Xem xét lại những chính sách sai lầm của phương Tây với Trung Quốc (Economist)
Lời người dịch:
Vào năm 2015,
ông Nguyễn Gia Kiểng- Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên có viết một bài với tiêu đề
"Khi thiên triều
sụp đổ và lịch sử sang trang", dự đoán về sự sụp đổ của Trung
Quốc. Nhưng gần đây, chúng ta nghe thấy sự gia tăng của Trung Quốc trong
"sức mạnh cứng", trong quân sự hóa và gần đây nhất là khởi xướng kế
hoạch "một vành đại một con đường" của Tập Cân Bình mà nhiều người ví
là kế hoạch Marshall thế kỷ 21. Như vậy bài viết đã dự đoán sai? Mới đây, chúng
ta thấy tư tưởng Tập Cận Bình được tôn vinh ngang hàng với Mao Trạch Đông,
chúng ta cũng thấy Tập Cận Bình lần lượt thâu tóm quyền hành trong đảng cộng sản
Trung Quốc dù Tập không có gì tỏ ra xuất sắc về chính trị. Đây là một bước ngoặt
quan trọng đánh dấu quá trình chuyển hóa từ chế độ độc tài tập thể sang độc tài
cá nhân. Sự kiện này chứng tỏ trong nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc đang rất hỗn
loạn và cần một người lãnh đạo độc tài để thống nhất nội bộ và đưa ra quyết định
chung. Mặt khác, đây cũng là cuộc phẫu thuật hiểm nghèo của đảng cộng sản Trung
Quốc với hy vọng tồn tại mong manh.
Sau vài thập kỷ
có được đôi chút giàu có nhờ phương Tây thì Trung Quốc cũng không thoát được
nguy cơ sụp đổ. Bài viết của tác giả Nguyễn Gia Kiểng năm 2015 vẫn giữ nguyên
giá trị! Sự bành trướng ra bên ngoài của Trung Quốc là một ước mơ vô vọng trong
chế độ cộng sản Trung Quốc đang dần chết lâm sàng, Trung Quốc không đủ ảnh hưởng
sâu rộng cả về tư tưởng lẫn kinh tế. Từ đó Phương Tây cần hiểu rằng Trung quốc
thực sự rất yếu, họ nên tận dụng cơ hội này để cứng rắn hơn với Trung Quốc. Với
những người đấu tranh dân chủ Việt Nam, chúng ta cần biết rằng làn sóng dân chủ
thứ Tư đang lật nhào những thành trì cuối cùng của các chế độ độc tài trên thế
giới và thời khắc dân chủ của chúng ta đang đến! Thông Luận xin gửi tới quý độc
giả một bài dịch trên tờ Economist với một góc nhìn về Trung Quốc trong quan hệ
quốc tế.
Cuối tuần trước
Trung Quốc bước từ chế độ độc tài tập thể đến độc tài cá nhân. Đó là khi Tập Cận
Bình, vốn là người đàn ông quyền lực nhất thế giới, cho thấy rằng ông sẽ thay đổi
hiến pháp Trung Quốc để có thể cai trị trên cương vị chủ tịch nước trong bao
lâu tùy ý- và có thể hiểu là cả đời. Chưa bao giờ kể từ thời Mao Trạch Đông có
một lãnh đạo sở hữu nhiều quyền lực quá công khai như vậy. Đó không chỉ là một
thay đổi lớn cho Trung Quốc (Xem bài viết),
nhưng đó cũng là bằng chứng rõ ràng cho thấy sự đánh cược của phương Tây với
Trung Quốc 25 năm qua đã thất bại.
Sau sự sụp đổ của
Liên bang Sô Viết, phương Tây chào đón nhà nước cộng sản lớn thứ hai vào trật tự
kinh tế toàn cầu. Những nhà lãnh đạo phương Tây tin rằng trao cho Trung Quốc một
phần trong các cơ quan như Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) sẽ có thể ràng buộc
nó vào một hệ thống có nguyên tắc
được thiết lập sau thế chiến thứ hai. Họ đã hi vọng rằng sự hội nhập kinh tế sẽ
khuyến khích Trung Quốc tiến lên nên kinh tế thị trường và khi nó trở nên giàu
có hơn, nhân dân Trung Hoa sẽ theo đuổi tự do dân chủ, quyền con người và pháp
trị.
Đó từng là một tầm
nhìn có giá trị, mà báo chí chia sẻ, và họ nghĩ điều đó tốt hơn là hắt hủi
Trung Quốc. Trung Quốc đã trở nên giàu có ngoài sự tưởng tượng. Dưới sự lãnh đạo
của Hồ Cẩm Đào, bạn vẫn có thể mường tượng được sự cá cược của phương Tây với
Trung Quốc sẽ thành công. Khi Tập Cận Bình nắm quyền 5 năm trước, có rất nhiều
dự đoán về Trung Quốc rằng Tập Cận Bình sẽ ngả về cai trị theo hiến pháp. Ngày
hôm nay, sự ảo tưởng đó đã đổ bể. Trên thực tế Tập Cận Bình đã lái chính trị và
kinh tế đến khủng hoảng, gia tăng kiểm soát của nhà nước và tình trạng đối đầu.
Tất cả tung hô: Tập Cận Bình vạn
tuế.
Bắt đầu với
chính trị. Tập Cận Bình đã sử dụng quyền lực để tái khẳng định sự thống trị của
đảng cộng sản và địa vị của ông ở trong đó. Như một phần của chiến dịch chống
tham những, ông thanh trừng những đối thủ tiềm năng. Ông đã tiến hành một cuộc
tái tổ chức thanh lọc Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân (PLA), một phần để đảm bảo sự
trung thành của nó với đảng, và với bản thân Tập. Ông cũng bắt giam những luật
sư có tư tưởng tự do và dập tắt chỉ trích với đảng và chính quyền trên truyền
thông và trên mạng. Mặc dù cuộc sống của con người vẫn khá tự do, ông đang tạo
ra một nhà nước giám sát để theo dõi sự bất mãn và “tư tưởng chính trị lệch lạc”.
Trung Quốc tuyên
bố không quan tâm đến các nước khác như thế nào miễn là họ để Trung Quốc được
yên. Nhưng nó gia tăng củng cố hệ thống độc tài như một kẻ thù của dân chủ tự
do. Trong hội nghị đảng thứ 19 vào mùa thu, Tập Cận Bình đưa ra “một lựa chọn mới
cho các nươc khác” để xúc tiến “sự minh triết và đường lối Trung Hoa vào giải
quyết các vấn đề nhân loại đang đối mặt.” Ông Tập sau đó nói rằng Trung Quốc sẽ
không xuất khẩu mô hình Trung Quốc, nhưng bạn có thể cảm thấy được nó bây giờ
không chỉ đối thủ kinh tế của Hoa Kì, mà còn là một đối thủ về ý thức hệ nữa.
Nền kinh tê Trung
Quốc đã thành công hơn. Trung Quốc đã hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Nó là
nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, chiếm 13% của cả thế giới. Trung Quốc táo bạo
và phì nhiêu, nó là ngôi nhà của 12 trên tổng số 100 công ty có giá trị nhất thế
giới được thống kê. Nó đã tạo ra sự giàu có lạ thường, cho bản thân Trung Quốc
và những ai làm ăn với nó.
Dù vậy Trung Quốc
không phải một nền kinh tế thị trường, và với tình trạng hiện tại, nó sẽ không
bao giờ trở thành nền kinh tế thị trường. Thay vào đó, nó tăng cường kiểm soát
kinh doanh như một cánh tay của nhà nước. Nó coi hàng loạt ngành công nghiệp lớn
mang tính chiến lược. Ví dụ, kế hoạch “Made in China 2025” của nó được soạn thảo
để sử dụng trợ cấp và sự bảo vệ để tạo ra những doanh nghiệp hàng đầu trong 10
ngành công nghiệp thế giới, bao gồm hàng không, công nghệ và năng lượng, tổng cộng
chiếm 40% chế tác Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc trở nên ít trắng trợn hơn về
tình báo kinh tế, các công ty phương Tây vẫn phàn nàn về những vụ cướp đoạt tài
sản trí tuệ hậu thuẫn bởi nhà nước. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài
làm ăn tại Trung Quốc có lợi nhuận nhưng cũng thật đáng thương, bởi vì thương mại
dường như luôn luôn phải theo những điều khoản của Trung Quốc. Ví dụ, các doanh
nghiệp thẻ tín dụng Hoa Kì chỉ được thông qua vào khi thanh toán đã chuyển đến
điện thoại di động.
Trung Quốc chấp
nhận một vài luật chơi của phương Tây, nhưng nó cũng dường như biên soạn một hệ
thống song song cho nó. Như Đề Xướng Một Vành Đai Một Con Đường, dự án sẽ hứa hẹn
đầu tư trên một ngàn tỷ đô la trong thị trường nước ngoài, để cuối cùng trở
thành một kế hoạch Marshall. Đây là một phần kế hoạch phát triển Trung Quốc
thách thức phương Tây, nhưng nó cũng tạo một mạng lưới được kinh tài bởi Trung
Quốc bao gồm khá nhiều nước sẽ sẵn lòng tham gia. Khởi xướng yêu cầu các nước
chấp nhận lời hứa sẽ đứng về Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp. Nếu các tiêu
chuẩn ngày hôm nay của phương Tây cản trở tham vọng của Trung Quốc, cơ chế vành
đai con đường này có thể trở thành một sự thay thế.
Và Trung Quốc sử
dụng việc kinh doanh để đối đầu với kẻ thù của nó. Nó cố gắng trừng phạt những
doanh nghiệp một cách trực tiếp, như khi công ty ô tô Đức Mercedes-Benz gần đây
chấp nhận ban hành một lời xin lỗi ngậm ngùi sau khi vô ý trích dẫn câu nói của
đức Dalai Lama trên mạng. Nó cũng trừng phạt các doanh nghiệp nước ngoài vì ứng
xử của chính phủ họ. Khi Philippines không thừa nhận tuyên bố của Trung Quốc với
quần đảo Scarborough Shoal ở biển Đông, Trung Quốc bất ngờ ngừng mua chuối
Philippines, được cho là vì lý do sức khỏe. Khi ảnh hưởng nền kinh tế Trung Quốc
gia tăng, nó có thể gây ra được những loại áp lực này.
“Quyền lực cứng”
trong thương mại tiếp thêm sức mạnh cứng của quân đội vũ trang. Ở đây, Trung Quốc
cư xử như một siêu cường trong khu vực, đẩy Mỹ ra khỏi vùng Đông Á. Với
Scarborough Shoal, Trung Quốc giành và xây dựng một số rặng san hô và hòn đảo
nhỏ. Nhịp độ hiện đại hóa của quân đội và đầu tư đang tăng ngờ vực về cam kết
dài hạn của Mỹ sẽ giành lại quyền kiếm soát trong khu vực. Quân đội nhân dân
Trung Quốc PLA không thể đánh bại Hoa Kì trong một trận chiến, nhưng quyền lực
nó có nhờ sự quyết tâm và sức mạnh. Thậm chí khi thách thức của Trung Quốc trở
nên công khai hơn, Hoa Kì cũng không sẵn lòng ngăn cản Trung Quốc.
Đối phó với Trung Quốc thế nào?
Phải làm gì?
Phương Tây đã thất bại khi đặt niềm tin vào Trung Quốc, trong khi đó nền dân chủ
của chính họ lại chịu một cuộc khủng hoảng niềm tin, Tổng thống Donald Trump
nhìn thấy mối đe dọa về Trung Quốc sớm nhưng ông chỉ cảm nhận nó chủ yếu về mặt
thâm hụt thương mại song phương, điều mà không hẳn là một mối họa. Một cuộc chiến
thương mại sẽ làm suy yếu các chuẩn mực mà ông cần bảo vệ và cuộc chiến thương
mại này làm hại những đồng minh Hoa Kì khi họ cần thống nhất để đối mặt với sự
dọa nạt từ Trung Quốc. Nhưng phần nhiều lời hứa của Donald Trump “làm nước Mỹ
vĩ đại trở lại”, điều thực tế đưa Hoa Kì rút về chủ nghĩa đơn phương chỉ làm
bàn tay Trung Quốc mạnh hơn.
Thay vào đó,
Trump cần tái tạo một loạt các chính sách Trung Quốc. Trung Quốc và phương Tây
sẽ phải học sống với những sự khác biệt của họ . Thái độ nhẫn nhịn trước sự ứng
xử thiếu văn hóa ngày hôm nay sẽ làm cho Trung Quốc tốt hơn là vô nghĩa. Phương
Tây càng kéo dài miễn cưỡng làm quen với thói lạm dụng của Trung Quốc, thách thức
của Trung Quốc với phương Tây càng nguy hiểm. Do đó, trong mọi mặt, chính sách
cần phải cứng rắn hơn, thậm chí khi phương Tây bám chắc với những giá trị họ
tuyên bố là phổ cập.
Để đối phó với
quyền lực cứng của Trung Quốc, các xã hội phương Tây nên cố gắng tìm kiếm các mối
liên kết giữa các tổ chức độc lập, thậm chí các nhóm học sinh và nhà nước Trung
Quốc. Để đối phó với sự lạm dụng quyền lực kinh tế của Trung Quốc, phương Tây
nên giám sát đầu tư liên quan đến các công ty nhà nước Trung Quốc, với công nghệ
nhạy cảm của các công ty của nó ở bất cứ lãnh vực nào. Phương Tây nên ủng hộ
các cơ quan có thể bảo vệ trật tự mà họ cố gắng bảo toàn. Trong hàng tháng Mỹ
đã khóa các cuộc họp của các nhà chức trách ở WTO. Trump nên chứng minh cam kết
của ông với đồng minh của Mỹ bằng cách tái xem xét việc tham gia Hiệp Định Đối
Tác Xuyên Thái Bình Dương, như ông đã ám chỉ. Để đối phó với quyền lực cứng của
Trung Quốc, Mỹ cần đầu tư vào các hệ thống vũ khí và đảm bảo rằng nó sẽ tiến gần
hơn với các đồng minh. Các nước đồng minh đã chứng kiến được sự quyết tâm của
Trung Quốc, và họ sẽ một cách tự nhiên trông theo Hoa Kì.
Sự đối định giữa
đương kim siêu cường và siêu cường đang trỗi dậy này không dẫn đên chiến tranh.
Nhưng sự thèm khát quyền lực của Tập Cận Bình sẽ dẫn đến nguy cơ bất ổn trầm trọng.
Tập Cận Bình có thể một ngày nào đó làm nên một điều thần kì bằng việc chiếm lại
Đài Loan. Và hồi tưởng rằng nhiệm kì có giới hạn đầu tiên của những lãnh đạo của
nó để nó không bao giờ phải một lần nữa sống qua hỗn loạn và tội ác của chế độ
độc tài cá nhân của Mao. Một chế độ độc tài mạnh, dù dễ đổ vỡ không phải là một
Trung Quốc mà phương Tây mong muốn mang đến. Nhưng đây sẽ là nơi nó kết thúc.
Nguồn: Economist (Chuyển dịch: Nguyễn Việt Anh)