình này là nhân dân các dân tộc Đông Âu đã hội nhập trở lại với thế giới văn minh và xây dựng các quốc gia tự do dân chủ đảm bảo nhân quyền và dân sinh.

Trong các phong trào đấu tranh ở Đông Âu, các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền, xoá bỏ chế độ độc tài, xây dựng nhà nước pháp quyền trên nền tảng đa nguyên chính trị, đa nguyên kinh tế, đa nguyên văn hoá được người dân nhận thức và cương quyết yêu cầu. Đó là một cuộc đấu tranh toàn diện, không nhượng bộ. 

Từ bài học Đông Âu, hệ thống chính trị cộng sản ở Nga, Trung Quốc, Việt Nam... đã giảo hoạt thay đổi, đạt tới những hình thể biến thái thành công. Họ thành công nhờ vào rất nhiều yếu tố. Họ sẵn sàng tàn bạo đàn áp, bưng bít thông tin, khai thác tâm lý dân tộc cực đoan, sùng bái lãnh tụ, giảo hoạt dối trá tuyên giáo. 

Các cá nhân, tổ chức đấu tranh cho tự do dân chủ không thiếu, tuy nhiên đều đã thất bại. Các phong trào này có thể còn rời rạc, chưa có tổ chức mạnh mẽ, hoặc thiếu nền tảng tư tưởng. Tuy nhiên những lý do chính yếu lại nằm ở điều cốt lõi. Đó là: các tổ chức, cá nhân, người dân chưa thực sự nhận thức được các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền, đa nguyên và pháp trị. Hầu như tâm thức nô lệ bị nhồi hằng ngàn năm đã khiến cho con người những nơi đây đặt tất cả mọi giá trị quý báu trên của giống người dưới đáy của vật chất dân sinh. Hệ thống chính trị cộng sản biến thái đã thay đổi những điểm rời rạc nhằm đáp ứng đôi phần đời sống dân sinh thông qua các cải cách kinh tế, tiếp tục triệt tiêu tâm thức và lòng can đảm ước muốn tự do. 

Các phong trào đấu tranh chỉ dựa vào ham muốn vật chất dân sinh của đại chúng chính là mô hình tiêu biểu đã giúp chủ nghĩa cộng sản thành công ở thế kỷ 20 nhưng ngược lại chính là nguyên do chúng thất bại trong mục đích cao cả là xoá bỏ áp bức toàn diện, xoá bỏ độc tài, xây dựng xã hội nhân tính. Ham muốn vật chất là tính vật, không riêng và không đặc thù tính người. Sự thất bại tạm thời của phong trào dân chủ ở Venezuela cho ta thấy điều đó. 

Sau gần 30 năm biến thái, một lần nữa hệ thống chính trị cộng sản lại rơi vào một cuộc tổng khủng hoảng. Về kinh tế, sự khủng hoảng của nền kinh tế Trung Quốc là một cuộc khủng hoảng sâu sắc và toàn diện. Đó là cuộc khủng hoảng của sự ăn cắp trắng trợn, gian xảo, lũng đoạn, tham nhũng, tàn phá môi sinh, bành trướng, xâm lăng mà hệ thống chính trị này thực thi để có thể tồn tại; áp bức thế giới, áp bức nhân dân, lừa mị bằng cách đáp ứng nhu cầu vật chất từng phần. Phản ứng của thế giới là chối bỏ những phản giá trị trên, cô lập và loại bỏ như điều trị ung thư. 

Về quân sự, sự khủng hoảng lên đến đỉnh điểm xuất phát từ tham vọng và ảo tưởng của một Trung Quốc cộng sản có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Tham vọng thống trị thế giới, đặc biệt là Châu Á, Thái Bình Dương của Trung Quốc cộng sản dẫn đến những xung đột sâu sắc với thế giới trong đó then chốt là Mỹ và các đồng minh. Đặc biệt bức tranh cộng sản cổ điển lại tái hiện. Mâu thuẫn, xung đột giữa các nước cộng sản là Việt Nam và Trung Quốc cộng sản ngày càng nặng nề.

Về chính trị, dù đã thẳng tay đàn áp phong trào sinh viên qua sự kiện Thiên An Môn, từ đó tiêu diệt lòng can đảm và ước muốn tự do của người dân Trung Quốc đại lục, nhưng khi họ muốn xoá bỏ nền tảng tự do, sự độc lập tương đối và các giá trị nhân quyền của người dân Hồng Kông thì đó lại là chuyện rất khác.

Nền tảng văn hoá, nhận thức văn minh và chính trị, tâm thức của người dân Hồng Kông đã được xây dựng vững chắc trong suốt 100 năm. Người dân Hồng Kong dường như cương quyết không để mất chúng. Phong trào đấu tranh của họ vì thế sẽ là một phong trào đấu tranh toàn diện và có tổ chức, có tư tưởng. Họ sẽ không dễ bị đàn áp. Họ không dễ chùng chân, nhượng bộ. Đúng hơn họ chỉ nhượng bộ khi đạt được những giá trị tự do, độc lập, dân chủ và nhân quyền. Nhu cầu vật chất trần trụi không lãnh đạo tư duy và ý chí của người dân nhận thức và khao khát tự do. 

Hệ thống chính trị cộng sản sẽ thoát ra khỏi cuộc tổng khủng hoảng như thế nào? Khi phong trào đấu tranh không nhượng bộ? Đàn áp hoặc nhượng bộ người dân? 

Sự nhượng bộ người dân là con đường như những người cộng sản Đông Âu đã làm. Vì người dân Hồng Kông đang ở trình vấn ấy, thậm chí cao hơn, nên dù quái thú và dã tâm đến đâu, tôi tin hệ thống chính trị cộng sản Trung Quốc sẽ bị khuất phục. 

Hồng Kông đang và sẽ là trường học vĩ đại cho mọi dân tộc đang bị độc tài toàn trị áp bức. Việt Nam không phải là ngoại lệ.

19.8.2019

 https://www.facebook.com/ngavoi.nguyen/posts/2912720385466896