Từ Trịnh Vĩnh Bình nhớ đến Nguyễn Xuân Hiển (Thạch Đạt Lang)

Nguyễn Xuân Hiển là tổng giám đốc Vietnam Airlines khi vụ kiện xẩy ra. Với bệnh kiêu ngạo cộng sản thấm sâu trong máu cộng với sự ngu dốt, ít học, thiếu kiến thức, Hiển trơ tráo coi thường luật pháp quốc tế, nghĩ không ai làm gì được Vietnam Airlines nên không cử người tham dự hay cho luật sư đại diện tại phiên tòa. Phiên tòa kết thúc với phán quyết số 8395/2000, tuyên bố Vietnam Airlines phải bồi thường khoản tiền 4.851.891.000 ITL (đồng lira Ý) cộng với thuế cho luật sư Liberati (khoảng 3 triệu USD). (Thạch Đạt Lang)
 
Sau hơn 20 tháng yên ắng, cuối cùng phiên tòa xử vụ ông Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện chế độ cộng sản Việt Nam đã có phán quyết, theo đó nhà nước cộng sản Việt Nam phải bồi thường cho ông Bình tổng cộng 37.581.596 USD thiệt hại và gần 7,9 triệu USD án phí. Phán quyết này đáp ứng đúng như sự mong đợi của hầu hết người Việt, trong cũng như ngoài nước – trừ đảng và chế độ cộng sản Việt Nam.
Đây là vụ án kéo dài hơn 15 năm, từ 2003 đến nay, là một bài học rõ ràng, sâu sắc, ấn tượng cho những người Mỹ, Đức, Pháp, Úc... gốc Việt muốn đem tài sản, trí tuệ, công sức...về Việt Nam “cống hiến” cho dân tộc, đất nước.
Phán quyết của tòa trọng tài vụ Trịnh Vĩnh Bình khiến nhiều người nhớ lại một vụ án khác dính dáng đến chế độ cộng sản Việt Nam, kéo dài 12 năm, từ 1994 đến năm 2000 và kết thúc vào năm 2006 với phán quyết phúc thẩm. Đó là vụ án luật sư người Ý Maurizio Liberati kiện Vietnam Airlines .
Khởi thủy, tháng 11/1994, Vietnam Airlines nhận được giấy triệu tập của Tòa sơ thẩm Roma. Theo giấy triệu tập này, ngày 30/11/1995 đại diện Vietnam Airlines phải có mặt tại Tòa án Roma, Ý để tham dự phiên tòa do luật sư người Ý là Maurizio Liberati khởi kiện Falcomar.
Vào thời điểm đó, tòa án sơ thẩm ở Rome mở phiên tòa xét xử vụ kiện giữa luật sư Maurizio Liberati với Công ty Falcomar, yêu cầu công ty này phải thanh toán chi phí cho các công việc mà luật sư Liberati thực hiện cho Falcomar. Falcomar là đại lý bán vé máy bay của Vietnam Airlines tại Ý nên tòa đã gửi giấy mời đại diện Vietnam Airlines tham dự phiên tòa.
Nguyễn Xuân Hiển là tổng giám đốc Vietnam Airlines khi vụ kiện xẩy ra. Với bệnh kiêu ngạo cộng sản thấm sâu trong máu cộng với sự ngu dốt, ít học, thiếu kiến thức, Hiển trơ tráo coi thường luật pháp quốc tế, nghĩ không ai làm gì được Vietnam Airlines nên không cử người tham dự hay cho luật sư đại diện tại phiên tòa.
Phiên tòa kết thúc với phán quyết số 8395/2000, tuyên bố Vietnam Airlines phải bồi thường khoản tiền 4.851.891.000 ITL (đồng lira Ý) cộng với thuế cho luật sư Liberati (khoảng 3 triệu USD).
Vietnam Airlines và Nguyễn Xuân Hiển không hề phản ứng hay kháng cáo về phán quyết của tòa án Roma. Luật sư Liberati đồng ý phán quyết của tòa nên cũng không kháng án.
Đến năm 2002, không thấy phía Vietnam Airlines phản ứng về phán quyết. Liberati đề nghị thi hành án và tháng 08/2004 tòa án ở Paris ra lệnh Ủy ban đòi nợ và tịch biên Pháp tiến hành phong tỏa số tiền 1,3 triệu Euro của Vietnam Airlines có trong tài khoản ngân hàng tại Pháp.
Đến lúc đó Nguyễn Xuân Hiển mới nhẩy lên đông đổng như nước sôi đổ háng, ra lệnh cho Vietnam Airlines làm đơn kháng cáo lệnh tịch biên của tòa án ở Paris.
Ngày 09/03/2006, tòa án phúc thẩm ở Paris tuyên án, bác bỏ đơn xin giải tỏa lệnh tịch biên của Vietnam Airlines, đồng thời buộc Vietnam Airlines phải nộp thêm vào tài khoản cho đủ số 5,2 triệu euro theo đúng phán quyết của tòa án Rome. Lo sợ bị đóng băng các tài khoản khác ở các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu, Hiển và Vietnam Airlines đành chịu nhục nhã chuyển ngân trả đủ số tiền 5,2 triệu euro (khoảng 6 triệu USD thời đó) cho Maurizio Liberati.
Trở lại vụ án Trịnh Vĩnh Bình. Lý do vụ án kéo dài vì thoạt đầu, năm 2003 chính quyền cộng sản Việt Nam đã tìm cách thương thuyết và đạt được thỏa thuận ngoài tòa với Trịnh Vĩnh Bình – cộng sản Việt Nam sẽ bồi thường 15 triệu USD và trả lại toàn bộ tài sản của Bình, đổi lại Bình phải rút đơn kiện.
Sự nhân nhượng, chịu lép vế của chế độ cộng sản, cố gắng thỏa thuận ngoài tòa với Trịnh Vĩnh Bình vào thời điểm đó là do Đảng cộng sản Việt Nam đang nôn nóng muốn gia nhập WTO – Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organisation). Nếu để cho vụ án kéo dài, có thể gây nên tai tiếng về cách hành xử luật pháp rừng rú, Đảng cộng sản Việt Nam sợ sẽ bị mất đi cơ hội trở nên một thành viên.
Tuy nhiên, với bản chất tráo trở, lọc lừa, gian manh thâm căn cố đế nổi tiếng thế giới, sau khi được gia nhập WTO, chính quyền cộng sản Việt Nam lờ đi chuyện thực thi thỏa thuận với Bình. Thế là Trịnh Vĩnh Bình một lần nữa phải nhờ đến luật pháp quốc tế để dậy cho chế độ cộng sản Việt Nam một bài học về cách sử xự khi gia nhập cộng đồng kinh tế thế giới.
Đến ngày hôm nay, cho dù đã có phán quyết, nhưng án lệnh này có được chế độ cộng sản Việt Nam thực thi, thực thi đến đâu lại là một chuyện khác. Trong quá khứ, các chế độ độc tài, cộng sản, đặc biệt là cộng sản Việt Nam vốn thường coi phán quyết của các tòa án quốc tế không hơn miếng giẻ rách.
Tiền án phí 7,9 triệu USD, tất nhiên chính quyền cộng sản Việt Nam phải trả trong một thời hạn nhất định, không thể trốn tránh, trì hoãn. Nếu không trả, tòa án quốc tế sẽ có những biện pháp mà chế độ cộng sản Việt Nam phải chịu khuất phục như đóng băng các tài khoản của chính quyền cộng sản Việt Nam có trong các ngân hàng quốc tế.
Từ vụ án Liberati kiện Vietnam Airlines, có thể dự đoán được rằng trường hợp Bình sẽ giống như Liberati, còn phải tốn nhiều công sức, thời gian, tiền bạc mới hi vọng đòi được đủ số tiền bồi thường mà tòa án ở Paris đã phán quyết.
Trây lì, trơ trẽn, vênh váo, coi thường công pháp quốc tế là bản chất cố hữu của chế độ cộng sản Việt Nam – Những con lừa ưa nặng.
Thạch Đạt Lang
(14/04/2019)