Mỹ: Trump thua đau vì thâm hụt thương mại tăng vọt (BBC)
Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa là bước tiến không thể lùi của kinh tế thế giới. Bất cứ một cuộc chiến thương mại nào cũng sẽ gây thiệt hại cho tất cả các bên vì trong kinh tế thì "thuận mua vừa bán". Nếu hàng TQ rẻ và hợp lý thì người Mỹ vẫn mua bất chấp khuyến cáo của chính phủ. Cho dù Trump tăng thuế 10% năm vừa rồi thì hàng hóa TQ vẫn tràn ngập thị trường Mỹ và nhiều hơn hẳn so với trước đây. Hàng TQ nhập vào Mỹ tăng 43,6 tỉ USD so với năm trước. Trump không chỉ "tuyên chiến" với TQ mà gần như là với cả thế giới. Đây là một sai lầm vì Mỹ cần thế giới hơn là thế giới cần Mỹ.
Khoảng cách thương mại của Mỹ với
phần còn lại của thế giới năm 2018 đã nhảy vọt lên mức cao nhất 10 năm
qua là 621 tỷ đôla, giáng một đòn mạnh vào kế hoạch giảm thâm hụt của
ông Trump.
Thâm hụt thương mại là khoảng cách giữa số lượng hàng
hóa và dịch vụ mà Mỹ nhập khẩu từ các quốc gia khác và số hàng hóa mà Mỹ
xuất khẩu.
Giảm khoảng cách này là một ván bài quan trọng trong chính sách của ông Trump.
Nhưng năm 2018, Mỹ xuất khẩu ít hàng hóa hơn so với số lượng đã mua.
Ông
Trump tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang bị các quốc gia khác "ăn trộm" và muốn
các quốc gia hạ thuế quan cho hàng hóa của Mỹ và mua thêm chúng.
Tuy
nhiên, dữ liệu chính thức cho thấy trong khi xuất khẩu hàng hóa và dịch
vụ của Mỹ tăng 148,9 tỷ đôla vào năm ngoái, thì nhập khẩu đã tăng vọt
lên tới 217,7 tỷ đôla.
Điều đó có nghĩa là khoảng cách giữa xuất
khẩu và nhập khẩu lớn nhất kể từ năm 2008, khi cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu ập đến và Mỹ rơi vào suy thoái.
Thâm hụt hàng hóa và dịch vụ trong tháng 12 cũng đạt mức cao nhất trong gần 10 năm qua là 59,8 tỷ đôla.
Xuất khẩu sang các nước khác giảm 1,9% xuống 205,1 tỷ đô la, trong khi nhập khẩu tăng 2,1% lên 264,9 tỷ đôla.
'Người áp thuế'
Hoa
Kỳ hiện đang bị kẹt trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc về những
gì họ tuyên bố là các hoạt động thương mại không công bằng, dẫn đến
việc tăng thuế đối với hàng hóa của nhau.
Cả hai quốc gia đang thảo luận và hiện đang có suy đoán liệu họ có thể đạt được thỏa thuận vào cuối tháng Ba.
Dữ
liệu mới cho thấy khoảng cách thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã bị
nới rộng vào năm ngoái, tăng 43,6 tỷ đôla lên thành 419,2 tỷ đôla khi
hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của Mỹ giảm, nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc
tăng.
Phân tích của Michelle Fleury, phóng viên kinh tế BBC Bắc Mỹ
Giảm thâm hụt thương mại là một trong những lời hứa then chốt trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump.
Vào
tháng 6/2016, ông Trump đứng trước biển người ở Monessen, Pennsylvania
nói rằng với tư cách là Tổng thống, ông sẽ giảm mức thâm hụt thương mại
hiện đang cao vọt của Mỹ.
Ông gọi nó là "một thảm họa chính trị và do chính trị gia gây ra" và nói "nó có thể sửa chữa được".
Chỉ có điều việc này không xảy ra chính xác như vậy.
Năm ngoái, ông Trump đã đánh thuế thép và nhôm khắp thế giới và đánh thuế một loạt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ý
tưởng của ông là thuế quan sẽ làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ
hơn, do đó không khuyến khích người Mỹ mua hàng hóa và dịch vụ nước
ngoài và sẽ làm giảm thâm hụt thương mại.
Nhưng điều ngược lại đã xảy ra.
Donald
Trump bước vào cuộc đua tái tranh cử Tổng thống khi thất bại trong việc
thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử trước đây của mình.
Một
phần của vấn đề là chính sách thuế của chính ông Trump. Chúng đã thúc
đẩy tiêu dùng của Hoa Kỳ và rất nhiều khoản chi tiêu đó đã ra nước
ngoài.
Điều này xảy ra khi tăng trưởng chậm lại ở các nước khác
trên thế giới, góp phần làm đồng đôla tăng giá. Điều đó làm cho hàng
xuất khẩu của Mỹ đắt hơn và kém cạnh tranh hơn.
Tất nhiên, suy thoái kinh tế sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại.
Nhưng ai muốn điều đó?
Ông
Trump đã cảnh báo vào tháng 12 rằng nếu hai nước không đạt được thỏa
thuận về thương mại, ông sẽ hành động, tự xưng là "Người áp thuế".
'An ninh quốc gia'
Thâm hụt giữa Mỹ và Liên minh châu Âu cũng tăng 17,9 tỷ đôla lên 169,3 tỷ đôla trong năm 2018.
Theo
cùng xu hướng với Trung Quốc, tăng trưởng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang EU
ít hơn hàng hóa và dịch vụ châu Âu xuất sang Mỹ, năm ngoái đã tăng lên
487,9 tỷ đôla.
Sau một cuộc tranh cãi giữa Mỹ và EU khi Mỹ dỡ bỏ
thuế quan đối với thép và nhôm, ông Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu
Jean-Claude Juncker đã đạt được thỏa thuận 'ngừng chiến' vào năm ngoái.
Tuy
nhiên, ông Trump có thể chọn dỡ bỏ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
châu Âu sau khi Bộ
Thương mại Mỹ đưa ra báo cáo đánh giá xem hàng nhập
khẩu có đe dọa an ninh quốc gia hay không.
Trong khi đó, Đại diện
Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Ủy viên Thương mại EU Cecilia
Malmstrom sẽ họp vào thứ Tư tại Washington, nơi việc có cho phép ngành
công nghiệp nông nghiệp của Mỹ vào châu Âu hay không dự kiến sẽ được
thảo luận.