Bạn trăn trở hay thờ ơ? (Võ Ngọc Ánh)

Qua rồi thời chống cộng theo cảm tính. Cu Tí nghĩ đã đến lúc người Việt thôi khích bác, dành dựt ảnh hưởng lẫn nhau mà cần ngồi lại với nhau, sát cánh cùng nhau, có một phương pháp thích hợp để dành lấy sự tự do, dân chủ, tôn trọng chuẩn mực luật pháp tiến bộ mở đường cho một nước Việt văn minh, giàu mạnh. Chuyện của nước Việt Nam phải do người Việt Nam giải quyết và quyết định bởi những người trong nước, bên ngoài chỉ là sự hỗ trợ. Gạt qua suy nghĩ, đấu tranh cho tự do, dân chủ, văn minh như chàng hiệp sĩ Don Kishot đánh nhau với những cối xay gió. (Võ Ngọc Ánh)


Bất kỳ ai đã dấn thân vào con đường đấu tranh cho một nước Việt dân chủ, tự do, văn minh để sáng tạo đến cường thịnh đều có cái giá phải trả dù ở trong hay ngoài nước. 

Tại Venezuela đã có những người dân nằm xuống trên con đường đi tới một đất nước dân chủ, không còn mê muội với con đường xã hội chủ nghĩa. 

Juan Guaido (Tổng thống lâm thời) tốt nghiệp kỹ sư ở Mỹ nếu anh tìm việc làm ở Mỹ hoặc nhận lời mời làm việc ở Mexico có lẽ nhân dân Venezuela sẽ còn chìm đắm trong chủ nghĩa xã hội quái gỡ, tàn phá đất nước kinh khủng.

Nhưng ngay hôm nay cu Tí nhìn dân Venezuela xuống đường, nhìn Juan Guaido và kết quả ban đầu họ đạt được bắt ham.

Còn ở Việt Nam người đấu tranh còn quá sự rời rạc, chưa thống nhất, thiếu tổ chức, không có phương pháp tốt. Điều này đã làm cho đảng cộng sản không quá khó để triệt tiêu mọi cá nhân, tổ chức tranh đấu cho tiến bộ để duy trì sự toàn trị độc đoán, ích kỷ. 

Người trong nước đối mặt với vô vàn khó khăn, sách nhiễu, làm khó của chính quyền, an ninh, thương tích, nhà tù không phải quá xa. 

Kẻ đang ở nước ngoài thì đối mặt với con đường khó trở lại quê hương mà ở đó họ còn người thân, bạn bè. 

Dù thế giới có bao chỗ đáng xem, như lời anh Lê Diễn Đức, không về được quê hương cũng “Có sao đâu! Thiếu gì nơi đi thăm thú đẹp đẽ văn minh hơn Việt Nam”. 

Điều anh Đức nói hoàn toàn không sai, nhưng chữ quê hương thắm thiết lắm. Người xa quê khó lòng không rưng rưng khi nhìn thấy xóm làng, bụi tre, gốc rơm, đồng lúa, núi rừng với những âm thanh mê hoặc của muôn chim thú, sông ngoài... đặc biệt với những hình ảnh được quay bằng flycam. Quê hương ai mà chẳng nhớ. Quê hương ai chẳng muốn tự hào.

Chuyện Nước Việt Phải Do Người Việt Giải Quyết

Người trong nước cứ thờ ơ với mọi bất công, luôn làm theo chính quyền, các hội đoàn của đảng được tiếng, “công dân gương mẫu”, người Việt ở nước ngoài được tung hô, “Việt kiều yêu nước”. Cái kiểu khen mở đường cho tàn lụi. 

Với người trăn trở thì dù sống trên quê hương hay bên ngoài lòng cũng đầy những nỗi đau cho quê mẹ. Tại sao Việt Nam vẫn còn nghèo? Tại sao nước Việt chưa dân chủ? Nước Việt chưa tự do? Nước Việt chưa văn minh? Tại sao tổ quốc mình không được như đây, như họ? Tại sao? Tại sao… nhưng câu hỏi cứ văng vẳng trong đầu cu Tí mà sự giải đáp không quá khó để tìm thấy.

Với cu Tí không một người dân Việt nào đáng nghèo, đáng khổ, đáng trong cảnh bi đát. Vị thế địa lý, tài nguyên, truyền thống, các yếu tố ưu việt khác của giống nòi, người Việt hoàn toàn xứng đáng để giàu mạnh. Chỉ bởi người Việt đã chọn nhầm trong một khúc cua lịch sử và bị cai trị bởi một đảng quá độc đoán, khát máu cùng bao thế hệ lãnh đạo thiếu tầm nhìn nhưng lại quá tham lam. 

Qua rồi thời chống cộng theo cảm tính. Cu Tí nghĩ đã đến lúc người Việt thôi khích bác, dành dựt ảnh hưởng lẫn nhau mà cần ngồi lại với nhau, sát cánh cùng nhau, có một phương pháp thích hợp để dành lấy sự tự do, dân chủ, tôn trọng chuẩn mực luật pháp tiến bộ mở đường cho một nước Việt văn minh, giàu mạnh. 

Chuyện của nước Việt Nam phải do người Việt Nam giải quyết và quyết định bởi những người trong nước, bên ngoài chỉ là sự hỗ trợ. Gạt qua suy nghĩ, đấu tranh cho tự do, dân chủ, văn minh như chàng hiệp sĩ Don Kishot đánh nhau với những cối xay gió. 

Đấu tranh để chúng ta cùng có gia tài chung - một nước Việt đầy tự hào, thế giới phải ngưỡng mộ. Để cho người trong nước không chăm chăm tìm đường di cư và người bên ngoài tìm về tổ quốc. 

Võ Ngọc Ánh