Vụ vỡ đường ống nước sông Đà: Cha chung không ai khóc? (Một Thế Giới)
Với trách nhiệm của GĐ BQL dự án, bị cáo
Trung cho rằng bản thân đã làm tròn trách nhiệm, thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật, yêu cầu kỹ thuật… Nhưng với hậu quả xảy ra như
cáo trạng nêu, bị cáo Trung cũng thừa nhận mình có một phần trách nhiệm.
Chiều 5.3, phiên xử 9 bị cáo trong vụ vỡ đường
ống sông Đà bước vào phiên xét hỏi. Theo đó, các bị cáo đều cho rằng
cáo trạng của Viện KSND Tối cao có nhiều nội dung chưa đúng và cần phải
làm rõ hơn.
Vật liệu mới… dễ nhầm lẫn?
Bị cáo Hoàng Thế Trung (nguyên GĐ Ban
Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội) cho
rằng bản thân bị cáo đã làm đúng, thực hiện đúng quy định của tiêu chuẩn
chất lượng cho phần sản xuất, còn phần thiết kế không phải là nhiệm vụ
của bị cáo.
Các ống trước khi lắp đặt đều được kiểm
tra, chính vì vậy BQLDA mới phát hiện ra 94 ống không đạt tiêu chuẩn,
trong đó 46 ống thuộc diện lỗi do đơn vị thi công. Khi phát hiện bất kỳ
ống nào lỗi, BQLDA đều mời kỹ thuật điều tra nguyên nhân.
Cáo trạng nêu rõ, tuyến ống đã 18 lần bị
vỡ ống với số lượng 23 cây ống composite cốt sợi thủy tinh bị vỡ, doanh
nghiệp khai thác đã phải chi phí hơn 16,6 tỉ đồng để khắc phục.
Với trách nhiệm của GĐ BQL dự án, bị cáo
Trung cho rằng bản thân đã làm tròn trách nhiệm, thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật, yêu cầu kỹ thuật… Nhưng với hậu quả xảy ra như
cáo trạng nêu, bị cáo Trung cũng thừa nhận mình có một phần trách nhiệm.
Tiếp tục phần xét hỏi, bị cáo Nguyễn Văn
Khải (nguyên PGĐ Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước
Sông Đà - Hà Nội) khai nhận căn cứ theo trách nhiệm của những người
trong BQL, đại diện chủ đầu tư chịu trách nhiệm về xây dựng, kiểm soát
chất lượng ống. Bị cáo cùng các bị cáo khác ký các biên bản nghiệm thu,
bị cáo khẳng định không thiếu chỉ tiêu và hợp đồng đó không sai.
Cũng theo bị cáo Khải, có nhiều nguyên
nhân dẫn đến việc vỡ ống mà trong hồ sơ chưa được làm rõ nên bị cáo chưa
chấp nhận việc truy tố như cáo trạng đã nêu.
Theo cáo trạng, vật liệu chính của tuyến
ống, ban đầu được chủ đầu tư dự án lựa chọn dùng ống gang dẻo; nhưng
sau đó đã được HĐQT Vinaconex quyết định thay đổi bằng vật liệu
composite cốt sợi thủy tinh. Sau khi thay đổi, HĐQT quyết định ban hành
các quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, quyết định phê duyệt thiết
kế bản vẽ thi công dự án do đơn vị thiết kế dự án là Công ty Cổ phần Tư
vấn xây dựng Vinaconex lập; trong đó đã lựa chọn và phê duyệt áp dụng
tiêu chuẩn sản xuất và thử nghiệm ống composite cốt sợi thủy tinh cung
cấp cho Dự án theo Tiêu chuẩn ANSI/AWWA C950 – 01 của Hiệp hội công
trình thủy Hoa Kỳ. Đây cũng là tiêu chuẩn xây dựng mà chủ đầu tư dự án
phê duyệt áp dụng trong dự án.
Nói rõ hơn về vật liệu ống, bị cáo Khải
thừa nhận ống composite cốt sợi thủy tinh là ống đầu tiên sử dụng tại
Việt Nam; vì vậy, chủ đầu tư, bên thiết kế thi công… chưa có kinh
nghiệm, nên rất dễ có sự nhầm lần giữa các bên.
Không tư lợi cá nhân
Về phía nhà thầu cung cấp ống composite
cốt sợi thủy tinh, theo cáo trạng, các bị cáo Trần Cao Bằng, Vũ Thanh
Hải đã ký 73 biên bản nghiệm thu cung cấp ống, xác nhận hơn 5.000 sản
phẩm ống composite cốt sợi thủy tinh và phụ kiện mà đơn vị này đã sản
xuất và cung cấp cho dự án đảm bảo chất lượng với đại diện chủ đầu tư.
Kết quả điều tra cho thấy, trong số ống
composite cốt sợi thủy tinh mà Trần Cao Bằng và Vũ Thanh Hải đã ký xác
nhận nghiệm thu, công nhận sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất và yêu
cầu thiết kế, đã bị 18 lần vỡ ống với 23 cây ống bị vỡ, gây ra hậu quả
thiệt hại, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Khai trước tòa, bị cáo Trần Cao Bằng
(nguyên GĐ Công ty cổ phần Ống sợi thủy tinh Vinaconex) cho rằng bản
thân không phạm tội. Bị cáo Bằng đã phân tích về Tiêu chuẩn ANSI/AWWA và
mục đích của tiêu chuẩn này nhằm cung cấp các yêu cầu tối thiểu cho ống
composite cốt sợi thủy tinh.
Bị cáo Vũ Thanh Hải (nguyên Trưởng phòng
sản xuất, nguyên Quản đốc phân xưởng, nguyên PGĐ Công ty cổ phần Ống
sợi thủy tinh Vinaconex) cũng không đồng ý với cáo trạng.
Bị cáo Hải giải thích, quá trình làm
Trưởng phòng sản xuất từ tháng 8.2004 – 12.2005, công việc chủ yếu là
chỉ đạo xây dựng nhà máy, tiếp nhận công nghệ, kiểm tra sản phẩm trong
thời gian ngắn. Tháng 1.2007, bị cáo làm PGĐ công ty phụ trách mảng kinh
doanh. Vì vậy, cáo trạng quy trách nhiệm cho bị cáo chỉ đạo xuyên suốt
quá trình là không hợp lý.
Về việc ký 73 biên bản nghiệm thu như
cáo trạng nêu, bị cáo Hải thừa nhận chỉ ký 66 biên bản và không trực
tiếp chỉ đạo vấn đề kỹ thuật. Ngoài ra, bị cáo Hải khẳng định chỉ nghĩ
đến việc phục vụ dân sinh một cách tốt nhất và không nhằm mục đích tư
lợi cá nhân.
Theo Kết luận giám định tư pháp ngày 15.4.2015, nguyên nhân gây vỡ
đường ống nước là do vi phạm trong quá trình sản xuất ống, quá trình
quản lý, giám sát thi công xây dựng tuyến ống truyền tải nước sạch dự án
cấp nước Sông Đà - Hà Nội. Trong đó, quá trình sản xuất ống chưa được
kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào, ống được sản xuất có chất lượng
không đồng đều, chỉ tiêu độ cứng vòng của nhiều mẫu thử không đạt yêu
cầu.
Trong quá trình thi công xây dựng, BQL dự án, nhà thầu giám sát chưa kiểm soát chặt chẽ chất lượng ống trước khi lắp đặt. Khi phát hiện có sản phẩm ống không đảm bảo chất lượng đã không thực hiện kiểm tra lại chất lượng sản phẩm của lô ống tương ứng theo quy định, chưa kiểm soát chặt chẽ việc khắc phục các đoạn ống bị khuyết tật trong quá trình thi công. Việc giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu chưa chặt chẽ, không phát hiện ra các tồn tại trong quá trình thi công, lắp đặt tuyến ống.
Trong quá trình thi công xây dựng, BQL dự án, nhà thầu giám sát chưa kiểm soát chặt chẽ chất lượng ống trước khi lắp đặt. Khi phát hiện có sản phẩm ống không đảm bảo chất lượng đã không thực hiện kiểm tra lại chất lượng sản phẩm của lô ống tương ứng theo quy định, chưa kiểm soát chặt chẽ việc khắc phục các đoạn ống bị khuyết tật trong quá trình thi công. Việc giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu chưa chặt chẽ, không phát hiện ra các tồn tại trong quá trình thi công, lắp đặt tuyến ống.
Nhã Thanh