Nhân hiện tình nguy cấp của Trần Huỳnh Duy Thức, nói về sự tàn độc trong ứng xử của trại giam với tù nhân chính trị khi lâm bệnh (Trương Duy Nhất)
Trong đó, tôi có nói việc Trại 6 ứng xử
tàn độc với tù nhân khi lâm bệnh ra sao. Với trường hợp tôi, khi bị cột
sống, thoát vị đĩa đệm, nằm liệt một chỗ không đứng ngồi được, loét một
bên đùi, ăn cũng phải nằm nghiêng người múc cơm đút, vệ sinh phải bò lết
đi. Nhưng trại giam đã không chịu đưa đi viện chữa. Đấu tranh quyết
liệt suốt 25 ngày. Đến chiều tối ngày thứ 25, tôi phải bò ra nằm chắn
ngang sửa sắt không cho quản giáo khoá. Thêm Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải)
phòng bên la hét đấu tranh cùng, sáng hôm sau trại mới chịu đưa tôi đi
viện.
Nhân chuyện Trần Huỳnh Duy Thức đang bị
đối xử khắc nghiệt tại Trại 6 Nghệ An, cùng tình trạng bệnh tật, sức
khoẻ báo động của anh (RFA, Tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức tiếp tục bị đối xử khắc nghiệt). Xin giới thiệu lại với bạn đọc bài viết này.
Trong đó, tôi có nói việc Trại 6 ứng xử
tàn độc với tù nhân khi lâm bệnh ra sao. Với trường hợp tôi, khi bị cột
sống, thoát vị đĩa đệm, nằm liệt một chỗ không đứng ngồi được, loét một
bên đùi, ăn cũng phải nằm nghiêng người múc cơm đút, vệ sinh phải bò lết
đi. Nhưng trại giam đã không chịu đưa đi viện chữa. Đấu tranh quyết
liệt suốt 25 ngày. Đến chiều tối ngày thứ 25, tôi phải bò ra nằm chắn
ngang sửa sắt không cho quản giáo khoá. Thêm Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải)
phòng bên la hét đấu tranh cùng, sáng hôm sau trại mới chịu đưa tôi đi
viện.
Đọc để hiểu thêm về những ứng xử tàn
độc, man rợ của trại giam. Đặc biệt là Trại 6, khu trại heo hút ở vùng
Tây Nghệ An, được xem là khét tiếng bậc nhất trong hệ thống nhà tù hiện
nay.
Cần nhắc thêm: Khi làm thủ tục trả tự do
cho tôi (Trương Duy Nhất), ngày 26/5/2015, Trại 6 đã không thả tại
cổng, mà dùng một xe ô tô giả dạng chở ném tôi vào một đoạn đường rừng
vùng biên giới (đường mòn Hồ Chí Minh) vắng vẻ heo hút cách trại hơn 4
km, xong cho một tốp an ninh giả danh côn đồ uy hiếp đòi “xin tí huyết”,
“chôn xác” tôi cho “hết đường về”.
Sau đó, khi trả tự do cho một bạn tù
khác của tôi là anh Trịnh Bá Khiêm. Trại 6 cũng đã huy động một lực
lượng nhiều an ninh cùng du côn giả danh và chó nữa, hành hung đánh toét
đầu dập mắt hai người con của anh Khiêm đi đón bố ra tù.
Giám thị: đại tá Nguyễn Viết Hoàn, một
gã cai tù nhưng khi nào cũng sực nức mùi nước hoa. Phó giám thị, trực
tiếp phụ trách khu tù chính trị là Trung tá Thái Văn Thuỷ, nhân vật cùng
với một quản giáo phụ trách an ninh tên Du (đại uý) được Hải Điếu Cày
và anh em bạn tù chúng tôi gọi là hai thằng ác ôn khét tiếng nhất trại
6.
THĂM LẠI NƠI 21 NGÀY NGỒI XE LĂN ĐIỀU TRỊ
Ra tù hơn năm rồi, mới có dịp ngang
Vinh, ghé thăm các anh chị y bác sĩ, điều dưỡng khoa châm cứu Bệnh
viện y học cổ truyền Nghệ An. Cảm quí. Nhiều chị vẫn nhớ, mừng như gặp
lại người thân “ô anh Nhất, nhà báo Nhất”.
Tháng 10/2014, trại 6 đưa tôi xuống cấp cứu và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống tại đây 21 ngày.
Để được đi viện cũng là một sự đấu tranh
quyết liệt, gian khó. Nằm bệ xi măng lâu quá, bệnh cột sống tái phát.
Tôi nằm liệt chỗ, không ngồi được, suốt 25 ngày. Đến lở, loét một bên
hông. Kêu mãi, trạm xá trại giam cũng chỉ tống cho mấy viên thuốc giảm
đau. Ngày thứ 25, chiều, chừng 17 giờ 30, giờ lùa tù vào “chuồng”, khoá
cửa. Không chịu nổi nữa, tôi bò lết ra, nằm chắn ngang cửa buồng giam,
không cho quản giáo khoá. Yêu cầu phải gọi giám thị và bác sĩ trưởng
trạm y tế vào làm cam kết đưa đi viện cấp cứu. Đấu tranh hơn nửa tiếng.
Có thêm Hải Điếu Cày buồng bên cùng trợ giúp la hét yêu sách. Quản giáo
mới chịu dẫn tay bác sĩ trạm xá vào làm thủ tục hứa sáng mai chuyển
viện.
Đi viện sáng 10/10. Trưa, bị tống vào
một khu tách riêng góc sau cùng trong khuôn viên Bệnh viện đa khoa Vinh.
Tường rào thép gai chẳng khác gì trại giam. Ngoài cổng gắn bảng “khu
điều trị dành cho phạm nhân”.
Trời đất. Nó nhếch nhác, bẩn thỉu, hôi
thối như thể chuồng heo vậy, chứ không thể là nơi “điều trị bệnh”. Thằng
Kiên tù hình sự, án giao thông, được trại giao đi theo đẩy xe lăn cho
tôi, cùng tay bác sĩ đại uý Lộc trưởng trạm y tá trại giam và hai tay
quản giáo đi theo canh giữ.
Đầu giờ chiều, họ đưa tôi sang bệnh viện
y học cổ truyền Nghệ An. Tại phòng cấp cứu, sau khi sơ cứu và điền ghi
thủ tục, tôi yêu cầu nữ bác sĩ đang khám cho mình, cố lớn tiếng cho cả
mấy thằng quản giáo nghe:
– Tôi đến đây là bệnh nhân. Đề nghị bác
sĩ ra y lệnh để tôi nằm ngay tại phòng bệnh viện, điều trị nội trú như
các bệnh nhân khác.
– Không được. Khi nào điều trị chúng tôi đưa anh sang đây. Xong phải về bên kia ngủ- Thằng Lộc đại uý trợn trừng mắt.
Điên tiết. Tôi vung tay chỉ mặt nó, nói như quát:
– Cái chỗ ấy của các ông là để nhốt súc vật, chứ như thế mà gọi là giam người à.
– Anh Nhất yên tâm. Tôi ký rồi, y lệnh
cho anh nằm ngay tại khoa châm cứu bệnh viện này, điều trị nội trú như
mọi bệnh nhân khác- Nữ bác sĩ phòng cấp cứu chìa tờ giấy khám vừa ký
xong cho tôi.
Kiên kéo xe lăn, đẩy tôi chờ nơi cầu
thang. Thằng Lộc và hai tay quản giáo kéo nhau ra ngoài. Chúng điện “báo
cáo anh báo cáo anh” gì đấy gần nửa tiếng (nghe có vẻ như nhận chỉ thị
từ mấy cấp ấy). Xong, chúng hậm hực đưa tôi lên tầng 4, khoa châm cứu.
– Có phòng riêng không? Ông này không để nằm phòng chung được- Thằng Lộc đại uý hỏi, ngay khi bước vào phòng trưởng khoa.
– Không. Các anh muốn nằm riêng thì thuê
phòng “yêu cầu”, trả thêm tiền đấy- Nữ bác sĩ Thuỷ trưởng khoa đọc hồ
sơ bệnh án, nhìn tôi cười, rồi lắc tay trả lời hắn.
Vậy là chúng buộc phải lấy một phòng “yêu cầu” đẩy tôi vào. 4 giường, tôi một, một cho thằng Kiên ở phục vụ đẩy xe lăn cho tôi và hai cho hai thằng quán giáo (Hùng, Sơn) nằm canh giữ.
Ngay từ lúc đó, và đến tận hôm nay, tôi
vẫn thầm biết ơn nữ bác sĩ Thuỷ trưởng khoa, và tập thể y bác sĩ, điều
dưỡng viên khoa châm cứu và khoa vật lý trị liêu- phục hồi chức năng
bệnh viện y học cổ truyền Nghệ An. Có lẽ đa phần họ đọc và nghe biết về
tôi, nên suốt 21 ngày điều trị, họ dành cho tôi sự quan tâm đặc biệt.
Tôi nhận biết được tình cảm của các anh chị y bác sĩ, điều dưỡng viên
dành cho mình qua từng cách nhìn, ánh mắt và cách hỏi thăm, trò chuyện
thường ngày.
Đặc biệt, là nữ bác sĩ nhận bệnh và ra y lệnh cho tôi nằm nội trú, ngay đầu giờ chiều ngày 10/10 ấy, tại phòng cấp cứu. Nếu tôi không quyết liệt, nếu nữ bác sĩ nọ không ký y lệnh, chắc tôi đã lại bị đẩy vào nhốt trong cái “khu điều trị” súc vật kia rồi. Tiếc là khi ấy không kịp đọc để biết tên nữ bác sĩ đặc biệt này.
Và một nam điều dưỡng viên khoa vật lý trị liệu- phục hồi chức năng. Phòng bấm huyệt kê đâu 6,7 giường. Mình là bệnh nhân đặc biệt, vì luôn mặc sắc phục “Juventus”. Ai nấy cũng nhìn. Mấy bệnh nhân giường bên tò mò hỏi “bác ơi, thế bác đi tù vì tội gì vậy?”.
Chưa kịp nói gì, chưa biết trả lời sao cho họ hiểu, thì tay điều dưỡng viên đang bấm cột sống cho mình lên tiếng:
– Anh này bị “tội” nói thật, nói những điều người khác không dám nói. Cứ vào mạng, gõ tên anh ấy, Trương Duy Nhất, là rõ hết.
Hai thằng quản giáo đứng canh, nghe vậy, lẳng lặng ra chiều làm ngơ, quay mặt ra cửa.
Xuất viện, về lại trại giam ngày 31/10.
Đỡ, nhưng chỉ đi được một đoạn lại phải ngồi xe lăn. “Vui nhé, hôm nay
chú Nhất được xuất viện về rồi nhé!”- Mấy o bác sĩ, điều dưỡng viên xúm
lại chia tay. Tôi cười “chú Nhất xuất viện để vào tù lại, chứ không phải
về”.
Cả phòng châm cứu, gần 20 y bác sĩ và
điều dưỡng viên đứng vẫy tay chào. Xuống sân, lên xe rồi, lại thấy gần
chục y bác sĩ bên khoa vật lý trị liệu- phục hồi chức năng phía bên kia
sân đứng vẫy tay.
21 ngày với bệnh viện này là 21 ngày tôi nhận đón đầy ắp tấm tình đặc biệt từ tập thể mấy chục y bác sĩ, điều dưỡng viên.
“Ôi chú Nhất, chú nhà báo Nhất. Chú vẫn nhớ khoa cơ à?”- Những câu chào của mấy o điều dưỡng viên trẻ khiến mình cảm động.
Cảm ơn. Một lần nữa, cho tôi gửi lời cảm
ơn chân thành đến các anh chị, những y bác sĩ, điều dưỡng viên đặc biệt
của tôi, của một bệnh nhân đặc biệt 21 ngày ngồi xe lăn với bộ sắc phục
“Juventus”.
Gia đình tù nhân lương tâm Trần Huỳnh
Duy Thức cho biết sẽ viết đơn gửi Chủ tịch nước Trần Đại Quang khiếu
kiện về những cách đối xử khắc nghiệt mà ông đang phải chịu đựng trại
giam số 6, Nghệ An.
Trả lời Đài Á Châu Tự Do vào buổi chiều ngày 7 tháng 4, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Thức cho biết.
“Gia đình sẽ làm đơn gửi cho trại
giam và chủ tịch nước yêu cầu họ thực hiện đúng luật và tôn trọng thượng
tôn pháp luật như Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu vào ngày 17
tháng 2, nói rất nhiều về vấn đề thi hành án, phải thượng tôn pháp luật
và tôn trọng quyền con người. Ở đây họ làm ngược lại hết.”
Theo lời ông Tân kể lại, ngày 1 tháng 4
vừa qua, ông cùng với năm thành viên khác trong gia đình đi thăm Trần
Huỳnh Duy Thức tại trại giam số 6, Nghệ An và thực tế chứng kiến như
sau:
“Mắt ảnh thâm quầng lắm, và ảnh nói
là mắt ảnh lúc này như có ruồi nó bu vậy. Gia đình rất lo về vấn đề
thiếu sáng này vì không phải là lần đầu. Từ rất lâu rồi, ảnh có yêu cầu
nhà gửi cho ảnh mấy cái đèn pin. Anh Thức ít khi nào than phiền về điều
kiện trong đó họ đối xử trong đó như thế nào. Khi gọi điện thoại hay
viết thư về ảnh nói gửi cho ảnh mấy cái đèn để có thể đọc sách được
trong cái điều kiện đó.”
Về điều kiện trong phòng giam Trần Huỳnh
Duy Thức, qua lời ông Tân kể lại, là tình trạng “cúp điện” xảy ra liên
tục từ tháng 8 năm 2016.
“Nếu trời ở ngoài nắng nhiều thì ở
trong còn một chút ánh sáng. Nếu trời chuyển mây hay tối tối, mưa thì ở
trong tối thui không thấy gì hết.
Trong đó anh Thức ảnh phải chịu đựng
một sự tối tăm. Mùa lạnh này thì còn có thể không là vấn đề, nhưng đến
mùa hè nóng nực, oi bức không có điện, vừa nóng, vừa chịu mọi thứ như
vậy thì không biết thế nào!”
Ông Tân cho biết rất nhiều những vật
dụng gia đình gửi vào cho ông Thức như sách, tài liệu in từ cổng thông
tin của chính phủ, đèn LED có vỏ bằng nhựa (qui định của trại giam
nghiêm cấm các vật dụng kim loại) đều bị trả về.
Theo lời ông Tân, kể từ khi tù nhân
lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức bị chuyển về trại giam số 6 Nghệ An vào
đầu tháng 5, năm 2016, những cuộc gặp giữa ông và gia đình diễn ra trong
một phòng đặc biệt, nói chuyện qua tai nghe do cách biệt bằng một tấm
kính ở giữa. Ông Tân nói rằng phòng giam này có lẽ chỉ dành riêng cho
anh của ông hoặc những tù nhân lương tâm như ông Thức.
Tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức bị
bắt và bị đưa ra tòa cùng với luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Công nghệ
Thông tin Nguyễn Tiến Trung và doanh nhân Lê Thăng Long năm 2009. Ông là
người bị kết án nặng nhất. 16 năm tù giam với tội danh ‘hoạt động lật
đổ chính quyền’ theo điều 258 Bộ Luật hình sự Việt Nam trong phiên toà
diễn ra năm 2010.
Ông đã hai lần bị chuyển trại giam. Đầu
tiên ông bị giam ở trại Xuân Lộc, Đồng Nai. Sau đó bị chuyển sang trại
Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Lần thứ ba là tháng 5 năm 2016 ông bị
chuyển ra trại 6, Nghệ An, trại giam được mệnh danh là “khét tiếng bật
nhất trong hệ thống nhà tù Việt Nam hiện nay.”