Thảm họa đó là chiến tranh Việt Nam (Mark Atwood Lawrence)
Cuốn
sách cũng chỉ trích gay gắt những người miền Nam Việt Nam. Từ chối quan
điểm học thuật kinh viện gần đây (nguyên văn : "recent scholarship")
cho rằng các nhà lãnh đạo ở Sài Gòn có thể có tính hợp pháp hơn như
thường vẫn được cho là như vậy, Hastings chỉ trích thậm tệ họ như những
kẻ độc tài, chuyên quyền tham nhũng dựa dẫm, phụ thuộc vào Hoa Kỳ và
không quan tâm gì đến đến an sinh phúc lợi của người dân. Một ví dụ,
Nguyễn Cao Kỳ là người "xa lạ như một người sao Hỏa" trong chính đất
nước mà phần lớn là nông dân của mình, khi ông này làm thủ tướng từ năm
1965 đến năm 1967. Đối với giới quân sự miền Nam Việt Nam, Hastings bày
tỏ thiện cảm với những người lính bình thường và thừa nhận rằng đôi khi
họ đã chiến đấu tốt. Nhưng ông chỉ trích phần lớn các sĩ quan của họ như
những kẻ bất tài nhưng lại ham hố danh vọng, không đoái hoài gì đến
những gian khổ, ác liệt mà các binh sỹ của họ phải đối mặt. (Mark Atwood Lawrence)
"Việt Nam : Một bi kịch mang tính sử thi, 1945-1975" – một tác phẩm hoành tráng của Max Hastings về chiến tranh Việt Nam - 2018.
Thẳm
sâu bên trong cuốn sách "Việt Nam : Một bi kịch mang tính sử thi,
1945-1975" – một tác phẩm hoành tráng của Max Hastings - là một câu
chuyện nhỏ nhưng đã tóm tắt được cốt lõi của cuốn sách.
Hastings
kể lại, vào năm 1964, khi cuộc chiến nóng lên, các cán binh Việt Cộng
đã tích cực vũ trang cho một số lượng ngày càng gia tăng mạnh mẽ những
người nông dân miền Nam Việt Nam thành một lực lượng du kích chiến đấu
nhằm lật đổ chính phủ Sài Gòn được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Đối với nhiều người
lính quân dịch trẻ tuổi, đó là một trải nghiệm tan nát tâm hồn, cũng
đáng ghét như sự cưỡng bức nhập ngũ vào quân đội của chính phủ, mà đáng
ra những người tuyển dụng của họ phải nếm trải trước nhất. Cha đẻ của
một người bị cưỡng bức vào lính đã lên án những người cộng sản rằng "Các
ông luôn luôn lên án những phần tử theo chủ nghĩa đế quốc, nhưng các
ông thậm chí còn tồi tệ hơn (những phần tử theo chủ nghĩa đế quốc). Tôi
muốn con trai tôi trở về".
Hastings nhìn nhận cuộc chiến tranh Việt Nam theo cách nhìn tương tự như cách nhìn của những người dân nông thôn đang đau khổ. Theo
lời kể của ông, đó là một cuộc xung đột không có những người tốt, một
cuộc xung đột kinh hoàng mà trong đó sự tàn bạo, sự bất chấp đạo lý và
sự bất tài của Hoa Kỳ và đồng minh Nam Việt Nam không thua kém gì sự tàn
bạo, gian hiểm của những kẻ thù của họ khiến cho số đông bất hạnh dân
chúng Việt Nam phải gánh chịu những hậu quả. "Nếu giới lãnh đạo Mỹ trong
cuộc chiến tranh này thường phô trương sự vô nhân đạo của mình, thì Bắc
Việt Nam cũng không thua kém gì trên phương diện tàn bạo", Hast
Hastings khẳng định như vậy.
Cuốn
sách cho thấy một cách tư duy phiền muộn nhưng mới mẻ một cách đáng
ngạc nhiên và phần lớn là có tính thuyết phục về cuộc chiến này.
Hastings cũng chỉ ra rằng các nhà sử học quá thường xuyên nhìn nhận cuộc
chiến này như một trò chơi đạo đức khi đưa các lực lượng công lý nhập
cuộc chống lại các lực lượng đàn áp. Đôi khi các nhà cách mạng - những
người dường như có chính nghĩa (nguyên văn : "wear the white hats") -
trong khi họ đấu tranh để lật đổ một chế độ Nam Việt Nam thối nát và
giải phóng dân tộc của họ khỏi những tên xâm lược Mỹ - họ đã cố gắng bảo
vệ vận mệnh của mình (nguyên văn : "bent on controlling its destiny").
Theo những cách nhìn nhận khác thì Sài Gòn và đối tác của mình ở
Washington đã dũng cảm bảo vệ một miền Nam Việt Nam còn có những khiếm
khuyết nhưng có tư tưởng dân chủ khỏi các lực lượng cộng sản vốn quyết
tâm tuân theo ách chuyên chế của Stalin.
Hastings
gần như không phải là người đầu tiên đề xuất một cái gì đó phức tạp
hơn. Bất chấp xu hướng mạnh mẽ nhất trong số các nhà viết sử có khuynh
hướng miêu tả (cuộc chiến tranh) trong một gam màu xám xịt - loạt phim
truyền hình nhiều tập phát trên mạng phát thanh truyền hình công cộng
của nhà làm phim Ken Burns gần đây về cuộc chiến này là một ví dụ nổi
bật (nguyên văn : "the filmmaker Ken Burns’s recent PBS series") - đã
gán cho các bên tham chiến một tinh thần chiến đấu chân thành với các
nguyên tắc thiêng liêng (nguyên văn : "that made sense to them") đối với
họ. Hastings đã đi theo một đường hướng đen tối hơn, tức là tìm kiếm
một sự tương đương về mức độ tàn bạo không phải ở tính chính nghĩa
(nguyên văn : "the validity") của các mục đích mà vì nó mà các đối thủ
đã giao chiến với nhau mà là ở sự vô cảm của họ đối với sự hủy diệt
khủng khiếp mà họ đã tạo ra.
Với
tư cách là một nhà báo và nhà sử học quân sự người Anh đã từng đưa tin
nhiều, viết nhiều về cuộc chiến tranh này, Hastings đã cáo buộc Hoa Kỳ
với một niềm đam mê và với những lời bình luận đầy châm chọc hấp dẫn,
nhưng chủ yếu là để củng cố các phê phán đã cũ. Mặc dù các lực lượng Mỹ
thường chiến đấu hiệu quả trên chiến trường, nhưng Hastings khẳng định,
những thành công đó tỏ ra không liên quan vì người Mỹ đã thất bại trong
nhiệm vụ quan trọng và tinh tế hơn nhiều là vun trồng, kiến tạo một nhà
nước ở miền Nam Việt Nam có khả năng gây dựng được lòng trung thành của
chính người dân (đối với chế độ Việt Nam Cộng Hòa). Theo
Hastings thì việc này giống với việc Hoa Kỳ đã sử dụng "súng phun lửa
để dọn sạch cỏ ở bức dậu hoa (lũy hoa)" (nguyên văn : It was as if the
United States used "a flamethrower to weed a flower border").
Thông
qua các miêu tả sống động về cuộc chiến và những thống khổ, Hastings
cho thấy guồng máy chiến tranh của Mỹ đã tàn phá cái xã hội mà nó dự
định bảo vệ, trong khi sử dụng một sức mạnh chiến tranh khổng lồ, một
sức mạnh mà đã làm suy sụp tinh thần của người dân miền Nam Việt Nam hơn
là đánh bại các lực lượng Cộng sản. Sức mạnh tàn phá khủng khiếp cũng
đã làm tổn thương những nỗ lực chiến tranh trong sự nhìn nhận của công
chúng Mỹ và quốc tế, những người mà, như Hastings đã viết, sẵn sàng ủng
hộ cuộc chiến "chỉ khi có một tương quan nào đó giữa các lực lượng tham
chiến, các thương vong dân sự đã xảy ra và mục tiêu nhắm tới".
Hastings
cũng có ý tìm kiếm một số lượng nào đó các nhà lãnh đạo dân sự và quân
sự Mỹ đã phạm phải những lỗi lầm và những hành động sai trái, nhưng ông
đã dành những lời chỉ trích đặc biệt cay độc cho Tổng thống Richard
Nixon và trợ lý chính sách đối ngoại hàng đầu của ông là Henry
Kissinger. Mặc dù cả hai người này đều hiểu rằng Hoa Kỳ không còn có thể
đạt được mục đích tại Việt Nam sau năm 1968, nhưng như Hastings lập
luận, các tính toán chính trị đã khiến họ phải tiếp tục cuộc chiến thêm
bốn năm nữa, với cái giá phải trả là 21.000 sinh mạng Mỹ, và chỉ vào năm
1973 cả hai mới đồng ý với một thỏa thuận hòa bình mà họ biết là không
có cơ hội để thực thi (nguyên văn : "a peace deal that they knew had no
chance of sticking" – ý nói trước sau rồi cũng sẽ bị Hà Nội xé toạc –
người dịch).
Cuốn
sách cũng chỉ trích gay gắt những người miền Nam Việt Nam. Từ chối quan
điểm học thuật kinh viện gần đây (nguyên văn : "recent scholarship")
cho rằng các nhà lãnh đạo ở Sài Gòn có thể có tính hợp pháp hơn như
thường vẫn được cho là như vậy, Hastings chỉ trích thậm tệ họ như những
kẻ độc tài, chuyên quyền tham nhũng dựa dẫm, phụ thuộc vào Hoa Kỳ và
không quan tâm gì đến đến an sinh phúc lợi của người dân. Một ví dụ,
Nguyễn Cao Kỳ là người "xa lạ như một người sao Hỏa" trong chính đất
nước mà phần lớn là nông dân của mình, khi ông này làm thủ tướng từ năm
1965 đến năm 1967. Đối với giới quân sự miền Nam Việt Nam, Hastings bày
tỏ thiện cảm với những người lính bình thường và thừa nhận rằng đôi khi
họ đã chiến đấu tốt. Nhưng ông chỉ trích phần lớn các sĩ quan của họ như
những kẻ bất tài nhưng lại ham hố danh vọng, không đoái hoài gì đến
những gian khổ, ác liệt mà các binh sỹ của họ phải đối mặt.
Đồng
thời, Hastings cũng đưa ra một sự phán xét nặng nề nhất đối với cộng
sản Bắc Việt. Trích dẫn những tài liệu mới từ Việt Nam và từ những
nghiên cứu gần đây về việc ra các quyết định của Hà Nội, ông lên án
những đối thủ của Mỹ như những người có ý thức hệ tàn nhẫn sẵn sàng đổ
bất kỳ một lượng máu nào để chinh phục miền Nam. Hồ Chí Minh, thường
được lãng mạn hóa như một người theo chủ nghĩa dân tộc hòa nhã, trên
thực tế là một kẻ chuyên quyền tàn nhẫn, kẻ đã gây ra biết bao tội ác
mang tính hệ thống đối với những người dân của chính ông ta (nguyên văn :
"systemic cruelties" on his people). Tệ hơn nữa là Lê Duẩn, một người
nhiệt thành ít được biết đến, người mà đã thay thế ông Hồ vào đầu những
năm 1960 với tư cách là lãnh chúa Bắc Việt (nguyên văn : "as North
Vietnam’s chief warlord"). và đã sẵn sàng chấp nhận cả "núi xương sống
máu của chính nhân dân mình" (nguyên văn : "climbed a "mountain of his
people’s corpses") để đạt tới thắng lợi cuối cùng trong cuộc chiến với
miền Nam Việt Nam trong năm 1975.
Chiến
thắng này đã chấm dứt ba thập kỷ chiến tranh nhưng cũng mang đến những
làn sóng mới của sự đàn áp và thiếu thốn cho người Việt Nam. Hàng trăm
ngàn người đã phải thi hành những bản án mà trật tự mới đã tuyên đối với
họ, như Hastings đã ghi nhận, bằng cách mạo hiểm mạng sống của mình để
chạy trốn, thường là trên những chiếc thuyền ọp ẹp. Những người ở lại,
ông nói thêm, đã bộc lộ rõ ràng quan điểm của họ khi họ nhanh chóng chấp
nhận phương Tây sau khi chế độ, trong khi đối mặt với những thất bại
của ách cai trị sắt máu của nó, rốt cuộc, vào cuối những năm 1980, đã
phải nới lỏng sự kìm kẹp của nó.
Khiếm
khuyết chính trong tiêu điểm của Hastings về những thiệt hại sinh mạng
trong cuộc chiến là xu hướng của ông trong việc đánh giá thấp các động
cơ mà đã khiến cho các bên đối địch đi đến kết luận rằng cần phải tiến
hành một cuộc chiến tranh. Kết quả là đôi khi đánh đồng những người ra
quyết định với những tên vô lại tàn nhẫn và những kẻ đại loại như thế,
và đánh đồng tất cả, cả binh lính và thường dân, với những nạn nhân. Ví
dụ, về phía Mỹ, chúng ta biết rất ít về các tính toán địa chính trị mà
đã khiến các tổng thống từ Harry Truman cho đến Richard Nixon xác định
một cách vững chắc nhu cầu ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản ở Đông
Nam Á. Hastings cũng không có nhiều điều để nói về chủ nghĩa chống cộng
lan tràn đã khiến rất nhiều người Mỹ ủng hộ sự can thiệp.
Mặt
khác, Hastings chỉ lướt qua bề mặt của những bất công kinh tế và xã
hội, những bất công mà đã thúc đẩy cuộc nổi dậy chống lại chính quyền
Nam Việt Nam và biến chủ nghĩa cộng sản thành một con đường đúng đắn,
nếu không muốn nói là hết sức hấp dẫn, đối với sự phát triển của quốc
gia. Một cách tự tin, Hastings thừa nhận rằng những người cộng sản đã
"gắn kết với bản chất của xã hội nông thôn", thành công hơn so với chính
quyền Sài Gòn trong việc xử lý những bất bình hàng ngày, những bất bình
mà đã khiến gia tăng tình trạng bất ổn. Nhưng
ông không xác định được tầm quan trọng của sự gắn kết mà ông quan sát
được, thay vào đó ông lại nhấn mạnh việc Hà Nội phụ thuộc vào bạo lực,
cưỡng bức và tuyên truyền để đạt được chiến thắng.
Đáng
ra, Hastings đã có thể viết được một cuốn sách đầy đủ hơn bằng cách
giải quyết những chủ đề này một cách chi tiết hơn. Trên thực tế, sự quan
tâm sâu sắc hơn đến những ý tưởng lớn mà đã thúc đẩy mỗi bên (lao vào
cuộc chiến) cần phải củng cố điểm chính yếu của mình bằng cách nhấn mạnh
mức độ thiệt hại đã gây ra nhân danh những ý thức hệ đối nghịch nhau,
những ý thức hệ phù hợp với nhu cầu của xã hội Việt Nam. Nhưng Hastings
hầu như không sai khi đặt trọng tâm vào hậu quả hơn là vào động cơ. Trên
thực tế, ông xứng đáng nhận được sự tín nhiệm to lớn vì đã giúp chúng
ta, nửa thế kỷ sau đỉnh điểm của cuộc chiến, để nhìn nhận vượt thoát ra
khỏi những lập luận cũ về việc phía nào là đúng, phía nào là sai. Những
gì được nhìn rõ khi bức rèm được vén lên quả thật không lấy gì là đẹp đẽ
lắm.
Mark Atwood Lawrence
Nguyên tác : The Disaster That Was the Vietnam War, New York Times, 30/11/2018
Mai Hưng dịch
Nguồn : VNTB, 13/01/2019
Mark
Atwood Lawrence giảng dạy lịch sử tại Đại học Texas ở Austin. Ông là
tác giả của cuốn sách "Cuộc chiến tranh Việt Nam : Lược sử của một sự
can dự quốc tế".