'Cần phấn đấu có nhiều Viettel hơn nữa'
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Tập đoàn Viễn thông Quân đội và biểu dương thành tích của doanh nghiệp nay, đồng thời khẳng định quân đội cần phải làm tốt nhiệm vụ 'sản xuất, kinh doanh,' theo truyền thông Việt Nam. "Phấn đấu làm sao có nhiều Viettel nữa. Điều này chứng minh rằng chủ
trương xây dựng các doanh nghiệp quân đội của Đảng ta là đúng đắn."
Hôm 07/7/2017, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương được báo Thanh Niên tường thuật chuyến thăm tới Viettel và dẫn lời nói:
"Phấn đấu làm sao có nhiều Viettel nữa. Điều này chứng minh rằng chủ trương xây dựng các doanh nghiệp quân đội của Đảng ta là đúng đắn."
Theo báo này, Tướng Lịch đã lưu ý Viettel "cần kết hợp chặt chẽ kinh tế-quốc phòng, quốc phòng-kinh tế, giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng vừa là doanh nghiệp làm kinh tế, vừa là một đơn vị tổ chức quân dụng đặt trong quân đội, nên phải gương mẫu."
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho rằng tham gia phát triển, xây dựng kinh tế là 'chức năng', là sự thể hiện 'bản chất sâu sắc truyền thống vẻ vang' của quân đội Việt Nam, tướng Lịch được dẫn lời nói:
"Hơn 70 năm qua, thực hiện chức năng này, chúng ta đã hoàn thành và hoàn thành xuất sắc.
"Gần đây, phát huy tốt vai trò nòng cốt trong tham gia xoá đói giảm nghèo; triển khai xây dựng các khu kinh tế quốc phòng ở các địa bàn chiến lược, trọng điểm mà không doanh nghiệp nào tới được; tạo điều kiện đưa hàng vạn hộ dân cư lên các điểm định cư, các địa bàn mới, sinh sống lâu dài, tạo ra thế bố trí chiến lược hết sức trọng yếu về quốc phòng an ninh."
'Đảng lãnh đạo tuyệt đối'
Tướng Lịch, nguyên Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội Việt Nam, cho rằng 'nhiệm vụ quan trọng' này đang bị 'các thù lực thù địch tập trung chống phá', ông được tờ báo Việt Nam dẫn lời nói thêm:
"Nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế đã, đang và sẽ là chức năng nhiệm vụ hết sức quan trọng của quân đội, nhưng lại là điểm mà các thế lực thù địch tập trung chống phá. Chúng cho rằng quân đội không làm kinh tế.
"Nguyên tắc chúng ta là Đảng lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt đối với quân đội, không giao cho tổ chức, cá nhân nào lãnh đạo, điều hành quân đội", Bộ trưởng Việt Nam phát biểu trong chuyến thăm Viettel hôm thứ Sáu.
Theo báo Quân đội Nhân dân hôm 07/7, cùng tham dự buổi làm việc của Tướng Lịch với Tập đoàn Viettel có các quan chức cao cấp khác của đảng, chính quyền và quân đội mà đều là ủy viên Trung ương Đảng.
Đó là Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn; Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh; Thứ trưởng Quốc phòng Trung tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương và Thượng tướng Bế Xuân Trường, cùng các lãnh đạo khác của các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng.
Tại cuộc đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, lãnh đạo Viettel, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, đã trình bày mục tiêu của tập đoàn này tới năm 2020 trở thành một Tập đoàn công nghiệp, viễn thông 'toàn cầu hùng mạnh', tập trung vào 4 thành tố là:
"Viễn thông - lĩnh vực cốt lõi nhất của Viettel; đầu tư nước ngoài - mở rộng thị trường cho viễn thông mà cho cả nghiên cứu sản xuất; Công nghiệp công nghệ cao (CNC), bao gồm công nghiệp quốc phòng CNC, mà trọng tâm là các vũ khí chiến lược; về an ninh mạng sẽ là một bộ phận của tác chiến mạng quân đội, bảo vệ các mạng, các hệ thống CNTT trọng yếu trong quân đội, phát triển các công cụ, vũ khí về tác chiến không gian mạng như một ngành công nghiệp quốc phòng," theo báo Quân đội Nhân dân hôm thứ Sáu.
Trong tháng qua, một sỹ quan cao cấp khác của Quân đội, Thượng tướng Lê Chiêm được báo chí Việt Nam hôm 23/06/2017 trích thuật nói nhiệm vụ của Quân đội nay là "tập trung cho xây dựng chính quy hiện đại để bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân".
Ngoài cam kết dừng mọi dự án quanh sân bay Tân Sơn Nhất, nơi sân golf của công ty quân đội Him Lam, nằm sát đường băng, đã gây điều tiếng nhiều năm qua, Tướng Chiêm còn nói về các doanh nghiệp khác.
"Tất cả các doanh nghiệp quân đội phải cổ phần hóa, thoái vốn, chuyển ra ngoài hết, còn cái nào là phục vụ quốc phòng chứ không để làm kinh tế," báo chí Việt Nam trích lời Tướng Chiêm phát biểu tại một cuộc họp do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
Tuần này, Thủ tướng Phúc đang ở Hamburg, Đức dự Hội nghị G20.
Nguồn: BBC
![]() |
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Ngô Xuân Lịch từng là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của quân đội nước này |
Hôm 07/7/2017, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương được báo Thanh Niên tường thuật chuyến thăm tới Viettel và dẫn lời nói:
"Phấn đấu làm sao có nhiều Viettel nữa. Điều này chứng minh rằng chủ trương xây dựng các doanh nghiệp quân đội của Đảng ta là đúng đắn."
Theo báo này, Tướng Lịch đã lưu ý Viettel "cần kết hợp chặt chẽ kinh tế-quốc phòng, quốc phòng-kinh tế, giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng vừa là doanh nghiệp làm kinh tế, vừa là một đơn vị tổ chức quân dụng đặt trong quân đội, nên phải gương mẫu."
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho rằng tham gia phát triển, xây dựng kinh tế là 'chức năng', là sự thể hiện 'bản chất sâu sắc truyền thống vẻ vang' của quân đội Việt Nam, tướng Lịch được dẫn lời nói:
"Hơn 70 năm qua, thực hiện chức năng này, chúng ta đã hoàn thành và hoàn thành xuất sắc.
"Gần đây, phát huy tốt vai trò nòng cốt trong tham gia xoá đói giảm nghèo; triển khai xây dựng các khu kinh tế quốc phòng ở các địa bàn chiến lược, trọng điểm mà không doanh nghiệp nào tới được; tạo điều kiện đưa hàng vạn hộ dân cư lên các điểm định cư, các địa bàn mới, sinh sống lâu dài, tạo ra thế bố trí chiến lược hết sức trọng yếu về quốc phòng an ninh."
'Đảng lãnh đạo tuyệt đối'
Tướng Lịch, nguyên Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội Việt Nam, cho rằng 'nhiệm vụ quan trọng' này đang bị 'các thù lực thù địch tập trung chống phá', ông được tờ báo Việt Nam dẫn lời nói thêm:
"Nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế đã, đang và sẽ là chức năng nhiệm vụ hết sức quan trọng của quân đội, nhưng lại là điểm mà các thế lực thù địch tập trung chống phá. Chúng cho rằng quân đội không làm kinh tế.
"Nguyên tắc chúng ta là Đảng lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt đối với quân đội, không giao cho tổ chức, cá nhân nào lãnh đạo, điều hành quân đội", Bộ trưởng Việt Nam phát biểu trong chuyến thăm Viettel hôm thứ Sáu.
Theo báo Quân đội Nhân dân hôm 07/7, cùng tham dự buổi làm việc của Tướng Lịch với Tập đoàn Viettel có các quan chức cao cấp khác của đảng, chính quyền và quân đội mà đều là ủy viên Trung ương Đảng.
Đó là Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn; Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh; Thứ trưởng Quốc phòng Trung tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương và Thượng tướng Bế Xuân Trường, cùng các lãnh đạo khác của các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng.
Tại cuộc đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, lãnh đạo Viettel, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, đã trình bày mục tiêu của tập đoàn này tới năm 2020 trở thành một Tập đoàn công nghiệp, viễn thông 'toàn cầu hùng mạnh', tập trung vào 4 thành tố là:
"Viễn thông - lĩnh vực cốt lõi nhất của Viettel; đầu tư nước ngoài - mở rộng thị trường cho viễn thông mà cho cả nghiên cứu sản xuất; Công nghiệp công nghệ cao (CNC), bao gồm công nghiệp quốc phòng CNC, mà trọng tâm là các vũ khí chiến lược; về an ninh mạng sẽ là một bộ phận của tác chiến mạng quân đội, bảo vệ các mạng, các hệ thống CNTT trọng yếu trong quân đội, phát triển các công cụ, vũ khí về tác chiến không gian mạng như một ngành công nghiệp quốc phòng," theo báo Quân đội Nhân dân hôm thứ Sáu.
Trong tháng qua, một sỹ quan cao cấp khác của Quân đội, Thượng tướng Lê Chiêm được báo chí Việt Nam hôm 23/06/2017 trích thuật nói nhiệm vụ của Quân đội nay là "tập trung cho xây dựng chính quy hiện đại để bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân".
Ngoài cam kết dừng mọi dự án quanh sân bay Tân Sơn Nhất, nơi sân golf của công ty quân đội Him Lam, nằm sát đường băng, đã gây điều tiếng nhiều năm qua, Tướng Chiêm còn nói về các doanh nghiệp khác.
"Tất cả các doanh nghiệp quân đội phải cổ phần hóa, thoái vốn, chuyển ra ngoài hết, còn cái nào là phục vụ quốc phòng chứ không để làm kinh tế," báo chí Việt Nam trích lời Tướng Chiêm phát biểu tại một cuộc họp do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
Tuần này, Thủ tướng Phúc đang ở Hamburg, Đức dự Hội nghị G20.
Nguồn: BBC