'Tăng thuế xăng 8.000 đồng, dân có nghĩa vụ phải đóng' (Trà Phương)

Theo ông Ruệ, trong trường hợp thuế nhập khẩu xăng dầu giảm về 0%, cơ quan nhà nước phải tăng thuế nội địa để bù vào phần hụt đó. Nộp thuế là trách nhiệm của công dân với đất nước.

 
Sáng 16-5, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (Vinpa) đã tổ chức hội thảo Thị trường xăng dầu và vấn đề thể chế. Tại đây ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Vinpa, cho rằng hiệp hội ủng hộ việc tăng khung thuế bảo vệ môi trường.

“Chúng tôi rất ủng hộ sớm điều chỉnh thuế nội địa lên, ít nhất là đưa thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo vệ môi trường lên làm sao cho chiếm trên 50% cơ cấu giá để đảm bảo thu ngân sách nhà nước” - ông Ruệ nêu quan điểm.

Theo ông Ruệ, trong trường hợp thuế nhập khẩu xăng dầu giảm về 0%, cơ quan nhà nước phải tăng thuế nội địa để bù vào phần hụt đó. Nộp thuế là trách nhiệm của công dân với đất nước. 

“Nếu giảm thuế nhập khẩu mà tăng thuế nội địa thì giá bán lẻ xăng dầu không thay đổi. Giá bán lẻ phụ thuộc vào nhiều loại thuế, tăng cái này, giảm cái kia thì vẫn không thay đổi” - ông Ruệ nhấn mạnh.

Ông Võ Văn Quyền - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết các sắc thuế nội địa, trong đó có thuế bảo vệ môi trường sẽ được Chính phủ rà soát theo hướng phù hợp với lộ trình giảm thuế nhập khẩu. 

“Tuy nhiên nói khung thuế bảo vệ môi trường lên 8.000 đồng/lít không có nghĩa là tăng ngay mà là mức khung tối đa. Khi điều chỉnh còn phụ thuộc vào sức chịu đựng của nền kinh tế để làm sao cho phù hợp. Khung là khung cho phép, còn điều chỉnh thế nào thì Chính phủ sẽ có tính toán cẩn thận để đảm bảo lợi ích của người dân, nhà nước, doanh nghiệp"-  ông Quyền nói.

Còn ông Nguyễn Tiến Thỏa - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng cần phải có cái nhìn tổng quát hơn khi tính tới việc tăng thuế bảo vệ môi trường. Theo vị này với những sản phẩm đầu vào thì phải có tư tưởng bao đồng hơn, tính toán thuế làm sao thu bền vững.

“Đầu vào thì “ăn" ít thôi để vòng sản xuất phát triển. Khi thuế giảm sẽ giúp thị trường tăng cung, sản xuất nhiều hơn, giá thành những sản phẩm thụ hưởng từ xăng dầu sẽ rẻ hơn, giải quyết công ăn việc làm bền vững” - ông Thỏa nêu quan điểm.

Trước đó, Bộ Ngoại giao đưa ra ý kiến đề nghị Bộ Tài chính nên cân nhắc sự cần thiết và lộ trình thực hiện việc nâng khung thuế với xăng dầu. Đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, mặt hàng thiết yếu này đã gánh nhiều loại thuế và phí. Bộ này cũng kiến nghị bổ sung đánh giá tác động về kinh tế-xã hội đối với phương án nâng khung thuế của xăng trong dự thảo.

Bộ Tư pháp cho rằng Bộ Tài chính cần đánh giá tác động một cách cẩn trọng đối với các chính sách, đặc biệt là việc điều chỉnh khung thuế suất đối với nhóm hàng hóa xăng, dầu,... cao gấp đôi quy định hiện hành, tạo khoảng cách lớn giữa mức thuế tối thiểu và mức thuế tối đa.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng lo ngại việc tăng thuế đối với xăng dầu sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

TRÀ PHƯƠNG (PLO)
tối thiểu 10 chữ tiếng Việt có dấu không chứa liên kết
Gửi bình luận

KGB
Tại sao các ông không đẩy mạnh phương án cắt giảm chi phí công, mua xe công để dân được nhờ? Mà cứ nhè đầu dân mà... Gõ thế?

  • Long
    Vì làm vậy dễ hơn mấy việc kia

  • Bokham
    KGB sai rồi. Đây là thu để bù vào các dự án thua lỗ hàng trăm hàng nghìn tỷ đồng trong những năm qua. Này nhé: Vinashin, Vinashinlines, thép Thái Nguyên... Nhiều lắm không sao nhớ hết được!

  • Đào Côn Bách
    Các ông ơi, nhân dân khổ lắm. Dưa hấu, thịt lợn không bán được, rẻ như cho. Giờ bắt dân gánh nữa thì làm sao họ ngẩng đầu lên được.

    • Diha
      Bởi vì tôi làm Quan nên chỉ có thể suy nghỉ như vậy thô. Thông cảm nha. I
    Xem thêm

  • Nguyễn Minh Dũng
    " Dân có nghĩa vụ đóng " : Không đóng lấy cái gì mà hoạt động, thế mà cũng phát ngôn. Hậu quả sao khi tăng thuế là gì? Ai cũng biết... Đây là công tác vĩ mô người quyết phải biết cân nhắc. Nước ta có nhiều cái lạ : Đóng bình ổn giá: người dân tự bỏ tiền nộp cho các công ty xăng dầu trước sau đó cân đối tăng giảm... Nên bỏ quách cái chuyện bá láp này cho dân nhờ: Tăng cũng tiền dân đóng giảm đâu có bỏ khoản tiền này ra đâu. Báo chí cũng phân tích lợi hại củakhoản này.

  • vu
    Hô hào mở cửa cho doanh nghiệp mà cứ tăng thế này thì chẳng mấy chốc rồi Doanh nghiệp cũng chết thôi vì không thể cạnh tranh được với các DN sản xuất ở nước ngoài, thiển cận

  • Mai Anh kiệt
    THam nhũng không giảm, đòi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt Ông Ruệ đang mơ hay tỉnh đó?

  • tuyen
    Tư duy quản lý kiểu này thì dân ta "tiến nhanh đến nghèo bền vửng"

  • Nam
    Dân đen ráng chịu ---đáng lẽ 100 ngàn chứ 8 ngàn là quá ít ----------Phải bảo vệ môi trường chứ

  • Hoàng Hà
    Dân có tiền đâu mà sao cứ bắt dân phải chịu

  • Tien Que
    Không thể tưởng tượng nổi cách điều hành này. Lạm thu hết mức.

  • ko ten
    “Chúng tôi rất ủng hộ sớm điều chỉnh thuế nội địa lên, ít nhất là đưa thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo vệ môi trường lên làm sao cho chiếm trên 50% cơ cấu giá để đảm bảo thu ngân sách nhà nước” Thu được nhiều ngân sách từ thuế của dân, các ông lại có tiền đầu tư dụ án nghìn tỉ đắp chiếu. Lại có cơ hội hốt về đầy túi tham

  • le thong
    Các cụ xài nhiều nên hao hụt giờ bắt dân phụ. Ngộ quá

  • Lam Ba
    Xăng lên thì cước lên, hàng hóa sẽ lên theo cước. Ai đã sắm xe thì đương nhiên phải mua xăng để chạy chứ! Giá có lên bao nhiêu cũng phải mua thôi, giá tăng thì tiết kiêm chạy xe thôi, kêu ca làm gì.

  • le thonhg
    Thuế thiếu nên dân phải chịu

  • Nguyễn Thành
    Tăng thuế môi trường có dùng tiền thuế đó giúp gì được cho môi trường do xăng dầu gây ra ko? Thật vô lý

    • ý dân
      Chịu khó bán nhà làm quan để được đi xe công chứ làm dân đen mua được xe thì cũng đắp chiếu cho xe ngủ thôi.

  • Lê Ngọc
    Bây giờ mấy ông tang 8 triệu thì dân cũng có nghĩa vụ đóng mà. Dân như cừu, mấy ông muốn làm gì chả được!

  • Phan Thế Vĩnh
    Ông Ruệ ủng hộ là đúng thôi vì cơ quan thuế không quản được khỏa tiền này mà bị cac doanh nghiệp xăng dầu làm "xiếc" để hưởng lợi. Nó cũng gần giống với quỹ bình ổn xăng dầu ngành thuế có thu đủ được dâu!

  • Man Ta
    "Khi điều chỉnh còn phụ thuộc vào sức chịu đựng của nền kinh tế ", Đúng rồi, mấy bác cứ tăng, chừng nào chúng em chịu hết nổi thì giảm tí :)

  • Minh Minh-
    Tăng thuế môi trường đánh vào xăng các bác ợ. Mình yêu Fosoma.

  • Ngô Trí Phương
    Tự nhiên đi " cam kết với hội nhập" gì đó, phải giảm thuế nhập khẩu xuống 0%, nên không thu tiền được của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nữa, do đó giờ đi đè đầu, móc túi dân, móc túi doanh nghiệp trong nước để thu thuế bù vào phần hụt đó cho "túi tiền" nhà nước...

  • KNB
    Thuế tăng 8. 000đ thì các mặt hàng khác liên quan đồng thời cũng phải tăng theo 8. 000đ, và tất cả những khoản đó đều là do dân phải đóng thì mức 8. 000 không phải là con số đó đâu, các ông ngành xăng dầu ủng hộ là đúng rồi vì mấy ông có đóng đâu, và không bao giờ phải lỗ vì đã được dân đóng bình ổ giá để bù lổ cho mấy ông rồi

    • vnam
      Tại sao có lộ trình giảm thuế NK không đi liền với lộ trình giảm "ăn tiêu" cho phù hợp và cân đối mà lại mang dân ra để "bù thu" nhỉ. Phân tích như bộ Tài Chính và Công Thương thì hóa ra nguồn thu thuế của Nhà Nước đối với mỗi sắc thuế chẳng có ý nghĩa gì, chỉ biết là thu được chừng đó còn tiêu vào việc gì thì tiêu sao.
    Xem thêm

    Tin liên quan

    Tin cùng chuyên mục

    Tin chuyên mục khác

  • TOTO ra mắt hai sản phẩm mới tại EPIF 2017

  • Đất phơi 3 năm mới trồng được rau Co.op Organic

  • Vinamilk sẽ xuất khẩu sản phẩm sữa sang Trung Quốc

  • Đất nền vùng ven TP.HCM tiếp tục “sốt” giá

  • 'Tăng thuế xăng 8.000 đồng, dân có nghĩa vụ phải đóng'

  • U-22 và tay nghề HLV Hữu Thắng

  • Đang điều tra vụ đánh người đăng Facebook Phan Hùng

  • Ông Obama lần đầu tiết lộ lý do không tấn công Syria