Mẹ Cường đôla: Tài sản cắm hết, nghẹn lời chỉ muốn tự tử (Vietnamnet)
Việc đại gia Phạm Nhật Vũ vừa bị bắt đã gây chấn động cho giới tài phiệt VN. Vụ bắt giữ này chứng minh cho nhận định của THDCĐN rằng không ai có thể yên thân dưới chế độ cộng sản. Giới doanh nhân VN cần ủng hộ cho một tổ chức chính trị mới với một giải pháp khác cho đất nước. Lời thổ lộ của bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai cho thấy một tương lai vô cùng đen tối của các doanh nhân VN dưới chế độ cộng sản: "Làm doanh nghiệp đầu tư
kinh doanh mà mệt mỏi quá, bức xúc quá. Tôi nhiều lần trong tâm trạng
chán nản, nếu không vì cổ đông, nợ ngân hàng, cuộc sống hơn 3.000 nhân
viên Quốc Cường Gia Lai thì tôi đã tự tử".
Đại gia đeo 17 kg vàng trên người
Phúc XO khoe
sở hữu cả một lò luyện vàng trong nhà. Đối với Phúc XO, vàng không tính
bằng "chỉ" hay "lượng" mà phải bằng "cân", bằng "thau" và anh ta có sở
thích nấu lại vàng thành từng cục lớn chơi nó mới chuẩn.
Phúc cho
biết, lý do "gồng" mình đeo số vàng trên là do tham khảo thầy phong thuỷ
và được thầy "phán" đeo vàng tốt cho sức khoẻ, tài lộc và may mắn... Và
anh ta bắt đầu đeo vàng từ 5 năm trước. Trừ lúc đi ngủ và đi tắm thì
hầu như thời gian nào anh cũng đeo số vàng "khủng" trên người. Và để đảm
bảo an toàn, Phúc phải thuê vệ sĩ theo cùng.
Phúc XO còn làm chiếc mũ bằng vàng đính 260 viên kim cương với giá
trị lên đến gần 1,85 tỷ đồng. Để tạo ra chiếc mũ này phải dùng đến 53
lượng vàng cùng 260 viên kim cương, mỗi viên có giá 1,2 triệu đồng để
tạo thành chữ 'XO' - biệt danh của Phúc trên mũ.
Mẹ Cường Đô La nghẹn lời: Tôi đã muốn tự tử
Bà
Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai nói trước lãnh
đạo Thành uỷ, UBND TP.HCM rằng: “Nếu không vì cổ đông, vì 3.000 nhân
viên thì tôi đã tự tử rồi”.
Bà Loan kể về tình cảnh "sống dở chết
dở" khi đang có tới 12 dự án bị ách tắc trên địa bàn với tổng quỹ đất
150 ha. Thậm chí, dự án dù đã bán rồi nhưng "đi mòn dép" cũng không làm
được sổ đỏ cho người mua.
CEO Quốc Cường Gia Lai cho rằng các dự
án của công ty mình không phải vướng vì “hồi tố đất công”, vì quỹ đất
này chủ yếu là đất nông nghiệp, doanh nghiệp tự đền bù giải phóng mặt
bằng cho người dân, không phải có nguồn gốc đất công.
Chưa dừng lại ở đó, khi hồ sơ trở về "số mo", bà Loan liên hệ Sở Quy
hoạch Kiến trúc, Sở Tài Chính, UBND quận 7... để cập nhật phê duyệt quy
hoạch. Do quá nhiều hồ sơ sau 14 năm, trải qua 3 đời giám đốc nên Sở
Tài chính bảo mẹ Cường Đô la nếu muốn nhanh thì phải tự tìm hồ sơ.
“Tôi
bỏ cả ăn sáng, ăn trưa. Tôi ngồi chầu chực ở quận 7 lấy được hồ sơ. Thế
nhưng, khi tôi đến Sở Quy hoạch kiến trúc thì bị yêu cầu phải có công
văn từ Sở Tài chính”, bà Loan chia sẻ.
"Làm doanh nghiệp đầu tư
kinh doanh mà mệt mỏi quá, bức xúc quá. Tôi nhiều lần trong tâm trạng
chán nản, nếu không vì cổ đông, nợ ngân hàng, cuộc sống hơn 3.000 nhân
viên Quốc Cường Gia Lai thì tôi đã tự tử. Tôi còn nghĩ rằng mình để lại
tâm thư để nhà nước làm cách nào tháo gỡ thủ tục", bà Loan nói.
Lê Viết Hải tính thêm vụ 600 tỷ
Tài liệu họp ĐHĐCĐ của CTCP Xây dựng Hòa Bình (HBC) của ông Lê Viết Hải
vừa được công bố cho thấy, doanh nghiệp xây lắp hàng đầu tại Việt Nam
này sẽ chào bán cổ phần riêng lẻ cho Hyundai Elevator Co.Ltd với khối
lượng 25 triệu cổ phiếu, giá phát hành 23.000 đồng/cp.
Mức giá
phát hành này cao hơn khá nhiều so với mức giá khoảng 19.000 đồng/cp của
HBC trên sàn chứng khoán. Cổ phần phát hành cho Hyundai Elevator sẽ
được thực hiện sau khi HBC của ông Hải chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ
phiếu.
Đây là một thông tin khá tích cực đối với Hòa Bình của ông Lê Viết Hải, trong bối cảnh thị trường chứng khoán chùng xuống.
Với
mức giá nói trên, nếu thành công, HBC của ông Hải sẽ thu về 575 tỷ
đồng, dùng để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động xây dựng; mở rộng sản
xuất kinh doanh.
Kế hoạch chia nhau ngàn tỷ của nữ tỷ phú Phương Thảo
HĐQT Vietjet (VJC) của nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo vừa công
bố sẽ tiếp tục tạm ứng cổ tức cho cổ đông 10% bằng tiền, nâng tổng tỷ lệ
cổ tức bằng tiền cho năm tài chính 2018 lên tới 30%, tương ứng số tiền
mà doanh nghiệp chi trả cho các cổ đông là gần 1.625 tỷ đồng.
Trong đợt này, Vietjet của bà Nguyễn Thị Phương Thảo sẽ chi gần 542 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức.
Theo
Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2018, mức cổ tức dự kiến tỷ lệ 50% bao
gồm cả tiền mặt và cổ phiếu. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng cao và
liên tục, nguồn tiền mặt công ty dồi dào, HĐQT Vietjet trình ĐHCĐ phương
án chia cổ tức năm 2018 với tỷ lệ cao hơn, ở mức: 55%.
Đại gia mâu thuẫn nội bộ
Sau
thời gian nghị luận căng thẳng, các cổ đông của Công ty Xây dựng
Coteccons đồng loạt thống nhất gạt bỏ tờ trình về thương vụ sáp nhập với
Ricons ra khỏi Đại hội cổ đông thường niên năm nay, không cần phải biểu
quyết nữa.
Trong kỳ đại hội cổ đông năm ngoái, các cổ đông cũng
đặt ra kỳ vọng việc sáp nhập các công ty thành viên, công ty liên kết sẽ
giúp “đẩy” giá cổ phiếu công ty xây dựng này trở lại thời kỳ hoàng kim.
Theo ông Nguyễn Bá Dương,
Chủ tịch HĐQT Coteccons, phương án sáp nhập Ricons là tăng khả năng
“phòng thủ” của doanh nghiệp. Việc sáp nhập sẽ biến Coteccons sở hữu 3
công ty trong TOP 5 công ty xây dựng lớn nhất Việt Nam (trong đó
Coteccons và Unicons đã chiếm 10% thị trường xây dựng). “Quyết định tại
Đại hội lần này sẽ là cơ hội mới của Coteccons”, Chủ tịch HĐQT khẳng
định.
“Thay vì M&A thì Coteccons nên tập trung vào yếu tố cốt
lõi, nền tảng. Việc sử dụng cổ phiếu của Công ty để chi trả cho các
thương vụ M&A không hợp lý đến khi hiệu quả hoạt động tài chính của
Coteccons khởi sắc hơn và giá cổ phiếu đạt đến giá trị thực xứng đáng”,
công bố của Kusto cho hay.
Nếu vợ chồng Trung Nguyên đoàn tụ
Liên quan đến vụ "ly hôn nghìn tỷ" của vợ chồng cà phê Trung Nguyên,
chiều 27/3, TAND TP.HCM đã quyết định chính thức công nhận việc thuận
tình ly hôn của cả 2 vợ chồng, giao 4 người con cho bà Thảo chăm sóc.
Ông Vũ có nghĩa vụ cấp dưỡng 10 tỷ đồng/năm cho 4 người con cho đến khi
trưởng thành.
Về chia tài sản, TAND quyết định giao 60% cho ông
Vũ, bà Thảo chỉ được chia 40%. Riêng toàn bộ số cổ phần tại Trung Nguyên
sẽ đưa hết cho ông Vũ, ông Vũ có nghĩa vụ thanh toán bằng tiền mặt cho
bà Thảo theo định giá của pháp luật. Tổng mức án phí sơ thẩm mà hai
người phải nộp là hơn 8 tỷ đồng.
Luật sư cho biết, với việc cả ông Vũ và bà Thảo cùng nộp đơn kháng
cáo với các nội dung trái ngược nhau, phiên tòa có thể diễn biến theo ba
hướng, hoặc là phải đóng thêm án phí, hoặc không phải đóng thêm án phí
hoặc họ có thể sẽ không phải thi hành án 8 tỷ đồng án phí sơ thẩm.
"Vợ
chồng cà phê Trung Nguyên sẽ phải chịu án phí dân sự phúc thẩm là
300.000 đồng cùng với án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà cấp sơ thẩm
đã tuyên là hơn 8 tỷ đồng nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ
thẩm. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm,
Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ
thẩm của từng người cụ thể.
Trong trường hợp hai vợ chồng về sống
chung lại với nhau, không còn tranh chấp tài sản nữa thì ông Vũ và bà
Thảo sẽ không phải chịu án phí hơn 8 tỷ đồng của phần tài sản tranh
chấp", luật sư Bình cho biết.
VNPT có "sếp" mới
Ông
Tô Dũng Thái chính thức giữ chức vụ Phó tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT
kiêm Chủ tịch Tổng Công ty VNPT - VinaPhone từ ngày 28/3/2019. Quyết
định bổ nhiệm có thời hạn trong vòng 5 năm. Ông Tô Dũng Thái cũng đồng
thời được chỉ định giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Tổng Công ty VNPT -
VinaPhone.
Ông Tô Dũng Thái sinh năm 1967, Thạc sĩ Kỹ thuật điện
tử viễn thông, bắt đầu làm việc tại VNPT Hà Nội từ năm 1992. Ông từng
nắm giữ trọng trách lãnh đạo nhiều đơn vị thuộc VNPT Hà Nội. Năm 2012,
ông được bổ nhiệm làm Phó giám đốc VNPT Hà Nội và đến tháng 10/2013 là
Giám đốc đơn vị này. Năm 2015, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám
đốc VNPT – VinaPhone.
Bảo Anh (Tổng hợp)