‘Muốn giàu thì chơi với Mỹ - muốn làm đĩ thì đi với Tàu’ (Tâm Don)
Giá
trị nhân quyền và tôn trọng nhân quyền là giá trị cốt lõi, và đây là
điều làm nên một nước Mỹ thịnh vượng, giàu mạnh và hạnh phúc. Nói
về tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền ở Mỹ, một tổng thống Mỹ
đã nói : "Không phải nước Mỹ sinh ra nhân quyền, trên thực tế nhân
quyền đã sản sinh ra nước Mỹ".
Xung
quanh việc Việt Nam đón tiếp hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và thủy
thủ đoàn đã diễn ra hai trạng thái hoàn toàn đối chọi nhau : ít quan
chức Việt Nam khi đón tiếp và sự đón chào không trọng thị, trong khi đó,
rất đông người dân Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung đã hân hoan,
hồ hởi đón chào. Và nữa, cộng đồng mạng xã hội như dậy sóng khi USS
Carl Vinson xuất hiện. Tại sao lại thế ?
Không trọng thị
Hàng
không mẫu hạm USS Carl Vinson không chỉ là biểu tượng sức mạnh và quyền
uy trên biển của Hoa Kỳ mà còn là biểu tưởng của những quyền lực mềm
đáng nể. Thành phố nổi di động này đã thực hiện nhiều công tác nhân đạo,
cứu hộ cứu nạn ở nhiều quốc gia. Vào năm 2010, khi trận động đất kinh
hoàng ở Haiti chỉ mới kết thúc, USS Carl Vinson đã trở thành lực lượng
chính tham gia hỗ trợ cho các nạn nhân sau trận động đất. Hàng trăm lượt
trực thăng được triển khai từ USS Carl Vinson để thực hiện công tác
tiếp tế thực phẩm và thuốc men cho các nạn nhân sau thảm họa. Năng lực
kỳ diệu biến nước biển thành nước ngọt của USS Carl Vinson đã giúp hàng
chục ngàn người dân Haiti thoát khỏi những cơn chết khát ghê rợn. Đối
với người dân bên bờ Địa Trung Hải và Đại Tây Dương- nơi trước đây USS
Carl Vinson hoạt động, USS Carl Vinson là thần cứu hộ cứu nạn, là hy
vọng về sự hồi sinh. Ghé thăm chính thức bất cứ hải cảng nào, USS Carl
Vinson và thủy thủ đoàn đều được nhân dân và chính quyền tại chỗ chào
đón nồng nhiệt và trọng thị.
Thế
nhưng, chủ nhà phía Việt Nam, sau những nỗ lực mời mọc và chèo kéo hàng
không mẫu hạm USS Carl Vinson ghé thăm, đã tỏ ra không hiếu khách và
bất lịch sự khi ra đón thủy thủ đoàn USS Carl Vinson chỉ có quan chức
cao cấp nhất là giám đốc Sở ngoại vụ Đà Nẵng, một thiếu tướng cục phó
Cục đối ngoại Bộ quốc phòng, và mấy sĩ quan cấp tá làng nhàng. Trong
cuộc đón tiếp, phía Mỹ có ngài đại sứ tại Việt Nam và Tư lệnh Hạm đội 7
Thái Bình Dương. Theo một cán bộ ngoại giao kỳ cựu đã nghỉ hưu hiện đang
sống ở Hà Nội, lẽ ra phía chủ nhà Việt Nam phải có thứ trưởng Bộ Ngoại
giao, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và nhiều
sĩ quan cao cấp ra đón tiếp mới xứng tầm và thể hiện thái độ nồng hậu,
trọng thị.
Với
bản tính cao thượng và bao dung, người Mỹ đã không chấp nhặt đám trẻ
trâu học đòi làm hiệp sĩ, nhưng người Việt Nam có quyền phán xét thái độ
bất lịch sự của phía chủ nhà.
Tại
sao phía chủ nhà chỉ trưng ra những quan chức phẩm hàm thấp kém khi đón
tiếp ? Câu trả lời chỉ có thể là : họ không muốn làm Bắc Kinh nổi giận
và bẽ mặt. Chính quyền Việt Nam vẫn thế, vẫn mãi đu dây giữa Mỹ và Trung
Quốc, vẫn mãi cân bằng giữa hai mối quan hệ. Trong trường hợp này,
thành ngữ dân gian Vừa Đéo Vừa Run đủ nói lên tất cả sự chọn lựa tồi tệ
của phía chủ nhà khi đón tiếp.
Hình ảnh nào soi chiếu và làm sáng rõ cuộc đón tiếp lạnh nhạt này ?
Gần đây nhất chiến hạm hải quân nước nào ghé thăm Việt Nam ? Báo Quân đội nhân dân
cho biết, lần gần nhất : "Sáng 25/11/2017, biên đội tàu Hải quân Hoàng
gia Malaysia gồm hai tàu KD Lekiu (số hiệu 30) và Gagah Samudera (số
hiệu 271), với 27 sĩ quan và 226 thủy thủ, do Đại tá Hải quân Mohd
Fadzli Kamal bin Mohd, Thuyền trưởng tàu KD Lekiu làm trưởng đoàn đã cập
cảng Cát Lái, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh" (http://www.qdnd.vn/…/tau-hai-quan-hoang-gia-malaysia-tham-t…).
Biên đội hai tàu chiến hạng ruồi này được đón chào như thế nào ? Tất
nhiên là khá hoành tráng, và theo báo Quân đội nhân dân là :
"Dự
lễ đón tàu có đại diện Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Lữ đoàn 125 (Vùng 2
Hải quân), Bộ tư lệnh Quân khu 7, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành
phố Hồ Chí Minh, UBND Thành phố Hồ Chí Minh" (http://www.qdnd.vn/…/tau-hai-quan-hoang-gia-malaysia-tham-t…).
Đón biên đội hải quân Malaysia có đại diện UBND Thành phố Hồ Chí Minh,
trong khi đón đoàn hàng không mẫu hạm Carl Vinson không có đại Ủy ban
nhân Thành phố Đà Nẵng.
Có
bao nhiêu quan chức chụp ảnh chung với lãnh đạo nhóm tác chiến hàng
không mẫu hạm USS Carl Vinson ? Xin thưa, chỉ có ba người, hai người
thuộc lĩnh vực dân sự và một người là quân nhân. Vậy có bao nhiêu quan
chức Việt Nam chụp ảnh chung với lãnh đạo biên đội hải quân Malaysia ?
Xin thưa, có rất nhiều, và hình ảnh này được lấy từ báo Quân đội nhân dân.
Rõ
ràng, việc cử quan chức Việt Nam ra đón tiếp thủy thủ đoàn hàng không
mẫu hạm Carl Vinson đã được phía Việt Nam tính toán chi li và cẩn thận
với ý định tiết giảm nghi thức xã giao và ngoại giao nhằm bảo đảm phía
Trung Quốc không giận dữ. Điều này khẳng định rằng : Việt Nam ngày càng
bị Trung Quốc ép chế, áp đặt trong các mối quan hệ ngoại giao, và chính
quyền Việt Nam ngày càng nhu nhược, nhượng bộ trước Bắc Kinh.
Hân hoan chào đón
Một
số báo mạng nhà nước tỏ rất nhạy bén trong việc thông tin về hàng không
mẫu hạm USS Carl Vinson đến Đà Nẵng. Họ khai thác sự kiện ở rất nhiều
tiểu sự kiện và khía cạnh có liên quan. Báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên online
khai thác khía cạnh người dân Đà Nẵng hồi hộp, hân hoan chờ đợi và chào
đón hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson. Ngay từ sáng sớm ngày 05/3, Tuổi Trẻ và Thanh Niên online
đã cho đăng tải vô số hình ảnh người dân ở Đà Nẵng nóng lòng chào đón
USS Carl Vinson từ rất nhiều vị trí. Đó không phải là sự hiếu kỳ, mà
thật sự là chờ đợi và chờ đợi. Cái cách mà người dân ở Đà Nẵng vui đùa,
tiếp xúc và biểu lộ sự trọng thị với các quân nhân Mỹ trên đường phố đã
thể hiện điều đó.
Các thông tin và hình ảnh từ Tuổi Trẻ và Thanh Niên online
cho chúng ta biết và nhận thức được một điều quan trọng : người dân Đà
Nẵng nói riêng và người dân Việt Nam nói chung rất yêu mến và tôn trọng
các quân nhân Mỹ nói riêng và nhân dân Mỹ nói chung.
Tại
sao người Việt Nam yêu quý và tôn trọng người Mỹ, các giá trị Mỹ ? Thật
đơn giản : đất nước Mỹ luôn tôn trọng nhân quyền, luôn trân quý và yêu
chuộng tự do, có thiết chế dân chủ bền vững. Thật đơn giản : đó là miền
đất của tự do - ngôi nhà của những người can đảm.
Giá
trị nhân quyền và tôn trọng nhân quyền là giá trị cốt lõi, và đây là
điều làm nên một nước Mỹ thịnh vượng, giàu mạnh và hạnh phúc. Nói
về tầm quan trọng của việc tôn trọng nhân quyền ở Mỹ, một tổng thống Mỹ
đã nói : "Không phải nước Mỹ sinh ra nhân quyền, trên thực tế nhân
quyền đã sản sinh ra nước Mỹ".
Mỹ là một quốc gia mà bất cứ ai cũng muốn đến đó, hoặc chỉ một lần, hoặc để sinh sống lâu dài.
Ở
Việt Nam từ lâu đã xuất hiện yêu cầu chính phủ Việt Nam phải nhanh
chóng trở thành đồng minh/ đồng minh chiến lược với Mỹ, chứ không phải
là đối tác thương mại thuần túy. Những hình ảnh người dân Đà Nẵng hân
hoan chào đón hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson là biểu hiện sinh động
nhất của yêu cầu ấy, thúc giục ấy, mệnh lệnh ấy.
Chính quyền Việt Nam cần phải nhận thức được rằng : "Muốn giàu thì chơi với Mỹ- muốn làm đĩ thì đi với Tàu".
Tam Don
Nguồn : VNTB, 09/03/2018