Muốn quân đội "trung với đảng" thì phải có đặc quyền đặc lợi (FB Hữu Minh)
Một khi quân đội dính vào tiền bạc thì các viên đạn bọc đường đến từ
kinh tế có thể làm mềm và rối loạn hướng phòng thủ của các nòng súng. Nó
làm quân nhân cấp thấp nản chí khi một bộ phận thượng cấp sống xa hoa
trụy lạc trên sự vất vả rèn luyện chiến đấu của binh sĩ. Ở thượng tầng,
nó làm các tướng tá cấp cao, thay vì sẵn sàng đánh nhau với địch thì
quay qua đánh lẫn nhau để giành ghế của nhau.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có kết luận chỉ đạo các Bộ Quốc Phòng -
Giao Thông- UBND TpHCM dừng mọi hoạt động xây cất khu vực để kinh doanh
trong dự án sân golf đất sân bay Tân Sơn Nhất để nghiên cứu xây dựng
đường băng thứ 3 nhằm làm giảm sự quá tải của sân này.
Dư luận đang dành cho ông sự khen ngợi và tôi cũng có. Chưa biết ông làm
được đến đâu, nhưng ít ra có sự khởi đầu bằng những tuyên bố mạnh mẽ về
công khai, minh bạch các thông tin về sau. Đó là cái được về phía chính
phủ và nhân dân đang chờ đợi hành động tiếp theo.
Về phía đảng thì vẫn còn thiếu sót, hiện tượng sân bay này quá tải dẫn
đến khổ lụy cho dân và mất an toàn bay đã có nhiều thông tin và bằng
chứng. Lẽ ra 2 vị quan chức to nhất ở cương vị là bí thư quân ủy trung
ương (tổng bí thư) và bộ trưởng quốc phòng phải có phát ngôn chính thức
ngay từ khi dư luận bắt đầu râm ran từ vài năm trước nhưng chỉ có sự im
lặng. Phải chăng 1 cái sân bay vẫn nhỏ hơn 1 cái biển số xe ?
Chuyện sân bay vẫn chưa là lớn mà phía sau nó là vấn đề quân đội làm
kinh tế. Điều này mới là vấn đề tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho quốc gia.
Chuyện tham nhũng lợi ích và tham nhũng chính sách trong quân đội là
chuyện đã xảy ra nhiều mà rõ ràng nhất là ở vụ Đồng Tâm và sân bay ầm ĩ
mới đây.
Một khi quân đội dính vào tiền bạc thì các viên đạn bọc đường đến từ
kinh tế có thể làm mềm và rối loạn hướng phòng thủ của các nòng súng. Nó
làm quân nhân cấp thấp nản chí khi một bộ phận thượng cấp sống xa hoa
trụy lạc trên sự vất vả rèn luyện chiến đấu của binh sĩ. Ở thượng tầng,
nó làm các tướng tá cấp cao, thay vì sẵn sàng đánh nhau với địch thì
quay qua đánh lẫn nhau để giành ghế của nhau.
Một quân đội không có sĩ khí và tình đoàn kết anh em một nhà thì sẽ là
một quân đội không đánh mà tan khi có chiến sự xảy ra. Hãy để nhân dân
làm kinh tế và thu thuế nuôi quân đội để đảm bảo chính nghĩa quốc gia
hơn là quân đội giành ăn với nhân dân rồi quân-quân và quân-dân sinh ra
mâu thuẫn.
Cái khó của mô hình thể chế Việt Nam là quân đội nhân dân VN từ khi ra
đời thì là "trung với nước, hiếu với dân" nhưng về sau lại đổi thành
"trung với đảng - hiếu với dân". Trong hệ thống chính quyền khổng lồ và
cồng kềnh với đồng lương thấp, muốn quân đội "trung với đảng" thì phải
có đặc quyền đặc lợi vượt lên pháp luật để giữ quân đội. Thế là câu
chuyện đảng xử lý quân đội và quân đội trung với đảng trở thành chuyện
con gà-quả trứng.
Mấy hôm nay dư luận râm ran về việc đổi mới thể chế từ tổng bí thư cầm
quyền sang mô hình tổng thống. Nó được một vài tờ báo, dù nhỏ, nhưng là
báo chính thức trong nước đăng lại cho thấy một tia hi vọng le lói về
một cái bình mới hơn dù chưa rõ rượu bên trong sẽ thay đổi đến đâu.
Trong sự yên tĩnh về bên ngoài nhưng hỗn loạn ở bên trong , bất kỳ sự
thay đổi nào dù nhỏ cũng là khởi đầu cho những tích cực sẽ đến.
Đã đến lúc đất nước cần một sân bay thể chế khác với một đường băng khác để có thể cất cánh. Tôi sẽ viết tiếp kỳ 2
http://tiasang.com.vn/…/Nhat-the-hoa-theo-mo-hinh-tong-thon…
(FB Hữu Minh)