Phản đối BOT, Hà Văn Nam bị 30 tháng tù vì tội ‘gây rối’ (BBC)
Các tranh chấp về quyền lợi giữa người dân và các doanh nghiệp (BOT) là tranh chấp dân sự. Tuy nhiên chính quyền VN đã biến các tranh chấp dân sự này thành hình sự và biến chính quyền thành kẻ 'bảo kê' cho các doanh nghiệp BOT. Hệ lụy của nó đối với xã hội rất nghiêm trọng vì luật pháp không được tuân thủ một cách minh bạch và công bằng. Chính quyền thay vì bảo vệ quyền lợi của người dân thì quay sang bảo vệ cho quyền lợi của các doanh nghiệp 'bẩn'. Một xã hội mà không có luật pháp hoặc luật pháp có cũng như không vì luôn đứng về kẻ có tiền sẽ gây ra những đỗ vỡ nghiêm trọng.
Lái xe Hà Văn Nam cùng 6 tài xế khác
được đưa ra xét xử trong phiên tòa lưu động tại UBND xã Đào Viên, huyện
Quế Võ, Bắc Ninh hôm 30/7 với tội danh 'gây rối trật tự công cộng' theo
Điều 318, Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Ông Hà Văn Nam bị tuyên 30 tháng tù giam.
Người nhận án cao nhất, 36 tháng tù, là Nguyễn Quỳnh Phong, sinh năm 1986.
Cùng tội danh, ông Lê Văn Khiển, sinh năm 1990, nhận 30 tháng tù.
Bên
cạnh đó, các bị cáo Nguyễn Tuấn Quân (SN 1984), Vũ Văn Hà (SN 1990),
Ngô Quang Hùng (SN 1993) mỗi người chịu 24 tháng tù; bị cáo Trần Quang
Hải (SN 1991) lĩnh 18 tháng tù.
Các
bức ảnh chụp thời điểm trước phiên tòa được đăng rộng rãi trên mạng xã
hội cho thấy có rất đông các sắc phục công an trước cổng tòa. Nhiều
người dân cũng tập trung trước cổng UBND để nghe phiên xử qua loa phóng
thanh bất chấp thời tiết nắng nóng.
Luật sư Hà Huy Sơn, người
tham gia bào chữa cho ông Hà Văn Nam, viết trên Facebook cá nhân về quan
điểm bào chữa của ông rằng "Không có căn cứ buộc tội Hà Văn Nam".
Luật
sư Hà Huy Sơn cho rằng ông Hà Văn Nam không có lỗi cố ý trực tiếp gây
ra ách tắc giao thông trên Quốc lộ 18 tại Trạm thu phí BOT Phả Lại hôm
31/12/2018. Luật sư Sơn kiến nghị bác truy tố của Viện kiểm sát đối với
Hà Văn Nam theo điểm C khoản 2 Điều 318 Bộ luật hình sự.
Ông Nam
bị công an tỉnh Bắc Ninh khởi tố và bắt tạm giam vào ngày 5/3/2019 để
điều tra về hành vi "Gây rối trật tự công cộng" tại trạm thu phí BOT Phả
Lại trên tuyến Quốc lộ 18 đoạn qua huyện Quế Võ..
Trạm BOT Phả
Lại đặt tại xã Đức Long (Quế Võ) trên Quốc lộ 18 đoạn tiếp giáp giữa Bắc
Ninh - Hải Dương, thực hiện thu phí từ 27/12/2018. Sau đó, nhiều người
dân quanh khu vực phường Phả Lại, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã tập
trung phản đối trạm này do cho rằng việc thu phí có nhiều bất cập.
Báo
Tiền Phong thời điểm đó đưa tin người dân "có biểu hiện gây rối trật tự
công cộng" "buộc lực lượng chức năng phải tuyên truyền, giải thích."
Trong
đó, ông Nam được cho là đã cùng với 100 người khác đi trên các xe ô tô
vào 31/12, "tập trung dừng đỗ trong trạm thu phí Phả Lại, không chịu mua
vé đồng thời cản trở các phương tiện tham gia giao thông khi đi qua
trạm" khiến phải "xả trạm".
Tổ chức nhân quyền kêu gọi thả ông Nam
Trước
phiên xét xử, tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã ra thông
cáo báo chí kêu gọi chính quyền Việt Nam thả ông Hà Văn Nam 'ngay lập
tức và vô điều kiện'.
Thông cáo có đoạn: "Hà Văn Nam được biết
đến vì các hoạt động phản đối bất công và tham nhũng, và bị bắt hồi
tháng Ba sau khi livestream trên Facebook, hối thúc mọi người cùng đấu
tranh chống các vi phạm và lạm dụng về nhân quyền."
Bà Joanne
Mariner, Cố vấn Khủng hoảng Cao cấp của Ân xá Quốc tế phát biểu trong
thông cáo: "Lại thêm một nhà hoạt động nữa bị trừng phạt một cách bất
công chỉ vì lên tiếng trên Facebook. Cái được cho là 'phạm tội' của Hà
Văn Nam chỉ đơn giản là phê phán tình trạng tham nhũng tràn lan."
"Hà
Văn Nam đã đưa tin về các bất công, vi phạm nhân quyền và tham nhũng ở
Việt Nam một cách ôn hòa. Việc truy tố mang tính thù hận này chỉ đơn
giản là chứng minh quan điểm của ông ấy. Chính quyền phải thả ông Nam
ngay lập tức và vô điều kiện, và bãi bỏ mọi cáo buộc chống lại ông ấy."
Hà Văn Nam là ai?
Hà
Văn Nam sinh năm 1981, quê ở Thái Bình, sống tại Hà Nội và được biết
rộng rãi trên mạng xã hội như một người có nhiều hoạt động phản đối các
hoạt động thu phí BOT mà ông cho là bất hợp lý.
Ông Nam có gần 35.000 người theo dõi trên trang Facebook cá nhân.
Trước
khi bị bắt, ông Hà Văn Nam từng tham gia các hoạt động giám sát, phản
đối các BOT thu phí không hợp lý kể từ giữa 2018 đến nay như BOT Tân Đệ,
BOT Mỹ Lộc, BOT Bắc Thăng Long-Nội Bài.
Ông cũng cùng bạn bè là
các lái xe đặt các lán, trại cạnh các BOT để bám trụ, theo dõi quan sát
BOT liệu có dám thu phí người dân hay không.
Vụ việc ông Nam bị bắt hồi tháng 3/2019 đã gây nhiều bức xúc trong cộng đồng mạng.