EVFTA : không có thời gian cho Việt Nam (Phương Thảo)
Căn
cứ vào các tuyên bố trên, thì do dù có dự luật về hội và đưa lộ trình
cụ thể của việc áp dụng dự luật này, thì Việt Nam còn phải thông qua
thêm hai hiệp định lao động quốc tế khác. Bên cạnh đó cần phải cải thiện
về nhân quyền với sự giám sát của XHDS, lại còn phải hàn gắn sự rạn nứt
về quan hệ ngoại giao với Đức. Hai hành động sau cùng có thể nói là hai
điệp vụ bất khả.
Nếu Việt Nam vẫn cứ nói suông thì... thời gian EU dành cho Việt Nam thật quả là không có !
Áp lực cho Hà nội
Hội
đồng Kinh tế và Xã hội Châu Âu hầu như nhất trí thông qua một nghị
quyết trung tuần tháng 2 qua kêu gọi EU đẩy mạnh các chương trình về lao
động và môi trường - được gọi là các chương về TSD - trong các hiệp
định thương mại tự do. Tình hình chính trị hiện tại xung quanh vấn đề
này ở Brussels làm cho thời gian phê chuẩn các thỏa thuận thương mại tự
do đang diễn ra của Châu Á trở nên càng không chắc chắn.
Nghị
quyết này sẽ là một cảnh báo nữa đối với các nước như Việt Nam hoặc
Singapore, các quốc gia hiện đang chờ EU phê chuẩn tại các hiệp định
song phương. Ông Bernd Lange, Chủ tịch ủy ban thương mại Châu Âu đã nói
rõ rằng thỏa thuận của Việt Nam sẽ không được nhất trí cho đến khi Hà
Nội trình bày lộ trình rõ ràng cho việc phê chuẩn các công ước của Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO).
Hội
Đồng Kinh tế và Xã hội (EESC) cho biết : "Đối với các quy định về lao
động, các nước đối tác cần chứng tỏ sự tôn trọng đầy đủ tám Hiệp định
lao động cốt lõi của ILO trước khi ký kết một hiệp định thương mại. Nếu
một quốc gia đối tác không phê chuẩn hoặc thực hiện đúng các Công ước
này, hoặc đã chứng minh mức độ bảo vệ tương đương, EESC khuyến cáo rằng
cần có lộ trình về các cam kết vững chắc được đưa vào Chương TSD để đảm
bảo đạt được điều này một cách kịp thời. "
Ủy
ban đang kêu gọi Việt Nam thực thi 3 công ước ILO chủ chốt mà họ chưa
phê chuẩn bao gồm tự do lập hội, quyền tổ chức và thương lượng tập thể,
và bãi bỏ lao động cưỡng bức. Cần lưu ý rằng EESC đóng một vai trò quan
trọng trong việc nâng cao nhận thức về chính sách thương mại của Châu Âu
trong Xã hội Dân sự ở cả Châu Âu và các quốc gia thứ ba. Do đó EESC
khuyến khích Hội Đồng tăng cường đối thoại với XHDS để phát triển chức
năng của Nghị quyết về Lao động và Môi trường trong các thoả thuận
thương mại hiện tại và tương lai.
'Tự bắn vào chân'
Việt
Nam vẫn hi vọng thoả thuận thương mại song phương với EU ( EVFTA) sẽ
được phê chuẩn càng sớm càng tốt và đã rất không lấy làm vui khi được
biết EU sẽ dời việc phê chuẩn EVFTA cho tới tháng 5 năm 2019 hoặc tận
năm 2020.
Ngày
1/3/2018, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ cựu đại biểu Quốc hội phối hợp với
tổ chức phi chính phủ Oxfam đã cho tiến hành buổi "hội thảo đóng góp ý
kiến cho dự án Luật Về hội". Việc lật đật để chữa cháy này hòng khoả lấp
các sai phạm về nhân quyền mới đây của nhà cầm quyền Việt Nam. Thế
nhưng liệu có tác dụng gì không ?
Ngay
sau khi blogger Phạm Đoan Trang bị công an thành phố Hà nội bắt và thẩm
vấn về quyển sách " Chính trị bình dân" của cô vào ngày 24/ 02 /2018,
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) lên án cuộc đàn áp của nhà cầm
quyền Việt Nam với nhà báo Phạm Đoan Trang và gia đình bà.Daniel
Bastard, người đứng đầu văn phòng RSF khu vực Châu Á-Thái Bình Dương kêu
gọi Nghị viện Châu Âu đóng băng việc phê chuẩn hiệp định thương mại tự
do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam. RSF cho rằng nếu EU thực hiện
thỏa thuận này với Việt Nam " trong những tháng gần đây đã trở thành một
trong những kẻ thù tồi tệ nhất thế giới về tự do thông tin thì đó là
điều ô nhục."
Tổ
chức ClientEarth vào ngày 01/03/2018 thông qua luật sư Laurens
Ankersmit cũng đã kêu gọi EU nên xem xét kỹ lưỡng quyết định phê chuẩn
EVFTA vì việc bắt giam và xử án nặng những nhà hoạt động môi trường ở
Việt Nam do lên tiếng phản đối thảm hoạ ô nhiễm môi trường do Formosa
gây ra ở Miền Trung từ năm 2016. Trong đó có nhắc đến các bản ác khắc
nghiệt mà nhà cầm quyền Việt Nam dành cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn
Văn Hóa trong năm 2017 ; Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong đầu năm
2018.
Đây
là 2 lời kêu gọi EU ngừng thông qua EVFTA có liên quan đến hồ sơ nhân
quyền được đưa ra trong vòng chưa tới một tuần lễ ngay sau Tết nguyên
đán. Một năm mới bắt đầu dường như không được hạnh thông chút nào cho
giấc mơ ký kết thoả thuận thương mại song phương của Hà nội.
Không có thời gian cho Việt Nam
Vào
tuần lễ cuối cùng của tháng 1 năm 2018, Liên minh Châu Âu cho hay họ
đang tiến dần đến hoàn tất phê chuẩn hiệp định thương mại song phương
với Nhật.
Bà
Malmström mong muốn trình thoả thuận cho Hội đồng vào mùa xuân này, có
thể thoả thuận sẽ được ký kết vào mùa hè. Điều đó có nghĩa là thoả thuận
với Nhật sẽ được gởi đến nghị viên Châu Âu vào tháng 9 và nếu như mọi
chuyện suông sẻ thì thoả thuận này sẽ có hiệu lực vào cuối năm hoặc là
đầu năm tới (2019). Trong khi Nhật được ưu tiên thì Singapore và Việt
Nam sẽ phải thất vọng.
Chủ
tịch hội đồng thương mại quốc tế Bernd Lange đã thẳng thắn nói với
Borderlex rằng " Tôi nghĩ chúng ta sẽ thương lượng với Nhật trước. Tôi
không chắc rằng chúng ta sẽ có đủ thời gian để thương lượng với
Singapore, và tôi không nghĩ là chúng ta có thời gian cho Việt Nam -
nhưng mà cứ để xem sao."
Ông
Lange tuyên bố rằng Việt Nam có những vấn đề đặc biệt như quan ngại về
nhân quyền, rắc rối với việc phê chuẩn các công ước còn lại của Tổ chức
Lao động Quốc tế ILO, và sự rạn nứt về quan hệ ngoại giao vẫn đang tiếp
diễn giữa Đức và Việt Nam sau khi chính quyền Việt Nam bắt cóc một công
dân Việt Nam trên lãnh thổ Đức hồi mùa hè vừa qua trong khi với Nhật thì
chỉ có đơn giản là thoả thuận thương mại với EU.
Căn
cứ vào các tuyên bố trên, thì do dù có dự luật về hội và đưa lộ trình
cụ thể của việc áp dụng dự luật này, thì Việt Nam còn phải thông qua
thêm hai hiệp định lao động quốc tế khác. Bên cạnh đó cần phải cải thiện
về nhân quyền với sự giám sát của XHDS, lại còn phải hàn gắn sự rạn nứt
về quan hệ ngoại giao với Đức. Hai hành động sau cùng có thể nói là hai
điệp vụ bất khả.
Ngày
01/03/2018, bà Lê Thi Thu Hằng, người phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao
Việt Nam nói rằng, bất cứ ai vi phạm pháp luật đều sẽ bị "trừng phạt
theo pháp luật Việt Nam" và rằng "các cơ quan chức năng của Việt Nam đã
thực hiện đúng nhiệm vụ của họ" khi được hỏi về việc bắt giữ Phạm Đoan
Trang. Hành động này cho thấy Hà nội không hề có ý định cải thiện thành
tích nhân quyền vốn chưa từng có sự tiến bộ nào nếu không nói là ngày
càng tồi tệ trong thời gian qua.
Trong
khi đó Đức đã đi tiếp thêm một bước trong vụ Trịnh Xuân Thanh. Ngày
01/03/2018 khi Văn phòng Công tố liên bang cho khởi tố Nguyễn Hải
Long tại Toà án Phúc thẩm Berlin vào tháng 4 hoặc tháng 5 năm nay vì đã
tham gia vụ bắt cóc cựu chính trị gia Việt Nam Trịnh Xuân Thanh. Ông
Nguyễn Hữu Long trước khi bị bắt sinh sống tại Prague, Cộng hoà Séc và
điều hành một công ty chuyển tiền ở chợ Việt Nam tại đó. Ông Long đã bị
cảnh sát Đức dẫn độ từ Séc sang Berlin từ 23/08/2017 với cáo buộc thuê
xe và vạch kế hoạch di chuyển trong vụ bẳt cóc Trịnh Xuân Thanh. Hà nội
cho tới nay vẫn quyết tâm giữ Trinh Xuân Thanh ở Việt Nam để cúi đầu
chịu tội và phục vụ kế hoạch đốt lò cũng như phớt lờ yêu cầu của Đức.
Nếu Việt Nam vẫn cứ nói suông thì... thời gian EU dành cho Việt Nam thật quả là không có !
Phương Thảo
Nguồn : VNTB, 05/03/2018