Nguyễn Thành Phong - Kẻ cướp đất tái định cư Thủ Thiêm giao cho các tập đoàn lợi ích! (Nguyễn Văn Dũng)

Phải là người trong cuộc thì tác giả mới có nhiều thông tin rõ ràng và cụ thể như thế này. Đọc để biết quan chức VN cấu kết với các nhóm lợi ích để ăn chia và kiếm tiền kinh khủng như thế nào. Cũng có thể đây là các bước dọn đường dư luận để cho những quan chức như Nguyễn Thành Phong vào lò của phe ông Trọng. 






 Ở bài trước "Chân dung Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND Tp. HCM - Những kẻ cướp đất Thủ Thiêm", tôi đã đề cập đến nhân vật Trần Vĩnh Tuyến (Phó Chủ tịch UBND Tp. HCM) ký các quyết định vi phạm nghiêm trọng pháp luật, có nhiều khuất tất trong chiếm đất của người dân và nhà nước (14,8ha đất tái định cư ở phường An Phú, 30,3ha đất tái định cư ở số phường Bình Khánh, Tháp SJC, Khu Y tế kỹ thuật cao, sân golf của SaigonTourist) rồi giao cho các nhà đầu tư (doanh nghiệp sân sau) không thông qua đấu giá, nhằm kinh doanh trục lợi, gây bức xúc, ấm ức tột cùng cho người dân. Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi “Ai đã chỉ đạo, tiếp tay, bao che, cấu kết để cho ông Tuyến ngang nhiên thực hiện sai phạm trên?”


Trước những ý đồ giữa tập đoàn lợi ích “ăn đất” Thủ Thiêm và những quan chức lãnh đạo của thành phố, cùng sự im bặt của báo chí lề đảng vì liên đới quá nhiều quan chức nhúng tràm. Tôi sẽ tiếp tục vạch mặt từng nhân vật trong loạt bài “Những khuất tất của các lãnh đạo Thành ủy, UBND Tp.Hồ Chí Minh” để dư luận làm rõ! 
Nhân vật thứ hai mà tôi muốn đề cập đến là ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP. HCM (quan chức cao cấp hơn ông Trần Vĩnh Tuyến). 

Nguyễn Thành Phong & Nguyễn Xuân Phúc
Nguyễn Thành Phong sinh năm 1962 tại xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Tháng 9/1999, vì giỏi chạy chọt, Nguyễn Thành Phong leo lên chức Bí thư Thành Đoàn Tp. HCM. Năm 2005, leo lên Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn (năm 2006 từng bị kỷ luật). Đầu năm 2007, Nguyễn Thành Phong được điều động về làm Thành ủy viên Thành ủy Tp. HCM, Bí thư Quận ủy Quận 2. Sau khi cùng với Tất Thành Cang đè đầu cưỡi cổ nhân dân phá nát Thủ Thiêm, năm 2009, Nguyễn Thành Phong được điều động lui về quê, nhưng lại giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, rồi leo lên chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Tháng 3/2015, ông Phong được điều động trở lại cương vị Phó Bí thư Thành ủy Tp. HCM. Một động tác đầy toan tính được người ta gọi mỹ miều là cọ xát, thử thách. Sự dối trá lên đến tột cùng khi người ta nghe phát biểu tại buổi công bố quyết định ông Phong quay về làm Phó bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức TW Tô Huy Rứa lúc đó nói rằng, ông Phong tuy không sinh ra ở Sài Gòn nhưng với vai trò tân Phó Bí thư như "người con đi công tác lâu trở về". Ngày 11/12/2015, Nguyễn Thành Phong leo lên chức Chủ tịch UBND Thành phố, tiếp tục hành trình “ăn đất” phá nát quy hoạch Thành phố ở quy mô lớn hơn! Ngay chính nơi ở hiện nay của gia đình ông Nguyễn Thành Phong là 16 đường B, Khu dân cư số 5, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 (cũng do một tập đoàn NovaLand xây dựng cho). 
Qua tiểu sử của Nguyễn Thành Phong, người dân hiểu được lý do tại sao những sai phạm vô cùng nghiêm trọng tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thủ Thiêm luôn có sự hiện diện và bàn tay nhúng chàm của ông. Nhất là từ năm 2007 đến 2009 khi Nguyễn Thành Phong về làm Bí thư Quận ủy Quận 2. 
Theo Kết luận của Thanh tra chính phủ và những gì mà tôi được biết, thì ông Nguyễn Thành Phong có hàng loạt sai phạm tày trời sau đây: 
* Những sai phạm ở Khu đô thị Thủ Thiêm 
- Để dọn đường cho Trần Vĩnh Tuyến thực hiện ký văn bản 5452/QĐ-UBND ngày 13/10/2017 giao 14,8ha đất tái định cư ở phường An Phú cho Công ty TNHH Bất động sản Nguyên Phương (không thông qua đấu giá), Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong đã chỉ đạo các Sở ban ngành của Thành phố làm hồ sơ “đề xuất chọn nhà đầu tư” rồi tự ý ký Quyết định 6327/QĐ-UBND ngày 05/12/2016 duyệt chọn nhà đầu tư và giao 8ha đất cho Liên doanh Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc và Công ty CP Bất Động sản Tiến Phước (doanh nghiệp sân sau xây dựng dự án Palm City) làm đường giao thông với tổng mức đầu tư là 869 tỷ đồng. Đổi lại 2 Công ty sân sau này được giao “làm thịt” Khu đất tái định cư số 1 (4,5ha), Khu đất tái định cư số 4 (5,9ha) và Khu Quy hoạch chợ - Trung tâm thương mại - dịch vụ - hành chính - y tế (4,3ha) thuộc Khu tái định cư 30ha trong Khu dân cư 90ha Nam Rạch Chiếc, phường An Phú, Quận 2.
Khoảng 30ha giao cho Liên doanh Keppel Land - Tiến Phước 
(nay là Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc) 
để xây dựng khu dân cư nổi bật là dự án Palm City.
Các quyết định này đều chiếm đất tái định cư trái phép của người dân để giao cho doanh nghiệp sân sau kinh doanh trục lợi theo kiểu “tiền trảm hậu tấu”, qua mặt Thường vụ Thành ủy, mà không lấy quỹ đất khác thuộc quy hoạch kế hoạch sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế. Thậm chí, việc giao đất trên đến nay vẫn chưa xác định tiền sử dụng đất, gây thất thoát ngân sách rất lớn của Nhà nước, vi phạm nghiêm trọng Điểm a, Khoản 1, Điều 118, Luật đất đai 2003 và Khoản 3, Điều 3, Mục 1, Thông tư 183/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Đây có phải là dấu hiệu của việc cấu kết giữa ông Phó Chủ tịch và ông Chủ tịch UBND Thành phố để cướp đất của dân một cách có tổ chức? Trách nhiệm của ông Nguyễn Thành Phong và ông Trần Vĩnh Tuyến như thế nào? 
Nguyễn Thành Phong & Trần Vĩnh Tuyến 
Chưa kể, ông Phong và lãnh đạo UBND Thành phố ký Quyết định 3192/QĐ-UBND ngày 24/3/2016 phê duyệt giá đất 30,1ha khu An Phú sai quy định, vì thời điểm xác định tiền sử dụng đất là thời điểm hoàn thành giải phóng mặt bằng bàn giao 2008, trong khi thời điểm giao đất để hoán đổi là năm 2017! Tự ý thay đổi quy hoạch, mục đích sử dụng đất, nhưng UBND đã không xác định lại tiền sử dụng đất theo qui định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 120/210/NĐ-CP và Điểm 1.1 Khoảng 1, Điều 10, Thông tư số 76/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. 
- Ngày 18/4/2017, Nguyễn Thành Phong ký quyết định số 1818/QĐ-UBND chấp thuận cho Công ty TNHH Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 sử dụng 30,1ha đất ở phường An Phú, làm tiền đề để cho Trần Vĩnh Tuyến phớt lờ Thường vụ Thành ủy, táo tợn ký Quyết định số 3990/QĐ-UBND ngày 26/7/2017 giao cho Công ty Thế kỷ 21 làm chủ đầu tư dự án Khu dân cư 30,2ha phường Bình Khánh để đầu tư kinh doanh trục lợi. Việc giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất của cả 2 khu đất tái định cư này (tại Bình Khánh và Nam Rạch chiếc) sang kinh doanh nhà ở đều sai quy định nghiêm trọng (một hình thức cướp đất trắng trợn). 
Nhiều khu nhà cũ nát, ngập nước đang dần bị đẩy đi 
không thương tiếc để "nhường chỗ" cho các Khu đô thị mới 
của những đại dự án nghìn tỷ của các đại gia bất động sản
Đáng chú ý, Công ty Sài Gòn Villas mà ông Vũ Anh Cường có quỹ đất hơn 10ha trong khu này tha thiết được bán chỉ định theo giá thị trường gửi lãnh đạo các cấp và ông Phong, vậy mà ông lại gạt đi. Phải chăng ông Phong đã thiên vị (vì được chung chi) khi quyết định chủ trương giao đất đắc địa có giá trị rất lớn gấp nhiều lần so với tổng vốn đầu tư của Công ty Thế kỷ 21 (thành lập từ nhóm ông Bùi Thành Nhơn - Novaland) khi nhiều năm qua không có hoạt động nào triển khai dự án và có dấu hiệu nhiều lần xin điều chỉnh giấy phép để đầu cơ đất. 
Bà Lê Thị Nga (72 tuổi, P.Bình An, Q.2) ngồi trong lán trại của gia đình. 
Chục năm qua, bà Nga cùng gia đình kiên quyết bám trụ 
trên mảnh đất này và liên tục gửi hồ sơ đến các cơ quan chức năng 
chứng mình phần đất của gia đình bà nằm trong diện bị quy hoạch là sai trái.
- Người dân bị mất đất đang khổ đau bao năm qua trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm có nguyện vọng được tái định cư bằng nền đất trong 5 phường, thì với vai trò là Chủ tịch UBND Thành phố, ông Phong đã thực hiện trách nhiệm của mình như thế nào? Các dự án chậm triển khai trong 5 phường đã thu hồi thì ông có giải pháp điều chỉnh như thế nào? Hay ông cứ im lặng để mặc cho các nhà đầu tư kiếm chác đã? 
Tương tự các khu tái định cư trong 5 phường, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ thì các khu tái định cư ngoài 5 phường cũng đều chưa có quy hoạch tổng thể 1/5000 và chưa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/2000, quyết định thu hồi đất thiếu sơ sở pháp lý (sai luật) về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng. Một sự vô trách nhiệm đến tàn nhẫn! 
- Tại các quyết định thu hồi, đền bù và giao đất cho các dự án tái định cư nêu là “phục vụ tái định cư khu đô thị Thủ Thiêm”, nhưng thực tế ông Phong và lãnh đạo UBND Thành phố đã táo tợn quyết định thu hồi đất vượt so với nhu cầu và quy hoạch của Thủ tướng phê duyệt là 82,817ha, dẫn đến phải điều chỉnh, phá nát quy hoạch xây dựng và mục đích sử dụng thành đất kinh doanh nhà ở thương mại tới 87,3ha. Trong đó chỉ định nhà đầu tư (doanh nghiệp sân sau) không qua đấu giá sai quy định là 76,4ha. Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, tại một số dự án tái định cư tại Thủ Thiêm chuyển sang kinh doanh đã sai phạm như sau: 
1. Ông Nguyễn Thành Phong và lãnh đạo UBND Thành phố giao đất và chuyển mục đích sử dụng đất của các dự án sang kinh doanh là sai quy định, trái với quy hoạch tái định cư. Vốn ngân sách để đền bù, giải phóng mặt bằng phục vụ tái định cư lại bị sử dụng để phục vụ kinh doanh trục lợi cho các tập đoàn lợi ích và các doanh nghiệp sân sau. 
2. Giao đất cho các nhà đầu tư kinh doanh nhà ở (doanh nghiệp sân sau) không thông qua đấu giá, xác định giá trị quyền sử dụng đất sai thời điểm, không xác định lại tiền sử dụng đất sau khi thay đổi quy hoạch, mục đích sử dụng đất như giao và hoán đổi 30ha lại khu Nam Rạch Chiếc cho Công ty Phát triển Quốc tế Thế Kỷ 21; giao cho Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc 30,28ha và Công ty TNHH Bất động sản Phương Nam 16,7ha để đầu tư kinh doanh. 
Khoảng 30,1ha giao cho Công ty Phát triển Quốc tế Thế kỷ 21 
để đầu tư xây dựng khu dân cư cao tầng và du lịch - văn hóa - giải trí. 
Đổi lại, Công ty sẽ đầu tư xây dựng khu tái định cư 30,224ha (4.200 căn hộ) 
tại phường Bình Khánh. Hiện khu này đang do Tập đoàn Novaland 
đầu tư và có thương mại là Lakeview City.
3. Quá trình đền bù thiệt hại không theo đúng quy trình của pháp luật quy định, không lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng, không có kế hoạch triển khai xây dựng nhà tái định cư trước khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện chậm, phát sinh nhiều khiếu nại về chế độ, chính sách đền bù, hỗ trợ, chưa bàn giao mặt bằng. 
4. Ông Nguyễn Thành Phong và lãnh đạo UBND Thành phố đã vi phạm các quy định của pháp luật trong việc lập, trình, duyệt quy hoạch và thu hồi đất tái định cư 160ha. Theo đó phê duyệt quy hoạch, thu hồi và giao đất cho 45 dự án với tổng diện tích là 116,9ha để đầu tư kinh doanh nhà ở, khu vui chơi, thương mại,... sau khi Thủ tướng đã phe duyệt quy hoạch là khu tái định cư. Hậu quả là phá vỡ quy hoạch mà Thủ tướng đã phê duyệt, việc đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm bị đình trệ, thiệt hại rất lớn cho ngân sách của Thành phố đã đầu tư. 
5. Ông Nguyễn Thành Phong và lãnh đạo UBND Thành phố đã đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và quyết định thu hồi đất thiếu cơ sở pháp lý, không đúng quy định (sai luật) đối với phần diện tích giảm 23,3ha, tăng 4,13ha thuộc khu phố 1 phường Bình An, không đúng so với quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê quyệt. Trách nhiệm này thuộc Công ty Đo đạc - Địa chính - Công trình hay lãnh đạo UBND Thành phố? 
Tóm lại: Những việc làm sai trái của lãnh đạo UBND Thành phố đã dẫn đến bao oan ức cho người dân bị chiếm đất sai pháp luật (cướp đất), gây lãng phí, thất thoát rất lớn tiền của Nhà nước! 
* Các sai phạm ở các dự án khác 
Ngoài các sai phạm tày trời ở Thủ Thiêm ra, ông Nguyễn Thành Phong và lãnh đạo UBND Thành phố đã có vô vàn các sai phạm ở các dự án khác trên địa bàn thành phố. Cụ thể: 
- Tại dự án Tháp SJC, Quận 1 có diện tích 3.791,7m2 (nơi xảy ra hoả hoạn làm 60 người tử vong cách đây 15 năm), sau 10 năm, dự án này vẫn chỉ là bãi đất vàng bỏ hoang, gây lãng phí tài sản công nghiêm trọng. Thanh tra Thành phố đã thanh tra toàn diện dự án Tháp SJC và có Kết luận tại Kết luận Thanh tra số 23/TTTP-P7 ngày 29/7/2016, chỉ ra rất nhiều sai phạm, ông Nguyễn Thành Phong buộc phải ký công văn 4492/UBND-NCPC ngày 18/8/2016 đồng ý đề xuất của Thanh tra Thành phố. Từ kết quả Thanh tra này, Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương lại đi đêm với ông Phong và Lãnh đạo UBND Tp. HCM xin gia hạn dự án, thậm chí ông Phong còn chỉ đạo ông Trần Vĩnh Tuyến táo tợn ký văn bản số 1668/UBND-KT ngày 30/3/2017 và văn bản số 3700/UBND-KT ngày 15/6/2017 cho phép bán dự án Tháp SJC, chuyển nhượng quyền mua cổ phần của Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước (HFIC) cho Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương (liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan nắm giữ 60% cổ phần). 
Sau 10 năm dự án Tháp SJC vẫn dập chân tại chỗ
Ngày 28/4/2017, Thanh tra Thành phố có Công văn số 844/TTTP báo cáo chính kẻ bao che những sai phạm là ông Nguyễn Thành Phong về việc khắc phục các vi phạm của các đơn vị liên quan kết luận kiểm tra các dự án Tháp SJC quá chậm, không nghiêm túc. Công ty Sài Gòn Kim Cương không thực hiện đúng cam kết tiến độ. Vậy mà ông Nguyễn Thành Phong lại chỉ đạo (tại Thông báo số 470/TP-VP ngày 8/6/2017) giao cho các Sở hướng dẫn, hỗ trợ Sài Gòn Kim Cương tiếp tục triển khai dự án. Một chiêu thức giúp công ty tư nhân thâu tóm đất công. Ông Nguyễn Thành Phong và ông Trần Vĩnh Tuyến có vi phạm pháp luật, bất chấp trong chỉ đạo xử lý kết quả Thanh tra của Thanh tra Thành phố và Thường trực Thành ủy khi ký bán Tháp SJC? 
Việc ông Nguyễn Thành Phong giao Sở Nội vụ kiểm điểm vụ việc sai phạm này kết quả đã đi về đâu rồi? Có công khai cho báo chí không? Thường trực Thành ủy giao kiểm điểm ông Tuyến và ông Quốc, kết quả ông Phong đã đút vào đâu rồi? ông Nguyễn Thành Phong có cấu kết, bao che cho các sai phạm và xử lý các cá nhân, tập thể trong vụ bán Tháp SJC? Hay chính các ông không nghiêm túc, trơ trẽn như các cá nhân, tập thể vi phạm theo Kết luận Thanh tra số 23 và Công văn số 844 mà Thanh tra Thành phố đã nêu? 
- Với vai trò là Chủ tịch UBND Thành phố, ông đã cố tình để khuyết nhân sự Trưởng ban tôn giáo trong một thời gian dài, một lĩnh vực khá nhạy cảm với một thành phố lớn, trách nhiệm này của Sở Nội vụ, của Ban Tổ chức Thành ủy hay của chính ông? Trong công tác bố trí cán bộ, ông Phong đã bố trí 1 cán bộ mà Thường trực Thành ủy yêu cầu kiểm điểm sai phạm có liên quan đến thoát vốn tại dự án Tháp SJC (ông Nguyễn Hoài Quốc) về Viện nghiên cứu Phát triển Thành phố. Theo quy định tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo Viện phải là Tiến sĩ nhưng bằng Tiến sĩ của ông Quốc chưa được công nhận, vậy trách nhiệm này là của ông Phong hay Ban Tổ chức Thành ủy? 
- Trách nhiệm của ông Phong như thế nào khi ông không báo cáo Thường vụ Thành ủy mà chỉ đạo ông Trần Vĩnh Tuyến và Sở KH-ĐT điều chỉnh mục đích sử dụng đất từ “Khu nhà ở căn hộ phục vụ nhu cầu của Dự án” thành “Xây dựng và kinh doanh khu nhà ở căn hộ” trong Khu Y tế Kỹ thuật cao do Công ty Hoa Lâm làm chủ đầu tư? tạo ra cơ hội để Hoa Lâm thoải mái xây căn hộ bán kiếm lời trên đất công, thậm chí bán đất thu lợi bất chính hàng trăm tiệu USD mà không phải “phục vụ” dự án trên, mà ông Võ Viết Thanh, nguyên Chủ tịch UBND thành phố từng có ý kiến cho rằng đi ngược chủ trương và yêu cầu làm rõ?. 
Dự án Khu Y tế kỹ thuật cao tại quận Bình Tân
- Vai trò là Chủ tịch UBND Thành phố ở đâu, và ông đã chỉ đạo giải quyết ra sao về việc phá dỡ, đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng? Chỉ định Công ty Phát Đạt làm nhà thầu, đổi lại được hoàn trả bằng khu đất vàng 257 Trần Hưng Đạo, Quận 1? Thậm chí ông còn kiến nghị dùng khu đất 3 ha tại Trường đua Phú Thọ trả cho nhà đầu tư khiến dư luận rất bức xúc. Việc này liệu có liên quan gì đến móc ngoặc lợi ích cá nhân khi vợ ông Nguyễn Thành Phong là bà Đặng Ngọc Tươi đang là Phó Chủ nhiệm nhà thi đấu Phú Thọ - Sở VHTT Thành phố? 
Nhận được hàng trăm tỷ đồng chung chi của các công ty, ông Phong đã chỉ đạo, “cho chủ trương” bán dự án Sân Golf của SaigonTourist. Theo đó, phớt lờ Thường vụ Thành ủy, chỉ đạo, bao che cho ông Trần Vĩnh Tuyến tự ký văn bản 3653/UBND-KT ngày 14/6/2017 ép SaigonTourist chuyển nhượng vốn góp tại Công ty TNHH Sài Gòn Gôn (do Bùi Cao Nhật Quân đại điện) cho Công ty Cổ phần Địa ốc Thành Nhơn (Novaland) tổng giá trị là 645 tỷ đồng. Thương vụ này cho thấy thủ đoạn chuyển tài sản công thành tài sản tư nhân, sai nghiêm trọng chủ trương, quy định trong việc quản lý các Doanh nghiệp Nhà nước mà UBND Thành phố làm chủ sở hữu!
Dự án xây dựng Trung tâm Thể dục thể thao Phan Đình Phùng, P. 6, Q. 3
- Ai cũng biết dự án xây dựng cầu qua Đảo Kim Cương ở Quận 2 là tại đây đang có dự án bất động sản cao cấp khủng với Quy mô 8 hecta; Tổng số căn hộ: 1234 căn; Bến du thuyền của các tập đoàn lợi ích, thì hiểu tại sao họ xây cây cầu, nhưng việc ông Phong cho “chủ trương” chỉ định thầu phục vụ kinh doanh chứ không phải tái định cư có đúng không? Tôi được biết một số một số doanh nghiệp đầu tư nơi cây cầu đi qua có sự suy bì về trách nhiệm đóng góp khi hưởng lợi từ cây cầu này, ông Phong có công khai, minh bạch rõ ràng cho nhân dân được biết?. 
Dự án xây dựng cầu qua Đảo Kim Cương ở Quận 2
- Vai trò là Chủ tịch UBND Thành phố, ông Phong có khách quan, trung thực khi chỉ đạo giải quyết các vấn đề có liên quan, công tác đất đai, thẩm định dự án, thẩm định xác định tài sản, nhà đất, công tác nhân sự? 
1. Ông Phong đã có dấu hiệu cấu kết, bao che cho các sai phạm trong vụ việc bán Tháp SJC, đến việc kiểm điểm các cá nhân, tập thể. 
2. Ông Phong có cấu kết đối với ông Đoàn Ngọc Hải và tự tiện quyết định nhân sự để Quận 1 thực hiện các bước về công tác nhân sự Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Quận 1 hay không? Trách nhiệm này là do có sai sót của Quận 1 và Ban Tổ chức Thành ủy? 
3. Ông Phong có phải là người kém bản lĩnh và không khách quan để trả lời Văn bản số 1003 của Bí thư Thành ủy liên quan đến việc xác định loại đất, tài sản cố định là đất nông nghiệp của 30ha đất mà Công ty Tân Thuận đã bán cho Công ty Quốc Cường Gia Lai. 
4. Ông Phong có tiêu cực và ưu ái khi giải quyết hơn 3000ha đất mặt tiền đường Mai Chí Thọ (dãy 22m dự án tái định cư Khu đô thị mới Thủ Thiêm) cho Công ty Novaland để làm dự án Lixington? 
- Ông Nguyễn Thành Phong có vi phạm pháp luật, vi pham cả nguyên tắc Đảng liên quan đến các dự án nhóm A, khi ông và chân tay của ông đặt Ban Thường vụ Thành ủy vào quy trình ngược, đặt chuyện đã rồi như các dự án: 
1. Việc điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc của Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Khi UBND thành phố duyệt lần đầu thì ông không trình ra, đợi đến khi có điều chỉnh theo ý đồ của ông thì mới trình Ban Thường vụ Thành ủy? 
2. Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng (Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam - nhà đầu tư). 
3. Dự án lấn biển Cần Giờ: Khi ông trình quy hoạch thì quy mô dự án tăng gấp 3 lần (từ gần 1000ha lên đến 3000ha) so với chủ trương của Ban thường vụ Thành ủy đã cho hồi năm 2017, Ban Thường vụ Thành ủy họp 5 lần 7 lượt với cho được chủ trương, vậy mà cá nhân ông thì chỉ một động tác đã thay đổi đến chóng mặt? 
Phối cảnh dự án lấn biển Cần Giờ
Đề nghị công khai làm rõ trách nhiệm của ông Nguyễn Thành Phong về vấn đề quản lý nhà đất công sản trong thời gian qua, nhiều khu đất công sử dụng lãng phí, bán không qua đấu thầu! 
Dự án Lixington
Ngày 13/03/2018, ông Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong lại phụ trách thêm lĩnh vực tài chính, ngân sách; quản lý công sản và thuế của UBND. Phải chăng, nắm trong tay quyền lực tài chính, nên ông Phong càng ngày thoải mái sử dụng ngân sách (thu từ tiền thuế mồ hôi nước mắt của nhân dân) một cách vô tội vạ để phục vụ các doanh nghiệp sân sau, làm giàu bất chính, bất chấp vi phạm pháp luật, chiếm đoạt đất đai của những người dân Thủ Thiêm đang bị đẩy ra ngoài đường tức tưởi dở sống dở chết kia? Và bây giờ người dân đã hiểu được vì sao nhiều lần theo thông báo ông Nguyễn Thành Phong sẽ tổ chức đối thoại với dân oan Thủ Thiêm theo chỉ đạo của Chính phủ, nhưng sau đó ông tùy tiện biến thành buổi mị dân, cho dân phát biểu và ghi nhận rồi sau đó chả kết luận được bất kỳ một vấn đề nào. Cố tình kéo dài, câu giờ để có đủ thời gian ông lừa dân, hù dân, để dân hết chịu đựng nổi, mòn mỏi, phải đầu hàng, bàn giao nhà đất cho nhóm lợi ích. 
Trong buổi họp về KTXH trong 6 tháng đầu năm của TP. HCM ngày 3/7/2018, ông Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong đã có những chia sẻ "Khi điểm lại tình hình thực hiện giữa nhiệm kỳ, cái mà tôi ngẫm ra sau hai năm rưỡi làm Chủ tịch là kinh nghiệm và bài học về vấn đề quy hoạch". "Theo dõi quản lý quy hoạch là lao động tối thiểu của một nhà quản lý." Anh làm lãnh đạo mà không nắm quy hoạch, không biết hướng phát triển, quá trình thực hiện không triển khai thì tôi hỏi anh tính sao?". Vâng ông Nguyễn Thành Phong nói quá đúng! Ông Phong không chỉ theo dõi, biết rõ quy hoạch mà còn biết điều chỉnh để phá nát quy hoạch nữa!

16.08.2018
danlambaovn.blogspot.com


***

Thông báo số 470/TP-VP ngày 8/6/2017 truyền đạt ý kiến của ông Nguyễn Thành Phong chỉ đạo các Sở hướng dẫn, hỗ trợ Sài Gòn Kim Cương tiếp tục triển khai dự án Tháp SJC:



Công văn 4492 /UBND-NCPC ngày 18/8/2016 ông Phong đồng ý đề xuất của Thanh tra Thành phố:


Ông Nguyễn Thành Phong Chủ tịch UBND đã chỉ đạo các Sở ban ngành của Thành phố làm hồ sơ “đề xuất chọn nhà đầu tư” rồi tự ý ký Quyết định 6327/QĐ-UBND ngày 05/12/2016 duyệt chọn nhà đầu tư và giao 8ha đất cho Liên doanh Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc và Công ty CP Bất Động sản Tiến Phước (doanh nghiệp sân sau) làm đường giao thông với tổng mức đầu tư là 869 tỷ đồng. Đổi lại 2 Công ty sân sau này được giao “làm thịt” Khu đất tái định cư số 1 (4,5ha), Khu đất tái định cư số 4 (5,9ha) và Khu Quy hoạch chợ - Trung tâm thương mại - dịch vụ - hành chính - y tế (4,3ha) thuộc Khu tái định cư 30ha trong Khu dân cư 90ha Nam Rạch Chiếc, phường An Phú, Quận 2.