Bảo vệ Hoa Kỳ nghĩa là bảo vệ nền dân chủ

Chiến lược Quốc phòng Quốc gia (National Defense Strategy) nhấn mạnh việc mất lợi thế cạnh tranh của Hoa Kỳ trong mọi lĩnh vực quân sự do các đối thủ lớn tiếp tục thực hiện các khoản đầu tư khổng lồ về tham vọng quyền lực. Phản ứng của Hoa Kỳ đối với thách thức về quyền lực thế giới không nên chỉ dừng lại ở kế hoạch xây dựng một quân đội hùng mạnh. Nó cũng đòi hỏi phải tăng gấp đôi sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với nền dân chủ thế giới.



Nguồn : Richard Fontaine & Daniel Twining, "Defending America Means Defending Democracy", Foreign Policy, 13/02/2018.

Biên dịch : Mai V. Phạm

Trong các văn bản chiến lược mới, chính quyền Trump xác định thách thức an ninh trọng tâm của Hoa Kỳ là sự tái xuất hiện của cuộc cạnh tranh quyền lực lớn. Chiến lược An ninh Quốc gia (National Security Strategy) khẳng định Trung Quốc và Nga muốn “thay đổi trật tự thế giới theo hướng có lợi cho họ”, trong khi cơ quan Chiến lược Quốc phòng Quốc gia (National Defense Strategy) cho rằng Trung Quốc và Nga "muốn hình thành một thế giới thích hợp với mô hình độc tài của họ”.

Chiến lược Quốc phòng Quốc gia (National Defense Strategy) nhấn mạnh việc mất lợi thế cạnh tranh của Hoa Kỳ trong mọi lĩnh vực quân sự do các đối thủ lớn tiếp tục thực hiện các khoản đầu tư khổng lồ về tham vọng quyền lực. Phản ứng của Hoa Kỳ đối với thách thức về quyền lực thế giới không nên chỉ dừng lại ở kế hoạch xây dựng một quân đội hùng mạnh. Nó cũng đòi hỏi phải tăng gấp đôi sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với nền dân chủ thế giới.

Những lý do hết sức giản dị. Bạn bè và đồng minh gia tăng sức mạnh cho quyền lực của Hoa Kỳ. Các đối tác hiện tại và tiềm năng phải có khả năng tự lựa chọn chiến lược và không bị cưỡng ép hoặc bị ảnh hưởng bởi Trung Quốc hoặc Nga. Họ phải có khả năng chống lại những âm mưu như phá vỡ hệ thống chính trị tại đất nước của họ, dung dưỡng tham nhũng, tuyên truyền các thông tin sai lệch, hoặc làm suy yếu các cuộc bầu cử và hiến pháp. Các quốc gia bị rạn nứt từ bên trọng sẽ gặp vấn đề kiểm soát quyền lực một cách hiệu quả và tự biến họ thành các đối tác an ninh yếu kém và ít tin cậy hơn.

Ngày nay, những nguy cơ đối với chủ quyền và an ninh của nhiều quốc gia không đến từ Hoa Kỳ, nhưng theo tổ chức Quỹ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy), thì đó là "quyền lực sắc bén" – nghĩa là các hoạt động có tầm ảnh hưởng ngoại giao nhằm phá hoại các định chế dân chủ vì lợi ích chiến lược. Để hiệu quả cạnh tranh quyền lực trật tự thế giới mới, Hoa Kỳ phải hợp tác với các đối tác mạnh mẽ và tự tin. Sự hỗ trợ tích cực của Hoa Kỳ cho thể chế chính trị tốt hơn sẽ làm cho các quốc gia này trở nên kiên cường hơn khi đối mặt với áp lực từ “các cường quốc xét lại” như Trung Quốc và Nga.

Nga xem các nền dân chủ phương Tây là một mối đe dọa đối với nền an ninh Nga. Đáp trả của Nga là gì ? Đó là làm suy yếu những hoạt động dân chủ tại những quốc gia đó. Chính vì vậy, Nga đã tấn công bằng cách can thiệp bầu cử, tuyên truyền, tung tin giả mạo, và các hình thức lật đổ khác nhằm phân hóa nền chính trị bằng cách chia rẽ, cho công dân đối đầu với nhau. Nga không có đủ quyền lực để thách thức trực tiếp với NATO, nhưng Nga đã thành công trong việc gieo mầm sự chia rẽ. Đó cũng từng là một hành động trong cuộc cạnh tranh chống lại Hoa Kỳ.

Tương tự, Trung Quốc cũng có các hoạt động ảnh hưởng đến các vấn đề chính trị nội bộ của các quốc gia như Úc, Hy Lạp, Nam Phi, Sri Lanka và Zimbabwe. Kế hoạch “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc đã nhập khẩu các giao dịch tham nhũng và không rõ ràng cho một số nước cũng như các hoạt động ảnh hưởng của nó ở New Zealand và Singapore đã gây ra sự phẫn nộ của người dân trong nước. Sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với các nhà lãnh đạo độc tài ở châu Phi đã tạo ra những cáo buộc về chủ nghĩa thực dân mới, và Trung Quốc đã tìm cách hạn chế quyền tự do ngôn luận ở các quốc gia có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Bắc Kinh.

Các quốc gia được quản trị như thế nào, và cách thức quản trị ảnh hưởng đến sức mạnh và sự liên kết địa chính trị. Trong thời đại khi mà các đối thủ của Hoa Kỳ đang gieo sự bất mãn ở các quốc gia có nền chính trị suy yếu nhưng thân thiện với Hoa Kỳ và kéo họ ra khỏi mối quan hệ hợp tác Hoa Kỳ. Các nền dân chủ vững chắc ít có khả năng bị Trung Quốc và Nga chi phối hơn là các quốc gia độc đảng, bởi các nhà lãnh đạo thường xuyên bị cám dỗ vì lợi ích cá nhân hơn là vì lợi ích quốc gia. Và khi Hoa Kỳ hậu thuẫn đồng minh và bạn bè, sức mạnh của những đối tác đó sẽ mang lại các biện pháp rộng lớn về khả năng phục hồi các định chế chính trị. Chính sự kiên cường này là điều mà Trung Quốc và Nga đang tìm cách làm suy yếu.

Khi Bắc Kinh và Mátxcơva đang tích cực hoạt động, Freedom House mô tả một sự suy giảm 12 năm về tự do trên toàn thế giới, thì đã đến lúc Washington – Hoa Kỳ phải hổi phục lại sự ủng hộ và trợ giúp cho nền dân chủ ở các nước. Điều này đòi hỏi Hoa Kỳ phải tích cực thúc đẩy sự phát triển của các định chế tự do và bảo vệ các định chế này khỏi các cuộc tấn công có chủ đích.

Sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với nền dân chủ và pháp trị sẽ tạo cho Hoa Kỳ một lợi thế cạnh tranh mà những kẻ thù của họ không có. Một thế giới chỉ có vài chế độ dân chủ - trong tình trạng hỗn loạn hơn, sẽ làm Hoa Kỳ yếu đi và bị bao vây bởi các cường quốc xét lại. Điều này không chỉ gây tổn hại tới các giá trị của Hoa Kỳ mà còn rất nguy hiểm cho an ninh của người dân Mỹ.

Những chiến lược mới của chính quyền Hòa Kỳ cần thúc đẩy cuộc thảo luận về cách thức mà Hoa Kỳ nên cạnh tranh tốt nhất trong một thế giới của quyền lực lớn. Và sẽ có ý kiến kêu gọi tập trung vào đầu tư quốc phòng, công nghệ quân sự, tăng trưởng kinh tế và các thỏa thuận an ninh đa phương. Điều này là tốt, nhưng không đầy đủ. Một chương trình tăng cường và mở rộng các nền dân chủ của thế giới PHẢI LÀ MỘT PHẦN của bất kỳ phương pháp tiếp cận thành công nào, để định hướng địa chính trị.