G7 tìm kiếm đồng thuận về Syria và Nga (BBC)
Phóng viên chuyên các vấn đề ngoại giao của BBC James Robbins nói
trong hai ngày tới nghị trình của cuộc họp G7 sẽ là tập trung tìm kiếm
lý lẽ để thuyết phục Tổng thống Vladimir Putin rằng Nga phải chấm dứt
hỗ trợ quân sự cho Tổng thống Assad và giúp thúc đẩy quá trình đàm phán
chuyển giao chính trị.
Các nước thuộc nhóm G7 nỗ lực tìm
kiếm giải pháp chung để gây áp lực với Nga về Syria sau các cuộc nghi
là tấn công bằng vũ khí hóa học.
Nhóm các nước phát triển đang họp ở Ý từ thứ Hai 10/4.
Ngoại trưởng các nước này sẽ tìm cách gây áp lực để Nga giảm hỗ trợ cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Các nước G7 cũng sẽ yêu cầu Hoa Kỳ làm rõ chính sách đối với Syria sau khi Washington đưa ra các chỉ dấu trái nhau.
Ngoại trưởng Rex Tillerson hôm 9/4 đã chỉ trích Nga rất mạnh.
Ông
Tillerson nói Nga đã không ngăn cản được Syria thực hiện tấn công bằng
hóa học vào thị trấn Khan Sheikhoun mà phiến quân kiểm soát hôm thứ Tư
tuần trước làm 89 người chết.
Tuy nhiên ông cũng nói không có thay
đổi gì trong chiến lược quân sự của Mỹ ở Syria sau khi Mỹ phóng hỏa
tiễn vào sân bay ở nước này, và "ưu tiên hàng đầu" của Washington là
đánh bại nhóm khủng bố IS.
Mới một hôm trước đại sứ Mỹ ở Liên Hiệp Quốc nói chừng nào ông Assad còn làm tổng thống thì không thể có ổn định ở Syria.
Bà Nikki Haley nói thêm rằng Hoa Kỳ không đặt mục tiêu thay đổi thể chế ở Syria lên đầu.
Phóng viên chuyên các vấn đề ngoại giao của BBC James Robbins nói
trong hai ngày tới nghị trình của cuộc họp G7 sẽ là tập trung tìm kiếm
lý lẽ để thuyết phục Tổng thống Vladimir Putin rằng Nga phải chấm dứt
hỗ trợ quân sự cho Tổng thống Assad và giúp thúc đẩy quá trình đàm phán
chuyển giao chính trị.
Ngoại trưởng Anh Boris Johnson được trông đợi sẽ đề xuất trừng phạt Nga nếu như Moscow không chịu nhượng bộ.
Nga
hiện đã phải chịu nhiều biện pháp chế tài của Mỹ và châu Âu sau khi
sáp nhập Crimea và khủng hoảng ở Đông Ukraine. Các biện pháp này nhằm
vào nhiều cá nhân và doanh nghiệp Nga, cũng như một số ngành kinh tế
gắn liền với giới cầm quyền.
Syria và các đồng minh phản ứng thế nào?
Syria luôn bác bỏ có sử dụng vũ khí hóa học, và Nga nói Hoa Kỳ đã không cung cấp được bằng chứng gì về cáo buộc này.
Nga và Iran, hai đồng minh quân sự quan trọng của ông Assad, cũng đe
dọa phản pháo nếu Mỹ tiến hành thêm các cuộc oanh kích và nói
Washington đang đi quá xa.
Trung tâm chỉ huy lực lượng đồng minh
của Assad hôm Chủ nhật 10/4 ra thông cáo nói: "Từ nay trở đi chúng tôi
sẽ phản ứng bằng vũ lực đối với bất kỳ hành động gây hấn vượt quá xa
nào của bất kỳ ai và Hoa Kỳ biết là chúng tôi có thể phản ứng mạnh mẽ
thế nào".
Mới không lâu ông Donald Trump còn được báo chí Nga ca ngợi lên tận mây xanh. Tình hình hiện nay đã khác.
Thứ
Hai 10/4 báo Rossiyskaya Gazeta của chính phủ Nga chạy bài có tiêu đề:
"Hành động gây hấn: Bảy lý do nên lo ngại sai khi Mỹ tấn công Syria".