Tập Cận Bình vẫn cưỡng lại các áp lực cải tổ (Thanh Phương)
Ba bài viết của ông Nguyễn Gia Kiểng về Trung Quốc 2018 đã nhận định rằng ban lãnh đạo TQ và bản thân ông Tập Cận Bình rất muốn TQ thay đổi nhưng chỉ trên lĩnh vực kinh tế còn chính trị thì giữ nguyên, tức là "ổn định" dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ và đó là điều không thể. Không có thể chế chính trị dân chủ để nuôi dưỡng tự do, ý kiến và sáng kiến thì không quốc gia nào có thể phát triển bền vững là lành mạnh. Kinh tế TQ như một đoàn tàu mất thắng, nó chỉ có thể lao về phía trước cho đến khi gặp tai nạn.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ và kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, chủ tịch Tập Cận Bình vẫn cưỡng lại các áp lực cải tổ từ bên trong, cũng như từ bên ngoài. Điều này được thể hiện qua bài diễn văn của ông hôm nay, 18/12/2018, tại lễ kỷ niệm 40 năm cải tổ và mở cửa.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Mỹ và kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, chủ tịch Tập Cận Bình vẫn cưỡng lại các áp lực cải tổ từ bên trong, cũng như từ bên ngoài. Điều này được thể hiện qua bài diễn văn của ông hôm nay, 18/12/2018, tại lễ kỷ niệm 40 năm cải tổ và mở cửa.
Theo
dự báo của các chuyên gia kinh tế, sau khi đã tăng 6,9% năm 2017, tổng
sản phẩm nội địa (GDP) của Trung Quốc sẽ chỉ tăng 6,6% trong năm nay,
dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế của nước này đang trên đà chậm
lại. Đây là hậu quả một phần của những nỗ lực mà chính phủ Bắc Kinh đang
thực hiện nhằm cắt giảm nợ công, hiện lên đến mức rất cao. Trung Quốc,
quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới, cũng đang có nguy cơ gánh chịu
những hậu quả nặng nề, nếu chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ kéo dài.
Nhưng
trong bài diễn văn hôm nay, tuy khẳng định là Trung Quốc sẽ tiếp tục
con đường cải tổ và mở cửa, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh là cải tổ phải đi
đôi với duy trì ổn định và phải giúp đưa Trung Quốc lên “một tầm cao mới”
về cả chất lượng lẫn số lượng. Đối với lãnh đạo họ Tập, thành tựu kinh
tế trong 40 năm qua đã đủ để chứng minh tính đúng đắn của cái gọi là “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản.
Vào
lúc mà Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác đang thúc giục Trung Quốc
tiến hành những cải tổ về cơ cấu của nền kinh tế để mở rộng cửa thị
trường hơn nữa cho các công ty ngoại quốc, ông Tập Cận Bình đã gián tiếp
bác bỏ những áp lực đó với lời tuyên bố: “Không một ai có quyền sai bảo nhân dân Trung Quốc phải hành xử như thế nào”.
Tuy
nhiên, theo lời một chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại Bắc Kinh, ông Ngô
Cường ( Wu Qiang ) được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, chiến tranh
thương mại với Mỹ có thể là một cơ may cho Trung Quốc: “Nếu đảng Cộng
Sản Trung Quốc đủ thông minh, họ có thể nhân cơ hội này khởi động giai
đoạn thứ hai của cải tổ và mở cửa, đồng thời điều chỉnh vai trò của Nhà
nước và của Đảng”. Theo chuyên gia này, cải tổ kinh tế đã không hề
làm thay đổi hệ thống chính trị ở Trung Quốc, mà thậm chí còn giúp Đảng
duy trì độc quyền lãnh đạo và tồn tại.
Trên
thực tế, theo ghi nhận của các nhà phân tích của ngân hàng HSBC, trong
một báo cáo công bố hôm qua, 17/12, trước tình hình bấp bênh ở bên
ngoài, và trước những nguy cơ từ những biện pháp cắt giảm nợ công, các
nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tỏ quyết tâm đẩy mạnh các cải tổ để củng cố
nền kinh tế. Một cuộc họp quan trọng về kinh tế của Bộ Chính Trị đảng
Cộng Sản Trung Quốc trong những ngày tới sẽ cho thấy là họ quyết tâm đến
mức độ nào.
Tóm lại, sau 40 năm cải tổ và mở cửa theo đúng phương châm của Đặng Tiểu Bình “Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là nó bắt được chuột”,
Trung Quốc đúng là đã trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất nhì thế
giới. Thế nhưng, cho dù đã là cường quốc kinh tế đứng hàng thứ hai thế
giới, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đến một lúc nào đó sẽ phải chấp nhận “đổi mới tập hai” để tăng trưởng kinh tế của nước này thật sự bền vững, cho dù họ không muốn để cho người khác “sai bảo”.
RFI