Đại gia Xuân Trường bán vé dân đi lễ Phật, sao lại đóng dấu Giáo hội Phật giáo? (Tùng Dương-GDVN)

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng ban Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm: "Việc đầu tư các cơ sở hạ tầng trong bối cảnh nguồn lực ngân sách còn hạn chế thì nguồn xã hội hóa rất quan trọng, nhưng phải cẩn thận tránh tình trạng lợi dụng xã hội hóa để biến đất đai, tài sản của Nhà nước, cộng đồng thành của riêng". Điều này là chắc chắn và đang xảy ra trên mọi lãnh vực rồi. Câu hỏi mà người dân VN muốn biết là ai đứng đằng sau chống lưng và ăn chia với Xuân Trường? Giáo hội Phật giáo đã để Xuân Trường thao túng và lợi dụng đến đâu? Ai chịu trách nhiệm?

Hầu hết du khách buộc phải mua vé xe điện vì khoảng cách từ bãi gửi xe tới chùa rồi quay lại là gần 8km. Ảnh: Tùng Dương.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cảnh báo, phải quản lý hết sức cẩn thận khi để doanh nghiệp Xuân Trường đầu tư ở vị trí các di sản quốc gia.

Hiện nay dư luận xã hội đang bức xúc về việc doanh nghiệp được giao hàng trăm, hàng nghìn héc-ta đất xây khu du lịch (tại khu vực có chùa chiền, có yếu tố tâm linh), thu bộn tiền nhưng rất mập mờ trong quản lý.

Những dự án đã được dư luận nhắc đến rất nhiều thời gian qua phải kể đến: Khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao (Hà Nam) có diện tích lên đến 5.100 héc-ta (khu vực xây chùa 144 héc-ta); Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) 18.940 héc-ta; Khu du lịch tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp (Hải Phòng) 450 héc-ta (trong đó khu tâm linh 88,7 héc-ta); Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính - Tràng An (Ninh Bình) 700 héc-ta...


Thậm chí khi vào lễ Phật trong bảo tháp, người dân cũng bắt buộc phải bỏ ra 50 nghìn đồng mua vé, không có tiền thì chỉ còn cách đứng ngoài sân vái vọng.

Đến nơi cửa Phật còn phải mua vé là hình ảnh hết sức phản cảm, nhưng thực tế ấy đã và đang diễn ra khi doanh nghiệp coi việc đầu tư tâm linh là một thứ dịch vụ trần trụi "tiền trao cháo múc".

Những thông tin trên vé bán cho người dân vào lễ Phật rõ ràng là của doanh nghiệp Xuân Trường, nhưng dấu đỏ đóng trên vé lại có dòng chữ "Giáo hội Phật giáo...". 

Vậy giáo hội hay doanh nghiệp Xuân Trường bán vé? Nếu là Xuân Trường bán vé thì vì sao gắn cả Giáo hội Phật giáo vào? Liệu đây có phải là chiêu trò doanh nghiệp né tránh trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế không?
Câu hỏi được đặt ra ở đây là ngôi chùa Bái Đính mới xây là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hay của đại gia Xuân Trường?

Trả lời câu hỏi của Báo điện tử giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Toàn Thắng - Chánh văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình chia sẻ: “Khu tâm linh chùa Bái Đính là một trong những hạng mục của dự án Khu du lịch sinh thái Tràng An thuộc doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, được thực hiện bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Thủ tục phê duyệt dự án Khu du lịch sinh thái Tràng An của Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, thẩm định báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình.

Dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định chấp thuận phê duyệt và điều chỉnh 1 số lần như sau:

Lần 1: Quyết định 2775/QĐ-UBND ngày 9/12/2005, với diện tích 1.949,1ha trên địa bàn các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, thị xã Ninh Bình.

Với quy mô đầu tư: 03 khu gồm khu trung tâm - khu hang động - khu tâm linh chùa Bái Đính, trong đó diện tích xây dựng chùa 30.000m2. Tôn tạo sửa chữa đền, chùa cũ, tượng đồng 50 tấn, tượng 100 tấn, tượng La Hán, chuông đồng 46 tấn.

Tổng mức đầu tư là 631 tỷ đồng bằng nguồn vốn của doanh ngiệp Xuân Trường và tự huy động của doanh nghiệp, dự án dự kiến khởi công năm 2005, hoàn thành năm 2010.
Sau nhiều lần điểu chỉnh dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã quyết định:

Lần 2: Chấp thuận điều chỉnh, bổ sung dự án tại Quyết định số 2063/QĐ-UBND ngày 04/9/2007, điều chỉnh quy mô, tổng mức đầu tư 1.610 tỷ đồng, thời gian thực hiện 2005-2015 (thay thế Quyết định 2775/QĐ-UBND ngày 09/12/2005)

Lần 3: Ngày 09/4/2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 728/QĐ-UBND v/v chấp thuận điều chỉnh, bổ sung dự án đâu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Tràng An của doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường.

Tổng diện tích: 2.168,53ha, với quy mô đầu tư 04 khu (khu Trung tâm, khu hang động, khu tâm linh - chùa Bái Đính, khu công viên văn hóa Tràng An), tổng mức đầu tư 2.614 tỷ đồng.
Ngày 10/4/2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu số 091110000011 cho dự án đâu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái Tràng An.

Ngày 18/01/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình cấp Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ nhất (bố sung thiết bị, tổng vốn đầu tư: 2.659 tỷ đồng).

Ngày 15/5/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ hai với quy mô đầu tư 07 khu:

Gồm khu hang động Tràng An; khu tâm linh chùa Bái Đính; khu chùa Động Am Tiêm; khu Hành cung Vũ Lâm; khu Ngũ nhạc linh từ; khu đền Trần Cô; khu đền Phú Khống.

Bổ sung thêm diện tích 18ha vào 2.168,53ha của điều chỉnh lần 3 với tổng vốn đầu tư lên đến 17.780 tỷ đồng.

Nguồn vốn thực hiện dự án hoàn toàn của doanh nghiệp tự huy động và công đức của các tín đồ, nhân dân thập phương đóng góp; thời gian thực hiện dự án từ 2003 đến năm 2020.

Vậy qua những lần mà Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình phê duyệt dự án Khu du lịch sinh thái Tràng An thì có thể hiểu chùa Bái Đính mới là của đại gia Xuân Trường.
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng ban Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm: "Việc đầu tư các cơ sở hạ tầng trong bối cảnh nguồn lực ngân sách còn hạn chế thì nguồn xã hội hóa rất quan trọng, nhưng phải cẩn thận tránh tình trạng lợi dụng xã hội hóa để biến đất đai, tài sản của Nhà nước, cộng đồng thành của riêng.

Chính vì vậy, tôi cho rằng những dự án nào cần triển khai trước bằng nguồn ngân sách, rồi phân bổ ra sao cho phù hợp, dự án nào nên huy động nguồn xã hội hóa. 

Tuy nhiên, xã hội hóa nhưng vẫn phải đảm bảo ngân sách cho Nhà nước không thể bị thất thoát, đặc biệt tránh tình trạng chỉ định thầu”.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phân tích: “Doanh nghiệp Xuân Trường đầu tư nhiều khu du lịch (có yếu tố tâm linh) lớn như Bái Đính, Ba Sao - Tam Chúc, Hồ Núi Cốc... Theo tôi, các khu du lịch này đều là những nơi có di sản quốc gia, vì vậy việc quản lý phải hết sức cẩn thận. 

Các thủ tục đầu tư phải đảm bảo đầy đủ quy định, công khai, minh bạch, có sự tham vấn ý kiến từ Trung ương đến địa phương tránh tình trạng để địa phương tự quyết định”.

Đối với việc thu phí, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, nếu là xã hội hóa thì doanh nghiệp có quyền thu, nhưng phải có sự kiểm soát chặt chẽ không để tình trạng doanh nghiệp dựa vào di sản để “móc túi” người dân và thu lợi trên di sản.

Một cán bộ Ban quản lí quần thể danh thắng Tràng An cho biết: “ Chúng tôi quản lí chung cả khu vực quần thể Tràng An hơn 12.000 ha chứ không phải là đơn vị bán vé thu tiền. Hoạt động trong di sản hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang khai thác nhưng lớn nhất vẫn là doanh nghiệp Xuân Trường.

Đối với chùa Bái Đính mới thì doanh nghiệp Xuân Trường đã lập dự án và họ sẽ phải thực hiện đúng với giấy phép.

Chùa Bái Đính mới được xây dựng từ khi vùng này chưa được công nhận di sản, chúng tôi chỉ tiếp nhận quản lý về mặt nhà nước khu chùa Bái Đính mới từ năm 2014 sau khi cả vùng này được công nhận di sản chứ hoàn toàn không quản lí cũng như thu các dịch vụ trong chùa”.

Thông tin tham khảo:
https://vov.vn/xa-hoi/sieu-du-an-tam-linh-chua-huong-15000-ty-xin-dung-bot-cong-chua-855284.vov

Tùng Dương