Hải sản cạn kiệt dần, VN tính đến khả năng 'cấm biển' (TTO)
Nguồn thủy sản ven bờ biển đã cạn kiệt, đi ra ngoài khơi xa như Hoàng Sa, Trường Sa thì hải quân Trung Quốc rượt bắt...Không hiểu thời gian sắp tới bà con ngư dân sẽ sống như thế nào? Mới đây có ông đại tá quân đội lên FB "giải độc" giúp đảng, ông ta cho rằng mấy cái đảo ngoài Hoàng Sa, Trường Sa đâu có mang lại lợi ích kinh tế gì? Đất nước ngày càng tàn tạ dưới sự cai trị của đảng cộng sản Việt Nam. Biết bao giờ người dân và trí thức Việt Nam mới lên tiếng ủng hộ cho một tổ chức chính trị mới với những giải pháp mới cho đất nước?
TTO - Tới đây, VN sẽ cấm một số nghề đánh bắt hải sản, đầu tiên cấm 1 tháng sau đó có thể tăng lên...
Trả lời Tuổi Trẻ, vụ trưởng Vụ Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy
sản (Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT) Lê Trần Nguyên Hùng công bố
thông tin trên. Ông Hùng nói:
- Nguồn lợi thủy sản đang suy giảm
rất rõ, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản ven bờ. Tình trạng đánh bắt bất
hợp pháp diễn ra còn phổ biến khi sử dụng các nghề xâm hại nguồn lợi như
nghề te, xiệc điện, xung điện, giã cào ở vùng biển ven bờ và vùng lộng.
Người dân sử dụng ngư cụ kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định như chụp
mực, lừ xếp, đăng, đáy, mành, lưới kéo... đang diễn ra ở khắp nơi.
Nhiều yếu tố tác động
* Việc suy giảm nguồn lợi thủy sản diễn ra rất mạnh. Theo ông, có phải tất cả đều vì nguyên nhân đánh bắt quá mức?
-
Tình trạng đánh bắt vào các vùng cấm, khai thác cả các cá thể chưa đạt
thành thục (cá con, mực con, tôm con) khá phổ biến với hầu hết các loài ở
các vùng biển dẫn tới nguồn lợi càng suy giảm mà còn lãng phí tài
nguyên.
Bên cạnh đó, quá trình lấn biển làm suy giảm một số hệ
sinh thái rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển... Hoạt động này đã khiến
nhiều loài sinh vật bị tiêu diệt do đất đá vùi lấp, nhiều loài bị mất
nơi cư trú, mất nguồn thức ăn, mất nơi sinh sản nên một lượng lớn cá thể
bị chết, kéo theo các chuỗi dinh dưỡng trong các hệ sinh thái bị xáo
trộn, các hệ sinh thái có xu hướng thiết lập lại cân bằng mới để phù hợp
với điều kiện môi trường hiện tại.
* Theo ông, lý do nào dẫn đến việc đánh bắt theo kiểu tận diệt trở nên phổ biến?
-
Một phần bởi ngư dân vì lợi ích trước mắt mà không nghĩ lợi ích lâu dài
nên cứ phải đánh "càng nhiều càng ít", được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Ví
dụ 100 con thì khai thác đến 90 con thì khó có thể tái tạo. Nhưng vấn
đề cũng ở người dân tại các đô thị lớn, những người có tiền còn ăn các
loài nguy cấp quý hiếm.
Lực lượng tuần tra, kiểm soát chúng ta
thiếu rất rõ, nhiều địa phương không có tàu đi tuần tra, thiếu người,
phương tiện kỹ thuật, kinh phí tàu chạy, một số địa phương không thể
tuần tra hết được vùng nước của họ. Nguồn nhân lực con người quản lý
khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản rất ít, mỗi chi cục hiện nay có 3-5
người nên không thể thực thi pháp luật, quản lý hết được.
Hơn nữa
việc xử phạt ở địa phương còn chưa nghiêm, vẫn có tâm lý thương dân nên
dẫn đến tình trạng lờn pháp luật. Đây chính là những tồn tại dẫn tới
nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm và lãng phí tài nguyên.
Tính toán cấp "hạn ngạch" khai thác
*
Trước tình hình suy giảm nguồn lợi thủy sản đang rất cấp bách, những
giải pháp nào để bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được đặt
ra, thưa ông?
- Từ 1-1-2019, Luật thủy sản 2017 có hiệu
lực, chúng tôi xác định vấn đề bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản
là lâu dài và trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội
và người dân để ai cũng thấy được trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Để
điều tra được hết nguồn lợi thủy sản tổng thể, biến động các loài, cần
tập trung điều tra nguồn lợi thủy sản ở độ sâu dưới 200m để làm cơ sở
quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản theo tiếp cận phù hợp
với khả năng cho phép. Hiện nay mới điều tra được từ mặt nước đến độ sâu
200m. Chúng ta không thể đánh bắt nhiều được mà sẽ cấp hạn ngạch giấy
phép. Ví dụ muốn duy trì bền vững thì 100 con cá chỉ bắt khoảng 40-60
con, nếu bắt đến 90 con thì không thể tái tạo được.
Tập trung vào bảo vệ nguồn thủy sản
cần phải ban hành quy định vùng, khu vực cấm khai thác và phải thực hiện
cấm tuyệt đối bởi những khu vực tập trung sinh sản, hoặc khu vực thủy
sản còn non tập trung sinh sống. Như nghề kéo là kéo hết sạch cả con
con, con mẹ, đặc biệt mùa sinh sản từ ra tết đến tháng 6, mình phải quy
định vùng cấm, khu vực cấm, thời gian cấm, nghề cấm để bảo vệ thủy sản
đang sinh sản và thủy sản còn non.
Một biện pháp vô cùng quan trọng là kiểm tra tại các cảng cá, nếu bắt cá nhỏ hơn quy định, không có giấy phép... thì sẽ xử lý.
*
Ông có đưa ra việc cần phải cấm, hạn chế khai thác thủy sản theo vùng,
khu vực, thời gian... Cụ thể thế nào và làm sao để thực thi có hiệu quả?
-
Tới đây, khai thác thủy sản mang tính chất hủy diệt như nghề lồng bẫy
bát quái, nghề xiệc điện, xung điện... chúng tôi phải tập trung chấm dứt
tuyệt đối (mặc dù hiện nay đã cấm).
Tiếp đến, cấm nghề lưới kéo
vùng ven bờ đến vùng lộng, đầu tiên mình cấm 1 tháng sau đó tăng lên từ
từ trong thời gian mùa cá sinh sản từ tháng 4 đến tháng 6. Từng bước sẽ
có giải pháp để giảm thiểu số lượng tàu kéo đó. Có thể là cấm loài, cấm
nghề, cấm khu vực và thời gian cấm...
Khu vực cấm khai thác, khu
bảo tồn ngư dân cũng phải tuyệt đối chấp hành, đồng thời việc thực thi
pháp luật phải nghiêm làm sao để nhận thức người dân phải thay đổi để
thấy giá trị của nguồn lợi thủy sản chính là cuộc sống, sinh kế.
*
Nhiều ngư dân khó khăn nên đánh bắt kiểu tận diệt. Vậy mình có giải
pháp nào để chuyển đổi nghề, sinh kế cho người dân? Sẽ hỗ trợ người dân
thế nào trong thời gian cấm, hạn chế đánh bắt?
- Để bảo vệ
và phát triển nguồn lợi thủy sản, chúng tôi nghiên cứu hỗ trợ ngư dân
chuyển đổi nghề từ các nghề khai thác xâm hại sang các nghề khai thác
thân thiện với môi trường, đào tạo cho họ tham gia các hoạt động kinh tế
khác như: nuôi trồng, chế biến thủy sản, dịch vụ hậu cần hoặc một công
việc khác tùy theo điều kiện từng vùng.
Ngoài ra, sẽ có những
chính sách hỗ trợ những ngư dân dư thừa phải chuyển đổi nghề nghiệp như
chính sách tín dụng ưu đãi, tạo nguồn thu nhập thay thế, tạo việc làm
mới cho ngư dân...
Hơn 109.000 tàu khai thác thủy sản
Theo Tổng cục Thủy sản, số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản cả nước tính đến cuối năm 2017 là 109.022 chiếc và đang có xu hướng tăng. Trong đó, số lượng tàu thuyền khai thác ven bờ là rất lớn với các nghề đánh bắt cả con non, chưa trưởng thành, phá hủy nền đáy biển môi trường sống của các loài... Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến trữ lượng nguồn lợi thủy sản suy giảm mạnh.
Theo Tổng cục Thủy sản, số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản cả nước tính đến cuối năm 2017 là 109.022 chiếc và đang có xu hướng tăng. Trong đó, số lượng tàu thuyền khai thác ven bờ là rất lớn với các nghề đánh bắt cả con non, chưa trưởng thành, phá hủy nền đáy biển môi trường sống của các loài... Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến trữ lượng nguồn lợi thủy sản suy giảm mạnh.
Phạt tiền tỉ, thậm chí xử lý hình sự
Theo ông Lê Trần Nguyên Hùng, sắp tới Luật thủy sản 2017 có hiệu lực (từ 1-1-2019), mức xử phạt vi phạm đối với các nghề cấm khai thác rất cao, với tổ chức 2 tỉ đồng, cá nhân 1 tỉ đồng, thậm chí là hình sự, vì vậy ngư dân phải chấm dứt nghề tận diệt đó. Ông Hùng cho rằng tới đây sẽ phải xử lý nghiêm để người dân thay đổi nhận thức để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Theo ông Lê Trần Nguyên Hùng, sắp tới Luật thủy sản 2017 có hiệu lực (từ 1-1-2019), mức xử phạt vi phạm đối với các nghề cấm khai thác rất cao, với tổ chức 2 tỉ đồng, cá nhân 1 tỉ đồng, thậm chí là hình sự, vì vậy ngư dân phải chấm dứt nghề tận diệt đó. Ông Hùng cho rằng tới đây sẽ phải xử lý nghiêm để người dân thay đổi nhận thức để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.