Công an Việt Nam họ đang làm gì? (Đỗ Ngà)
ĐCSVN tồn tại trên hai chân: Bạo lực và Dối trá. Khi dối trá hết thời thì bạo lực phải lên ngôi. Việc ĐCSVN đặt lực lượng công an trên cả pháp luật là vì mục đích để họ có toàn quyền và yên tâm đàn áp người dân. Công an uống rượi lái xe đâm chết người vẫn không bị truy tố hình sự là một ví dụ. Đây là con dao hai lưỡi vì nó khiến lòng uất hận của người dân tăng cao khi bị những kẻ bảo vệ pháp luật hoặc nhân danh pháp luật cướp bóc và chà đạp. Mặt khác, khi biết mình được ưu ái và không ai làm gì được thì lực lượng công an sẽ trở thành kiêu binh. Các đòi hỏi của họ ngày càng cao và nếu không được đáp ứng họ sẽ làm loạn và sinh chuyện. Lịch sử quá nhiều câu chuyện như vậy. Lính Tam Phủ thời Chúa Trịnh là một ví dụ.
Đất nước tới hồi mạt pháp, chuyện an ninh cho người dân không còn đảm
bảo. Một bộ máy nhà nước thuộc loại cồng kềnh nhất thế giới với tầng
tầng lớp lớp kẻ xin vào đảng chủ yếu để hưởng lấy chút máu tươi của nhân
dân mà bộ máy này đã thọc vòi hút cho khô. Ít có nước nào mà bộ máy
Công an có thể gây bất an cho nhân dân như Việt Nam. Càng đông họ càng
làm nhân dân bất an.
Ở việt Nam hiện nay cứ 16 người thì có một công an. Trong khi đó ở Mỹ
khoảng 353 người có 1 cảnh sát. Ở Úc thì còn thấp hơn nữa, tới 486
người mới có một cảnh sát.
Công an ở Việt Nam đông như thế nhưng ngược lại, tại Việt Nam người
dân cảm thấy bất an nhất, vì sao? Vì 2 nguyên nhân chính, thứ nhất là
luật pháp không bảo vệ người dân (nói cho nhẹ hơn là luật pháp không
nghiêm), và thứ nhì là luật pháp không thể kiểm soát được hành động của
công an.
Điều đáng nói ở chính quyền CS Việt Nam hiện nay là, hàng triệu công
an là hàng triệu đảng viên. Mà một khi là đảng viên thì họ đương nhiên
được đứng ngoài vòng kiểm soát của Pháp luật. Điều này là một thực tế
được thừa nhận bởi ông ông tướng Công an tại Sài Gòn, thiếu tướng Phan
Anh Minh.
Tại Hội nghị tổng kết phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015, ông Phan Anh Minh có nói rằng: “Tôi
cũng xin lý giải thêm vì Ban Nội chính yêu cầu Công an Thành phố giải
trình là tại sao án tham nhũng được phát hiện do trinh sát là ít, tôi đã
nói thẳng không phải là ít mà là không có. Lý do là vì Công an Thành
phố cũng phải chấp hành chỉ thị 15, hầu hết đối tượng thực hiện hành vi
tham nhũng là đảng viên mà công an thì không được quyền tổ chức trinh
sát đảng viên”. Điều đó là một minh chứng rằng, đảng viên đứng ngoài vòng kiểm soát của pháp luật.
Quay trở lại cách tổ chức của ngành Công an Việt Nam, buộc các công
an đều là đảng viên, điều đó cũng có nghĩa là lực lượng này đang đứng
ngoài vòng pháp luật để thực thi pháp luật. Nó rất nguy hiểm, vì với 1,2
triệu công an mà đứng ngoài vòng pháp luật để thi hành pháp luật thì
đảm bảo rằng, pháp luật không được thực thi, mà thay vào đó là sự tùy
tiện ra tay với nhân dân.
Năm 2015, theo báo cáo của Bộ Công an do trung tướng Trần Trọng
Lượng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm trình
bày tại phiên họp Quốc hội ngày 19/03/2015, từ 2012 – 2014, số người bị
bắt, tạm giữ hình sự lên tới trên 200 nghìn người. Tướng Lượng cũng cho
biết trong giai đoạn từ tháng 10.2011 – 9.2014 (3 năm) đã xảy ra 226
trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam trên toàn quốc. Đó là
minh chứng cho sự lộng hành giết người của lực lượng công an Việt Nam.
Với 1 người công an canh 15 người dân, mật độ công dày đặc gấp 24,5
lần Mỹ và gấp 32,4 lần nước Úc, dân Việt có an toàn hơn dân Mỹ và Úc
không? Xin khẳng định một lẫn nữa là không.
Vì sao? Vì một khi lực lượng công an mà không chịu sự kiểm soát của
Pháp luật thì vô cùng nguy hiểm, Công an có thể biến thành cướp, biến
thành thành đao phủ bất kỳ lúc nào cũng được, miễn sao thú tính của họ
nổi lên.
Sự ỷ lại rằng, pháp luật không với tới thì tất con người sẽ ngã theo
chiều phát huy tội ác. Và lực lượng công an Việt Nam đang phát huy rất
tốt điều đó. Do vậy mà hiện nay chỉ có ở Việt Nam mới có công an giả côn
đồ, côn đồ làm tay sai cho công an để thực hành tội ác nhưng được bảo
kê. Chỉ có ở Việt Nam, dân không biết đâu là côn đồ, đâu là công an. Một
xã hội đã bị bóp méo hoàn toàn.
Ngay trong tư tưởng của công an Việt Nam họ còn không mặc định chống
tội phạm là nhiệm vụ, mà họ nghĩ chống tội phạm là công lao, cho nên cứ
hễ phá được một vụ án chưa biết đúng tội hay bắt oan là đua nhau khen
thưởng bằng tiền bạc. Đây là một sự thừa nhận qua hành động của ngành
công an Việt Nam, rằng họ không vì an toàn cuộc sống nhân dân mà vì tiền
thưởng và cấp bậc được cất nhắc sau khi phá án.
Dân muốn Công an bảo vệ mình hả? Hãy đưa tiền đây. Chính vì lẽ đó mà
công an trên toàn cõi đất nước này, họ vòi tiền, trấn lột nhân dân như
là chuyện ăn cơm hằng ngày. Và hiện nay, nó như là một mặc định hiển
nhiên mà cả ngành công an. Hiển nhiên đến nỗi, cả ĐCS và cả nhân dân đều
hiểu công an là như vậy.
Khi người dân hiểu ra, công an chỉ chăm chú trấn lột và áp bức người
chân chính, việc bảo vệ bình yên cho nhân dân họ thả nổi và tránh né (họ
chỉ làm khi có thưởng), thì tội phạm cũng nhận ra điều đó. Hãy tưởng
tượng, tội phạm nhận ra công an có cũng như không, thì tất nhiên tình
hình phạm tội ngày một manh động hơn và quy mô lớn hơn.
Hiện nay ở Việt Nam, người dân đã tự ra tay “thay trời hành đạo” thay
vì báo cho Công an giải quyết. Chuyện nhân dân có thể giết người một
cách dễ dàng chỉ vì bắt trộm con chó là ví dụ rõ nhất. Cho nên có thể
nói, ở Việt Nam hiện nay, lực lượng công an đã và đang biến đổi thành
một lực lượng đe dọa đời sống bình an của nhân dân Việt Nam.
Đó là một thực tại đáng buồn mà nhiều người trong chúng ta không nhận
ra hết bản chất. Thời đại Công an trị kiểu CS, một thời đại cực kỳ tăm
tối của dân tộc.
18.5.2019
—–
Các thông số, xin tham khảo các bài viết:
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/decision-no-15-armor-of-party-members-cl-03112016141813.html