Sự thờ ơ đã giết chết chúng ta (VietTuSaiGon)
Công tâm mà nói, đại bộ phận người Việt
chỉ có giá trị tồn tại chứ không có giá trị sống. Người ta tồn tại dựa
trên những thứ vật chất đeo bám, xem việc hưởng thụ vật dục như một
chuẩn mực về giá trị con người hay thể hiện đẳng cấp nhưng người ta chưa
bao giờ thực sự sống. Bởi sống không phải là kiểu tồn tại vật dục mà
phải gồm cả sự trưởng thành về tư tưởng cũng như sự suy tư về giá trị
con người, chiêm nghiệm về thân phận con người để định vị chỗ đứng cá
nhân thông qua những khế ước xã hội mà người ta nỗ lực đấu tranh, tu
chỉnh, hoàn thiện để tạo thuận lợi cho việc phát triển sự sống cùng hệ
giá trị của nó.
Có thể nói rằng nếu chọn một tính cách
nào để xét cho một đặc tính chung của người Việt lúc này, tôi không ngần
ngại để chỉ ra ngay: Thờ ơ. Chưa bao giờ người Việt lại thờ ơ với đồng
loại như lúc này. Và càng thờ ơ bao nhiêu, chúng ta càng mau chết bấy
nhiêu. Nhưng cũng thử đặt câu hỏi: Vì sao người Việt thờ ơ? Hậu quả của
thờ ơ là gì?
Ở câu hỏi thứ nhất, vì sao người Việt
thờ ơ? Xin thưa, sự thờ ơ hôm nay của đại bộ phận người Việt là nhờ hoàn
toàn vào công lao của đảng Cộng sản Việt Nam! Nhà nước Cộng sản đã tạo
ra một môi trường vô cùng tốt để sự thờ ơ nảy mầm, trong đó gồm cả giáo
dục, văn hóa, ứng xử hành chính, ứng xử xã hội, đặc biệt là ứng xử của
ngành công lực. Và đương nhiên, quan trọng nhất là những ông Tổng bí thư
đảng Cộng sản, những mẫu mực về sự thờ ơ, gần đây nhất là Nguyễn Phú
Trọng. Ông không ngần ngại bày tỏ sự thờ ơ mẫu mực của ông trước hàng
triệu số phận ngư dân đau khổ.
Thời đại bây giờ, bạn ra đường, giả bộ
nằm đau, vẫy tay cầu cứu, dường như người ta im lặng bỏ đi và không đoái
hoài đến bạn, cả một con đường lạnh lùng và thờ ơ, hiếm gặp người tử
tế, trừ khi đó là những người vô cùng bản lĩnh hoặc ngây ngô, chưa hiểu
chuyện. Vì sao?
Bởi vì ngành công lực Việt Nam dường như
họ bận quan tâm đến các vấn đề truy tìm người phản kháng, người có quan
điểm trái chiều về chính trị của đảng Cộng sản hơn là đi tìm thủ phạm.
Và nếu có những đoàn công an đi tuần tra thì mục tiêu của họ hoặc là kết
hợp với công an giao thông để truy lùng, bắt bớ các xe đi trên đường,
vòi vĩnh tiền “mua ổ bánh mì” hoặc là đi dẹp những bà hàng rong, ông kẹo
kéo. Giả sử có một vụ cướp gần đó thì họ cũng xem như không có gì, tiếp
tục nhiệm vụ thiêng liêng của họ là dẹp bà hàng rong, ông kẹo kéo, xua
người ăn xin hay bán vé số, truy đuổi người đi đường ngẫu nhiên…
Trong khi đó, tội phạm lộng hành, chúng
giả dạng người gặp nạn, người tội nghiệp để lừa người đi đường vào bẫy.
Chính vì vậy, khi thấy một người gặp nạn nằm bên đường, mặc dù trong sâu
thẳm bạn muốn giúp người ta nhưng cơ chế phản ứng xã hội của bạn đã
ngăn bạn lại, không thể để bạn cứu người. Bởi không chừng, cứu người đâu
không thấy mà chỉ thấy hại mình. Đó là sự thật, và khi cái sự thật này
có tính phổ biến toàn xã hội thì nó cũng là một trong những mầm mống tạo
ra sự thờ ơ tập thể.
Trong giáo dục, sự thờ ơ xuất hiện tràn
lan, không phải ở vấn đề thầy cô đối xử với học sinh lạnh lùng hoặc
ngược lại mà nó còn ghê gớm hơn nhiều, nó nằm ở sự thờ ơ về trách nhiệm
nhà giáo, lương tri không bằng lương thực. Thử hỏi, còn được mấy giáo
viên thời bây giờ quan tâm đến hoàn cảnh, tâm tính hay một chuyện gì đó
trắc ẩn của học trò, thậm chí ngay cả những vùng nghèo khổ, học trò
không đủ cơm ăn, đến trường với cái bụng đói tóp meo nhưng vẫn có nhiều
thầy cô bày ra chuyện học thêm, dạy thêm để lấy tiền, kiếm thêm thù lao.
Đó chỉ là chuyện rất nhỏ. Cái quan trọng
nhất là ngành giáo dục, cấp quản lý tầm vĩ mô của giáo dục đã có tính
thờ ơ, cơ hội, tham lam, giả dối và trơ trẽn nên cả ngành giáo dục đâm
ra hỏng hóc. Thử tìm một bộ trưởng giáo dục cho đàng hoàn từ sau 1975
đến nay trong hệ thống giáo dục Cộng sản tại Việt Nam. Thú thực là tìm
không có, và nhìn phong thái cũng như các phát biểu và sách lược về giáo
dục của ông Bộ trưởng hiện tại, càng thấy đáng sợ hơn cho sự thơ ơ và
trơ tráo của ngành giáo dục.
Sâu xa hơn, bản chất cai trị của nhà
nước Cộng sản đã đẩy đất nước đến chỗ thờ ơ tập thể. Và khi đất nước rơi
vào thờ ơ tập thể cũng là lúc cần thiết và thuận lợi nhất để đảng Cộng
sản triển khai hệ thống toàn trị của họ một cách tối ưu thông qua các
chính sách mà căn cội của nó lại dựa trên tính thờ ơ trong nhân dân.
Thử nghĩ, liệu nhà nước Cộng sản có dám
ngăn cản tự do tôn giáo, bóp ngạt tự do báo chí, quấy nhiễu tự do phát
biểu chính kiến cũng như thò tay điều khiển hàng loạt các cơ sở tôn giáo
và các tờ báo nếu như đất nước, con người Việt Nam không có mức độ thờ ơ
như hiện tại? Không, chắc chắn là không, bởi khi người Việt Nam biết
quan tâm đúng mức đến cộng đồng, đến thế giới chung quanh cũng như quan
tâm đến lương tri và nhân phẩm của chính mình, nhà cầm quyền sẽ không
bao giờ dám làm điều mà họ đang làm. Vì làm như vậy, họ sẽ đụng phải
phản ứng dữ dội từ phía người dân.
Nhưng thực trạng Việt Nam, không những
thờ ơ với cộng đồng mà thờ ơ với những đối tượng, con người cụ thể trong
mối liên đới về chí hướng và sứ mệnh. Thật là kinh hoàng khi nghĩ đến
tình trạng của Mẹ Nấm, Thúy Nga và nhiều nhà đấu tranh khác đang ngồi tù
chế độ Cộng sản mà chúng ta, người trong nước, thậm chí người cùng chí
hướng hoàn toàn thờ ơ, chẳng có một động thái nào để giúp gia đình các
chị và bản thân các chị. Chúng ta quen vỗ tay (mặc dù rất gượng gạo) về
những thành tích đấu tranh, hoạt động mà họ đạt được cũng như quan sát
hoạt động dân chủ của họ giống như ngồi trong cầu trường xem quả bóng
lăn qua chân các cầu thủ. Và khi vỡ trận, chúng ta lại ra về, xem như
không có gì, cùng lắm thì mất một tấm vé.
Thực tâm mà nói, mọi hoạt động để giải
cứu những tù nhân lương tâm đến từ bên ngoài nhiều hơn là trong nước.
Các nhà hoạt động dân chủ, xã hội dân sự cô đơn ngay trên xứ sở của
mình! Bởi do đâu mà nên nông nỗi như vậy? Bởi vì ý thức về quyền làm
người cũng như giá trị tự do trong tư tưởng người Việt chưa bao giờ
thắng thế hay đủ mạnh để đứng ngang với lòng sợ hãi chế độ. Dường như sự
sợ hãi chế độ, sợ hãi đảng, sợ hãi những thủ đoạn của đảng đã làm cho
hầu hết người dân thui chột mọi giá trị, trong đó cói giá trị làm người.
Công tâm mà nói, đại bộ phận người Việt
chỉ có giá trị tồn tại chứ không có giá trị sống. Người ta tồn tại dựa
trên những thứ vật chất đeo bám, xem việc hưởng thụ vật dục như một
chuẩn mực về giá trị con người hay thể hiện đẳng cấp nhưng người ta chưa
bao giờ thực sự sống. Bởi sống không phải là kiểu tồn tại vật dục mà
phải gồm cả sự trưởng thành về tư tưởng cũng như sự suy tư về giá trị
con người, chiêm nghiệm về thân phận con người để định vị chỗ đứng cá
nhân thông qua những khế ước xã hội mà người ta nỗ lực đấu tranh, tu
chỉnh, hoàn thiện để tạo thuận lợi cho việc phát triển sự sống cùng hệ
giá trị của nó.
Rất tiếc, Việt Nam không có được điều
này, và hơn hết, giới trí thức nhà nước Việt Nam lại chọn thái độ thỏa
hiệp và cam chịu của heo cừu, trâu bò hơn là thái độ con người. Đất nước
ra nông nỗi hiện tại là do công lao của một bộ phần không nhỏ trí thức
trâu bò, heo cừu này!
Và khi đất nước đã thành một bãi thờ ơ,
một rừng vô cảm, một đám cơ hội hèn nhát thì cái giá cuối cùng phải trả
không đơn giản là mất nước, chịu làm nô lệ cho kẻ ngoại xâm mà là diệt
vong. Bởi có một qui luật dễ thấy nhất, trái đất chưa bao giờ nở
ra, đất đai ngày càng chật hẹp vì dân số thế giới tăng, tài nguyên cạn
kiệt… Và chắc chắn, việc một dân tộc lớn nuốt chửng một dân tộc nhỏ để
tìm đất sống không phải là chuyện phim kinh dị mà là nhu cầu tiềm ẩn của
những quốc gia có dân số đông, còn man rợ và đói nghèo. Nếu Việt Nam
tiếp tục thờ ơ thì cái chết càng mau đến với dân tộc này, chắc chắn là
vậy!
Blog RFA