“Đối tác chiến lược Việt—Mỹ”: Hãy nhanh chóng vượt vũ môn! (Nguyễn Hoàng)

Trí thức Việt Nam đang mong muốn xây dựng một liên minh bền vững với Mỹ và đây là một mong muốn hợp lý và cần thiết nếu không nói là cấp bách. Tuy nhiên đúng như tác giả nhận định muốn đi với Mỹ và EU thì VN phải tôn trọng nhân quyền, không thể khác được. Cho dù Mỹ có "đẩy quả bóng nhân quyền sang cho EU" hay không thì các giá trị phổ cập về quyền con người là không thể thay đổi và đảo ngược "Có thể  thấy người Mỹ đã khéo léo đẩy quả bóng nhân quyền sang cho EU để cảnh tỉnh lãnh đạo Việt Nam rằng họ không thể hành xử tuỳ tiện và coi thường các giá trị phổ quát, trong khi bản thân lại đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ của thế giới văn minh. Kiểu lịch sự của mấy bà đầm “thép” này đã gợi lại một nhận xét đầy chua chát của giới nghiên cứu: “Có thể nói, nước Pháp đã còng tay Việt Nam và dẫn vào thời đại mới”[2].


Chứng kiến cảnh “chộn rộn” ở các Vụ Khu vực, Bộ Ngoại giao mấy ngày cuối năm, có thể cảm nhận bầu không khí của thượng đỉnh Trump—Kim sẽ diễn ra sau Tết. Ngày 31/1/2019, Tổng thống Trump dường như đã xác nhận việc Việt Nam sẽ là địa điểm của hội nghị thượng đỉnh Mỹ—Triều lần hai giữa ông với Kim Jong-un khi nói với các phóng viên tại Nhà Trắng [1]: “Tôi nghĩ hầu hết quý vị đều đã biết địa điểm đó là ở đâu rồi”, và rằng: “Tôi không cho đó là một bí mật gì lớn”.

Lịch sử vấn đề

Trong khi đó, món quà năm mới mà Nghị viện châu Âu gửi đến các lãnh đạo Việt Nam lại chẳng mấy khích lệ, nếu như không muốn nói là “điềm xui” đầu năm. Mấy bà đầm EU tuyên bố, hoãn EVAFTA do “lỗi kỹ thuật” nhưng rồi lại nửa kín nửa hở, “nếu không có vấn đề vi phạm nhân quyền thì liệu lỗi kỹ thuật ấy có xẩy ra?”

Có thể  thấy người Mỹ đã khéo léo đẩy quả bóng nhân quyền sang cho EU để cảnh tỉnh lãnh đạo Việt Nam rằng họ không thể hành xử tuỳ tiện và coi thường các giá trị phổ quát, trong khi bản thân lại đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ của thế giới văn minh. Kiểu lịch sự của mấy bà đầm “thép” này đã gợi lại một nhận xét đầy chua chát của giới nghiên cứu: “Có thể nói, nước Pháp đã còng tay Việt Nam và dẫn vào thời đại mới”[2].

Hình minh hoạ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) ở Hà Nội hôm 5/11/2015
Hình minh hoạ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) ở Hà Nội hôm 5/11/2015 AFP
Là đơn vị đối tác với Bộ Ngoại giao, tranh thủ liên hoan cuối năm, tôi hỏi về khả năng dứt điểm “khúc nhôi” (Đối tác chiến lược Việt-Mỹ) ĐTCLVM. Chàng trai trẻ cấp vụ vừa ngửa mặt “niệm” Chinh Phụ Ngâm “xanh kia thăm thẳm tầng trên”, vừa chỉ tay lên trời thay cho câu trả lời. Chúng tôi hiểu ngay, khi hiệu lệnh từ Trung Nam Hải chưa phát ra thì đến ngoại trưởng Phạm Bình Minh cũng không thể giải đáp được câu hỏi ấy.

Dù sao ông Minh vẫn được anh chị em trong giới nể trọng, vì phản ứng bộc trực của ông tại Hội nghị Trung ương, khi có đại biểu chất vấn trách nhiệm của Bộ Ngoại giao trong việc để cho “quan hệ đối tác chiến lược Đức—Việt” bị “đóng băng” và “đứt gãy”. Được biết, ông Minh vừa giải thích, vừa chỉ tay về phía Tổng Bí thư, như khẳng định, Bộ Ngoại giao vô can trong chuyện ấy.

Nhưng đối với ĐTCLVM, Bộ Ngoại giao có “vô can”? Câu trả lời có lẽ là “không!”. Bởi vì, đấy là cả một câu chuyện dài nhiều chương lắm hồi. Mấy năm trước, ông/bà/con gái Clinton sang tận Việt Nam thưởng thức món “phở Hà Nội” và cả hai mẹ con Hillary đội “nón lá” đi thăm trại lợn, phát ngôn bao lời có cánh về mối bang giao Mỹ—Việt đầy duyên nợ (Người viết lúc ấy tự nhiên lại liên tưởng tới cảnh gia đình Clinton đi thăm “Trại Súc Vật” của George Orwell). 

Thời điểm lúc bấy giờ, câu chuyện ĐTCLVM hãy còn là một khái niệm tương đối mới mẻ và giật gân. Nhưng khi cả chủ lẫn khách, ai về nhà nấy, hình như câu chuyện “phôi phai” dần theo năm tháng. Ban Đối ngoại Trung ương là cơ quan đảng, thường song hành với Bộ Ngoại giao khi đánh giá những vấn đề quốc tế và chính sách đối ngoại, trong một lần tham gia bàn tròn trực tuyến, đã nói về chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (từ ngày 6—10/7/2015). Mấy vị cận thần accompanying Tổng Bí thư đã tiết lộ một số “bí mật cung đình”.

Trong các bí mật ấy, có những nội dung được cho là mang ý nghĩa lịch sử, thể hiện dấu ấn đặc biệt trong quan hệ mà có lẽ nhiều năm sau, thậm chí hàng thập kỷ sau mới có thể cảm nhận được hết tầm quan trọng của chuyến thăm[3]. Nghe đến dễ sợ! Nếu không phải là câu chuyện về “đối tác chiến lược”, không phải là câu chuyện về cảng Cam Ranh, thì không biết có vấn đề gì khác nữa mà hiệu ứng và tầm ảnh hưởng lại rộng lớn đến nhường ấy.

Chính danh ngôn mới thuận

Thật ra, ĐTCLVM chỉ là lớp lang bề ngoài. “Vỏ” của cái bánh được “bóc ra” lúc nào, trên thực tế không quan trọng. Điều quan trọng ở đây là “cái bánh” ấy “có nhân” gì, quan hệ đối tác chiến lược ấy trong từng khúc quanh của bang giao Việt—Mỹ mang nội hàm cụ thể gì? Không phải ngẫu nhiên mà các vị đại sứ “đặc mệnh toàn quyền” của Hoa Kỳ, không rõ chịu áp lực từ đâu, nhưng lúc nào cũng tuyên bố “như đúng rồi”.

Từ hồi 2010, đại sứ Michael W. Michalak đã trả lời phỏng vấn nhân dịp Quốc khánh Mỹ: “Liệu có sự khác biệt gì giữa một mối quan hệ vững mạnh và sống động với một mối quan hệ được gọi là ‘đối tác chiến lược’?... Chúng ta đang có một mối quan hệ giữa hai quân đội rất là vững mạnh, quan hệ giữa hai bộ ngoại giao rất là tốt đẹp rồi, quan hệ giữa hai chính phủ cũng như quan hệ giữa nhân dân hai nước cũng rất tốt rồi. Vậy quan hệ của chúng ta thực sự đã là ‘quan hệ đối tác chiến lược’ mặc dù chúng ta chưa gọi tên nó là như vậy!”[4]

Hình minh hoạ. Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) bắt tay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội hôm 12/11/2017
Hình minh hoạ. Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) bắt tay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội hôm 12/11/2017 AFP
Nhân dịp lễ Độc lập 4/7/2017, trước sự hiện diện của đại sứ Ted Osius, bà Tổng Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn Mary Tarnowka còn đi xa hơn thế khi đề nghị các quan khách nâng cốc chúc mừng “Đối tác chiến lược toàn diện MỹViệt” ngày càng phát triển. Tuy nhiên, bài toast này sau đó đã bị “gỡ khỏi mạng”[5]. Ngay đến cả tờ “Thế giới & Việt Nam”, cơ quan chính thức của Bộ Ngoại giao gần đây cũng có “sự nhầm lẫn cố ý” (?) khi cho chạy một đầu đề lớn trên mặt báo: Giao lưu nhân dân Việt—Mỹ sau 5 năm thiết lập “đối tác chiến lược”[6].

Nhưng có lẽ lời bộc bạch của cựu Thứ  trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng là gần với sự thật hơn cả khi ông phát biểu không úp mở trong một lần trả lời phỏng vấn: “Mỹ rất muốn có ‘quan hệ đối tác chiến lược’ với Việt Nam. Chúng ta, vì nhiều lý do, đang tính toán mối quan hệ này. Nhưng, theo tôi, ‘đối tác hợp tác toàn diện’ giữa Việt Nam và Mỹ chỉ là cái tên thôi, chứ về mặt nội hàm thì không khác với ‘đối tác chiến lược’ lắm”[7].

Từ khoá ở đây là “vì nhiều lý do” và ông Phụng cho rằng vẫn còn thời gian để “nhẩn nha”. Tuy nhiên, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden thì lại tỏ ra sốt ruột khi mượn lời đại thi hào Nguyễn Du để nhắc khéo Việt Nam: “Trời còn để có hôm nay / Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”[8]. Phải “vén mây” thôi đồng chí Thứ trưởng ơi. Không thể cứ đứng đấy mà “kén cá chọn canh” mãi được đâu! Trong cả đống “lý do” đang cân nhắc, hẳn nhiên việc thoát khỏi cái “bóng đè” mang tên Trung Quốc là lý do quan trọng bậc nhất và cũng là cửa ải khó vượt qua nhất.

Hình minh hoạ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nâng cốc cùng Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 7/7/2015
Hình minh hoạ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nâng cốc cùng Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 7/7/2015 AFP
Tận trong gan ruột, có lẽ Hà Nội và Bắc Kinh đã quá hiểu nhau. Năm nay, “16 chữ vàng” và “bốn tốt” hoàn toàn biến mất khỏi điện mừng giữa hai Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam và Trung Quốc nhân dịp Tết Nguyên đán[9]. Người dân Việt thở phào nhẹ nhõm khi sáo ngữ “sự phát triển của nước này là cơ hội của nước kia”[10] đã không cánh mà bay đúng vào hôm 23 Tết, ngày Táo quân về trời.

Cách ứng xử của VN gần đây phản ánh sự thay đổi, dù mới chỉ một phần, cái não trạng của lãnh đạo xứ sở. Chuyển hoá ấy là hệ quả tất yếu bởi những cú đột nhập táo tợn của TQ vào sâu trong vùng biển VN, đòi chia chác đến 60% tài sản dầu khí. Mặc dầu vậy, để thoát khỏi hiệu ứng bóng đè trong bối cảnh hiện nay là điều không đơn giản. Ngoại trừ chất vấn của TBT Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội Nghị Ngoại giao lần thứ 30, nhanh chóng tìm được đáp án nhờ một phép màu nào đó[11]. “Phép màu” ấy rất có thể là năm nay, Trung Quốc sẽ ép Việt Nam mạnh hơn nữa trên Biển Đông.

Hàng chục năm sau “hội chứng Đông Âu – Liên Xô”, khả năng trong thời gian tới sẽ xuất hiện thêm “hội chứng Venezuela”, ngọn cờ đầu “chống Mỹ” ở Tây Bán Cầu nhưng đang ngập ngụa trong khủng hoảng. Vì thế, lực cản của quá trình xây dựng ĐTCLVM trong chuyến công du của ông Trump sang Việt Nam hay ông Trọng sang Mỹ sắp tới (ngoài yếu tố Trung Quốc) còn đến từ chính nội bộ “đang chia năm sẻ bảy” ở xứ này. Chưa ai đoán trước được câu trả lời, khi Việt Nam vừa đình hoãn 19 hạng mục giao lưu quốc phòng Việt—Mỹ.

Những khoảng trống chông chênh

ĐTCLVM rồi đây nếu thành tựu, sẽ là cặp quan hệ thứ năm có cùng một danh xưng như bốn cặp bang giao chủ chốt nhất hiện nay là Việt—Trung, Việt—Nhật, Việt—Ấn và Việt—Nga. Tuy nhiên, đứng về chất lượng chiến lược mà xét thì ĐTCLVM, dù sinh sau đẻ muộn, vẫn sẽ chiếm ngôi đầu bảng. Và như vậy trong tương lai gần, VN sẽ có tới “ba cường quốc rưỡi”, tức là Mỹ, Nhật, Ấn và (một nửa là) Nga để đối trọng với Trung Quốc.

Mọi con mắt của giới quan sát từ nay sẽ đổ dồn về Việt Nam. Trong khi nền ngoại giao “thuyền thúng” chưa có biểu hiện gì rõ nét về một cuộc “vượt vũ môn” thì Hiệp định EVFTA vẫn như một “quả phạt góc nguy hiểm” của EU treo lơ lửng trước khung thành “đội tuyển” của Nguyễn Phú Trọng. Hiệu ứng từ thành công của đội nhà tại giải bóng đá châu Á đã không giúp gì được nền ngoại giao VN, cho dù cả Tổng Trọng lẫn Ngoại trưởng Minh, cùng với các fan đội tuyển quốc gia đều phấn khích cao độ.

Về sự liên đới trong bang giao Việt—Trung—Mỹ hiện nay, Trung tâm Dự báo Chiến lược (Stratfor) đánh giá: “Chính sách của Hà Nội phù hợp với chiến lược hợp tác lâu dài với các cường quốc bên ngoài để đối trọng lại Bắc Kinh và tránh né trực tiếp những thách thức từ nước láng giềng phương Bắc. Nhưng khi Washington quay trở lại Đông Nam Á và Nhật Bản cũng háo hức theo đuổi một sự hiện diện lớn hơn trong vùng, thì cái xung lực khu vực của VN lại đặt đất nước này vào những đường gạch chéo của Bắc Kinh”[12].

Chỉ có thể xoá “những đường gạch chéo” nói trên bằng một hệ thống đối tác chiến lược (ĐTCL) ổn định và bền vững. Ấy là nói về đối ngoại. Còn đối nội, Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị hồi đầu năm có đề xuất “thực hiện công khai, minh bạch, bình đẳng và dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội” để nâng cao năng lực quản trị quốc gia[13]. Hệ thống ĐTCL với bên ngoài và tiến trình dân chủ hoá tự bên trong, nếu được thúc đẩy trong mối tương quan “tương sinh tương khắc” như vậy thì nền ngoại giao Việt Nam mới có hy vọng khoả lấp được những khoảng trống chông chênh nguy hiểm./.

RFA

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

[1] Theo VOA tiếng Việt, ngày 1/2/2019
[2] Nguyễn Gia Kiểng: “Tổ Quốc Ăn Năn”, Xem tại: https://www.vinadia.org/to-quoc-an-nan-nguyen-gia-kieng/
[5] http://www.trungtamwto.vn/tin-tuc/viet-nam-hoa-ky-doi-tac-chien-luoc- toan-dien-ngay-cang-phat-trien-ben-vung
[11] “Trong quan hệ với các đối tác quan trọng, nhất là với các nước lớn, có những "điểm nghẽn" nào cần tháo gỡ hoặc khâu "đột phá" nào cần mở ra?” (Nguyễn Phú Trọng, xem tại à http://baoquocte.vn/toan-van-phat-bieu-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-tai-hoi-nghi-ngoai-giao-30-76033.html
[12] https://worldview.stratfor.com/article/china-vietnam-military-talks-cut- short-over-disputed-waters