'Hơi thở' của kiều bào đây! (Phương Thảo)
Người
Việt hải ngoại mong muốn một Việt nam dân chủ thật sự, một nền kinh tế
thị trường với sự lãnh đạo của những người biết làm kinh tế mà không cần
có lý luận. Liệu tổ quốc có dám cắt bỏ cái đuôi xã hội chủ nghĩa hai ý
niệm này hay không ?
Ông thủ
tướng mong muốn bà còn Việt kiều " luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ
lẫn nhau" cứ như lời cha nói với đám con nhỏ nhưng mà nội chuyện đón tết
chung ở nước ngoài thôi thì cũng đã là khó rồi.
Hơi thở của kiều bào
Tổng
kết năm 2017 chính phủ của ông Thủ tướng kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc
tuyên bố đã hoàn thành tốt 13 chỉ tiêu mà quốc hội giao cho. Trong đó có
xuất khẩu của cả nước ước đạt 214 tỷ USD, tăng 21,1%, công tác quản lý
thị trường, giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại được tăng
cường và… đưa trên 128.000 người đi lao động ở nước ngoài. Ông Phúc đã
nhấn mạnh rằng " trong thành tựu chung đó, có sự đóng góp nhiều mặt của
kiều bào Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại các quốc gia trên toàn
thế giới".
Nhà
nước Việt nam đang và sẽ rất cần kiều hối để nắn vào sản xuất hòng thay
thế cho lượng tiền đầu tư FDI đã hết thời ồ ạt đổ vào và tiền ODA đã
không còn được cho vay ưu đãi. Đây có lẽ là hơi thở mà ông Phúc muốn
lắng nghe nhất. Mà khốn khổ thay, lượng kiều hối gởi về mỗi năm lại ngày
càng ít đi sau khi đạt con số kỷ lục 13,5 tỷ đô la Mỹ vào năm 2015.
Lượng
kiều hối gởi về mỗi năm từ những người Việt định cư ở nước ngoài và
lương của những người Việt đi lao động ở nước ngoài hợp pháp và bất hợp
pháp chiếm khoảng 6-7% GDP. Có đến 80% lượng kiều hối là
của những người Việt tỵ nạn ở giai đoạn năm 1973 đến sau 1975 gởi về
cho gia đình, làm từ thiện, hỗ trợ dân oan và các tổ chức dân chủ trong
nước. 7% của lượng kiều hối là của 500 ngàn người lao động hợp pháp ở
Nhật, Hàn, Malaysia với đồng lương rẻ mạt và giờ làm việc không ngơi
nghỉ.
Theo
thống kê mới đây từ Ngân hàng Thế giới (WB), lượng kiều hối về Việt Nam
năm 2017 ước đạt 13,8 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2016 (11,5 tỷ USD) -
là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Số
còn lại có lẽ là của những người lao động chui trong các trang trại
trồng cần sa, tiệm làm móng tay, tiệm ăn đến các băng nhóm chuyên ăn cắp
hàng ở Nhật, ở Đài loan, Mỹ... để tuồn về Việt nam bán với giá rẻ, thậm
chí là từ các cô gái bán thân ở Singapore, Malaysia, hay các phụ nữ
Việt nam lấy chồng nước ngoài. Hơi thở từ những người này liệu ông Phúc
có muốn lắng nghe và đề cập công khai ?
Gần
4,5 triệu người Việt ở nước ngoài đã đóng góp cho xuất khấu và sản xuất
của Việt nam khi mua quần áo, giày dép và các sản phẩm điện tử được sản
xuất từ các nhà máy nhân công giá rẻ mà hiện Việt nam đang tận hưởng.
Những người Việt đang mua các mặt hàng nông hải sản hay bất cứ những gì
Made in Vietnam vì một sợi dây ràng buộc mơ hồ với tổ quốc dù biết rằng
chất lượng đôi khi thua xa mặt hàng cùng loại được sản xuất ở các quốc
gia Đông Nam Á khác.
"Tinh thần đại đoàn kết" của "con hổ mới về kinh tế"
Về
ước mơ, hoài bão và khát vọng to lớn của đất nước và nhân dân trong nỗ
lực phấn đấu trở thành "một con hổ mới về kinh tế", ông Phúc nhấn mạnh "
đặc biệt là phải dựa trên tinh thần đại đoàn kết của những người dân
Việt Nam trong và ngoài nước". Không thể nào phủ nhận tinh thần đại đoàn
kết nhất thời.
Người
Việt nam chưa bao giờ đoàn kết hơn trong tháng Giêng 2018 khi trận bán
kết và chung kết châu Á của U23 diễn ra. Người lạ, người quen vui mừng
hồ hởi, thân thiện với nhau khi "đi bão" mừng chiến thắng, người Việt cờ
đỏ lẫn cờ vàng cùng hồi hộp theo dõi U23 Việt nam và cảm thấy tự hào
cho nền thể thao của tổ quốc.
Đông
đảo người Việt cũng rất đoàn kết khi đồng lòng bài xích "nhân tố ngoại"
không biết tôn trọng sự tôn thờ lãnh tụ và dám xúc người đã quá cố vốn
là một thần tượng lớn cho một bộ phận không nhỏ người dân ở Việt nam
cũng như dám chế giễu sự đoàn kết nhất thời của người Việt. Họ cũng đồng
lòng xử luôn những "nhân tố nội" không đi cùng luồng trong cơn say yêu
nước – yêu lãnh tụ ấy.
Tinh
thần đại đoàn kết được thể hiện mạnh khi người dân trong nước năm qua
ủng hộ các tài xế phản đối các trạm BOT mọc lên nhan nhản như nấm sau
mưa ở trên khắp các quốc lộ trong cả nước. Đặc biệt là sự việc ở người
dân đồng lòng phản kháng trạm BOT Cai lậy đã làm cho người dân cả nước
quan tâm hơn đến quyền lợi thiết thực của họ hàng ngày đang bị xâm phạm
và bắt đầu có ý thức đấu tranh chống lại các nhóm lợi ích đi ngược lại
lợi ích của họ.
"Đi bão" tại Sài Gòn mừng chiến thắng U23 Việt Nam
Tinh
thần đại đoàn kết của người dân nằm ở hàng ngàn chữ ký trong bản kiến
nghị kêu gọi dừng dự án cáp treo Sơn Đoong của tập đoàn FLC và tỉnh
Quảng Bình. Người dân trong và ngoài nước đồng lòng muốn di sản thiên
nhiên độc đáo này được bảo tồn và thoát khỏi bàn tay khai thác thô bạo
của trọc phú tham lam.
Người
Việt trong ngoài nước với các chương trình quyên góp giúp cứu trợ lũ
lụt, giúp đỡ trẻ em vùng cao, các trại trẻ mồ côi, người tàn tật hay các
chương trình y tế – giáo dục thiện nguyện cũng đã giúp cho chính quyền
đỡ đi nhiều gánh nặng mà không phân biệt nguồn tiền và nhân lực từ đâu.
Tinh
thần đại đoàn kết của người Việt hải ngoại hướng về Việt nam khi tham
gia ký tên yêu cầu xử lý Formosa và bảo vệ môi trường ở vùng biển miền
Trung Việt nam cũng như ủng hộ cho những người đấu tranh vì môi trường
trong nước. Tinh thần đoàn kết của người trong nước cũng đã từng hừng
hực trong những ngày tuần hành vì môi trường vì cây xanh ở Hà nội, Sài
gòn hay miền Trung trong năm 2016.
Còn
tinh thần đại đoàn kết bền vững mà cho đến giờ vẫn không có cách gì để
đạt được là điều mà chính quyền Việt nam cho đến giờ vẫn loay hoay kêu
gọi là sự hòa hợp hòa giải dân tộc. Khi tinh thần đoàn kết nhất thời
lắng xuống thì chính quyền Việt nam lại làm dậy sóng hòa hợp hòa giải
khi tưng bừng kỷ niệm " chiến thắng chiến dịch tết Mậu thân" và người
Việt lại rẽ ra hai phía "yêu nước" và "phản động" theo quan điểm của
chính quyền cai trị hiện hành.
"Thủ tướng mong muốn …"
Lễ
tết của người Việt ở đâu cũng có chương trình văn nghệ ; cành đào ở cơ
quan ngoại giao Việt nam, mai vàng ở những hội đoàn và tôn giáo người
Việt ; bánh chưng-bánh tét và áo dài ở cả ngày tết Việt nam dưới màu cờ
đỏ hay cờ vàng xưa nay. Nhưng nét văn hóa Việt có chỉ phát huy với "cành
đào, bánh chưng, áo dài…" ?
Ông
thủ tướng mong muốn bà còn Việt kiều " luôn yêu thương, đùm bọc, giúp
đỡ lẫn nhau" cứ như lời cha nói với đám con nhỏ nhưng mà nội chuyện đón
tết chung ở nước ngoài thôi thì cũng đã là khó rồi.
Những du học sinh - những "tỵ nạn tự nguyện".
Hàng
năm các đại sứ quán Việt nam ở nước ngoài tổ chức đón tết cho kiều bào,
ở ngay tại Việt nam cũng có lễ dành cho bà con kiều bào về quê hương
đón tết. Thế nhưng đó là kiều bào nào ? Hẳn nhiên đó là những kiều bào "
có nhiều đóng góp cho quê hương" và có mối quan hệ thân thiết với các
đại sứ quán cũng như chính quyền trong nước. Có thể dễ nhận biết đó là
những người xuất thân từ du học sinh và lao động từ Đông Âu, hoặc những
người ra đi "tỵ nạn tự nguyện" sau này.
Người
Việt không có mối quan hệ thân thiết với sứ quán cũng có tổ chức đón
tết nhưng với phiên bản khác khi họ tự đứng ra theo hội đoàn người Việt
nam, các tổ chức Công giáo hay Phật giáo ở nhà thờ hay chùa Việt nam.
Những người tham dự lễ hội này là những người tỵ nạn vượt biên và con
cháu của họ. Tết người Việt ở các đại sứ quán không có sự tham gia của
những người Việt này mà là những người không muốn tham gia và lễ hội do "
phản động" tổ chức.
Sự
yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau sẽ yên ổn khi không có đụng vào
chuyện cờ quạt, "phản động" hoặc "cộng sản", hay động vào lợi ích cá
nhân, vùng miền.
Ý kiến đóng góp dành cho đất nước ?
"Tổ quốc lắng nghe hơi thở của bà con ; lắng nghe những ý kiến đóng góp của bà con dành cho đất nước"
Có thật thủ tướng và tổ quốc sẽ dám lắng nghe ý kiến của "phản động" ?
Người
Việt hải ngoại mong muốn chính phủ trục xuất Formosa và các nhà máy
đang tàn phá môi sinh trên khắp các vùng miền của tổ quốc. Họ cũng mong
muốn dừng các dự án xây dựng tượng đài, trụ sở hành chính hay cả nghĩa
trang hàng ngàn tỷ và dùng tiền đó để xây trường học, thư viện cho trẻ
em vùng cao vùng xa.
Người
Việt hải ngoại mong chính phủ không đàn áp những người đang chống lại
việc thu phí BOT bất hợp pháp, không tăng thuế làm ảnh hưởng cuộc sống
người nghèo và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp nước ngoài.
BOT và tiền lẻ
Người Việt hải ngoại không muốn thấy cáp treo Sơn Đoong, không muốn sử dụng sân bay Long Thành thay thế cho Tân Sơn Nhất.
Người Việt hải ngoại mong muốn tết này con Mẹ Nấm, con Chị Nga được ăn tết trong vòng tay thương yêu của mẹ chúng.
Người
Việt hải ngoại mong muốn một Việt nam dân chủ thật sự, một nền kinh tế
thị trường với sự lãnh đạo của những người biết làm kinh tế mà không cần
có lý luận. Liệu tổ quốc có dám cắt bỏ cái đuôi xã hội chủ nghĩa hai ý
niệm này hay không ?
Hơi thở và ý kiến đóng góp của người Việt hải ngoại đấy ! Thủ tướng và tổ quốc có nghe rõ không ?
Phương Thảo
Nguồn : VNTB, 12/02/2018