Vì sao Việt Nam và Repsol sẽ ‘can đảm’ tái khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ? (Thường Sơn)
"Thân Mỹ" đó là "mệnh lệnh từ dạ dày" của ban lãnh đạo ĐCSVN. Tình hình của VN rất bi đát, TQ hết tiền nên không giúp gì được cho VN. Ngân sách VN thâm thủng thường xuyên do tham nhũng và bộ máy quá kềnh càng. Sớm muộn ĐCSVN cũng phải đổ vì...hết tiền. Chỉ có chơi với Mỹ thì may ra mới có tiền. Nếu đối lập VN không chịu lớn thì Mỹ sẽ chơi với VN như chơi với các nước độc tài khác vì quyền lợi của nước Mỹ.
Một
năm rưỡi sau vụ ‘bỏ của chạy lấy người’ của hãng dầu khí Repsol (Tây
Ban Nha) khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ, đến tháng 2 năm 2019 bắt đầu xuất hiện tin
tức không chính thức nhưng rất cụ thể trên mạng xã hội, chứ không phải
từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) hay các cơ quan ‘có trách nhiệm’ về
khả năng Repsol sẽ quay trở lại mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ :
"Sau
nhiều vòng đàm phán, PVN và Repsol gần như đã đạt được thỏa thuận cuối
cùng. Theo đó, hai bên sẽ đồng ý chấm dứt hợp đồng phân chia sản phẩm
PSC Lô 07/03 như phương án 3/ trên đây. Theo đó, thay vì trả khoản tiền
mặt 400 triệu USD, PVN sẽ hoán đổi, cho Repsol tiếp quản Lô 01/02 mà
PVEP đang vận hành. Ngoài ra, PVN sẽ chi trả các chi phí thực tế và tiếp
quản Lô 07/03 nơi có mỏ Cá Rồng Đỏ".
400 triệu USD là khoản tiền mà phía Việt Nam phải bồi thường cho chi phí ban đầu mà Repsol đã bỏ ra. Như vậy, con số này còn cao hơn con số ước đoán trước đây là khoảng 300 triệu USD.
Tuy
nhiên, thông tin không chính thức trên lại không hề đề cập đến nguyên
nhân vì sao mà Repsol phải rút khỏi mỏ Cá Rồng Đỏ, trong khi đó là vụ
việc mà đã gây xáo động không chỉ với PVN mà còn cả Bộ Chính trị Việt
Nam và khiến tướng Ngô Xuân Lịch - bộ trưởng quốc phòng - phải sang Mỹ
‘cầu viện’ vào tháng 7 năm 2017.
Tướng Ngô Xuân Lịch phải sang Mỹ gặp Bộ trưởng quốc phòng Jim Matti để ‘cầu viện’.
Tháng
Bảy ấy, chính thể độc đảng ở Việt Nam đã liên tiếp bị ‘bạn vàng’ Trung
Quốc gây sức ép cả về chiến thuật ‘ngoại giao tàu cá’ lẫn tàu hải giám
và tàu quân sự vây bọc khu vực mỏ Cá Rồng Đỏ ở Bãi Tư Chính phía đông
nam Việt Nam, thậm chí Trung Quốc còn đe dọa sẽ tấn công các cứ điểm quân sự của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa -
một chiến dịch mà Bắc Kinh đã quá thành công trong việc ‘hù’ Việt Nam,
khiến công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha (liên doanh với Việt Nam)
phải cuốn cờ tháo chạy khỏi mỏ dầu khí này.
Khi
đó, tình cảnh của Bộ Chính trị Việt Nam thật chẳng khác gì ‘mỡ treo
miệng mèo’ : ngay cả dầu khí trong vùng biển được xem là ‘chủ quyền
không thể tranh cãi của Việt Nam’ cũng không làm cách nào ‘ăn’ được.
Sau
đó, Trung Quốc còn gây sức ép thêm một lần nữa vào tháng 3 năm 2018 tại
Bãi Tư Chính khiến Repsol đã phải ‘bỏ của chạy lấy người’ từ đó đến
nay. Không những thế, Trung Quốc còn gây sức ép ở mỏ Lan Đỏ và Cá Voi
Xanh mà đã khiến Bộ Chính trị Việt Nam mất ăn ngay trên ‘vùng biển chủ
quyền không tranh cãi’ của mình.
Từ
đó đến nay, hy vọng mỏng manh còn lại cho nhu cầu ăn dầu và trám rỗng
ngân sách của Việt Nam chỉ còn là Mỹ - đối trọng quân sự duy nhất với
Trung Quốc tại Biển Đông.
Tin
tức không chính thức về Repsol quay trở lại Việt Nam, đồng nghĩa với
việc PVN và Repsol sẽ ‘can đảm’ tái khai thác mỏ Cá Rồng Đỏ xuất hiện
trong bối cảnh một trong những lần hiếm hoi kể từ cuộc chiến tranh biên
giới 1979, một chiến dịch tố cáo ‘giặc Trung Quốc xâm lược Việt Nam’ đã
được tổ chức ồn ào bất thường và được bật đèn xanh bởi Ban Tuyên giáo
trung ương, mà cơ quan này hẳn phải nhận được cái gật đầu mạnh mẽ bất
thường không kém bởi Bộ Chính trị, đặc biệt là giới tướng lĩnh trong Bộ
Quốc phòng và có thể cả ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng.
Vào
tháng 2 năm 2019, Bộ Ngoại giao Việt Nam ‘kiến tạo’ một tuyên bố mới :
"Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông
của các quốc gia".
Đây là lần đầu tiên chính quyền Việt Nam không chỉ ‘tôn trọng tự do hàng hải’ mà còn ‘tôn trọng tự do hàng không’.
Cách
phát ngôn ‘tôn trọng tự do hàng không’ của Bộ Ngoại giao Việt Nam rất
có thể đang mở đường cho máy bay chiến đấu của Mỹ hoạt động trên không
phận Biển Đông như một hàm ý ‘máy bay Mỹ bay qua vô hại ở Biển Đông’,
tiếp nối khẩu ngữ ‘tàu Mỹ đi qua vô hại ở Biển Đông’ bật ra lần đầu tiên
vào đầu năm 2016.
Vào tháng Mười năm 2018, hai máy bay B-52 của Mỹ đã áp sát các đảo đang tranh chấp ở Biển Đông.
Bây
giờ thì Việt Nam bắt đầu có thể tạm yên tâm để cùng Repsol khai thác mỏ
Cá Rồng Đỏ nhằm lấy ngoại tệ để trám vào ngân sách ngoại tệ đang cạn
kiệt nhanh chóng, trong khi những khoản nợ hàng năm phải trả cho nước
ngoài lên đến hàng chục tỷ USD hoặc hơn thế.
Cơ
chế khai thác trên đang nhận được sự ‘bảo kê’ của quân đội Hoa Kỳ. Đó
là nguồn cơn thực chất vì sao Việt Nam phải ‘can đảm bám Mỹ’ kể từ năm
2017 đến nay và còn có thể kéo dài trong nhiều năm sau này.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 21/02/2019