Hội đàm Trump - Tập: Nói gì về thương mại? (David Dollar - Viện Brookings)
Trung
Quốc là nguồn thâm hụt thương mại lớn nhất của Mỹ. Trong năm 2016,
Trung Quốc chiếm khoảng 60% trong tổng thâm hụt 500 tỉ đôla.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói
thương lượng về thương mại với Trung Quốc sẽ "rất khó khăn" khi ông gặp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Mar-a-Lago, Florida, hôm thứ Năm.
Thương mại sẽ là một trong hai vấn đề chính, cùng với Bắc Hàn.
Vấn đề cho quan hệ thương mại Mỹ - Trung là nó rất mất cân bằng và xảy ra từ lâu.
Riêng trong 2016, Mỹ nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá 480 tỉ đôla từ Trung Quốc.
Hàng nhập khẩu giúp giữ giá thấp cho người tiêu dùng Mỹ.
Mỹ chỉ bán được 170 tỉ đôla hàng xuất khẩu cho Trung Quốc như máy bay, và mặt hàng nông nghiệp như đậu nành.
Mỹ cũng kiếm tiền từ dịch vụ như đào tạo khoảng 350.000 sinh viên Trung Quốc tại Mỹ.
Trung
Quốc là nguồn thâm hụt thương mại lớn nhất của Mỹ. Trong năm 2016,
Trung Quốc chiếm khoảng 60% trong tổng thâm hụt 500 tỉ đôla.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump thường nói ông muốn đưa việc làm sản xuất về lại Mỹ.
Sau
khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, hàng nhập khẩu Trung Quốc vào Mỹ
tăng đột biến, được giới kinh tế học gọi là "cú sốc Trung Quốc".
Từ 2000 đến 2007, việc làm sản xuất của Mỹ giảm mạnh, từ 16,9 xuống
còn 13,6 triệu. Khủng hoảng tài chính 2008 còn giảm tiếp số lượng, còn
11,2 triệu, mặc dù kể từ đó, con số này trở nên khá ổn định.
Những người làm may mặc và điện tử thuộc số bị ảnh hưởng nặng nhất.
Một số nhà kinh tế cho rằng 40% trong số mất việc thuộc các ngành này có thể liên quan hàng nhập khẩu Trung Quốc.
Tuy
vậy, lượng hàng rẻ cũng tạo ra các việc làm phi sản xuất ở Mỹ, vì người
tiêu dùng có thêm tiền để chi các việc khác. Nó giúp cho y tế, giải
trí, du lịch. Nên ta có thể nói thâm hụt thương mại hủy hoại một số việc
làm mà cũng tạo ra thêm việc làm.
Vậy Tổng thống Trump có thể làm gì?
Khi là ứng viên tổng thống,
ông Trump đe dọa các biện pháp bảo hộ gắt gao như đánh thuế 45% lên
hàng Trung Quốc. Nhưng lịch sử chứng tỏ bảo hộ không làm giảm thâm hụt
mậu dịch.
Ông cũng dọa nêu tên Trung Quốc là "thao túng tiền tệ".
Suốt
nhiều năm, Trung Quốc đã can thiệp để giữ tỉ giá quy đổi thấp, điều này
giúp giảm giá hàng hóa và tăng thâm hụt với Mỹ. Nhưng gần đây, ngân
hàng trung ương Trung Quốc đã giữ giá tiền cao, khiến xuất khẩu đắt hơn.
Mỹ sẽ có lợi nếu khuyến khích xu hướng này.
Lựa chọn hứa hẹn nhất cho Tổng thống Trump là thương lượng để Mỹ tiếp cận người tiêu dùng Trung Quốc thuận lợi hơn.
Trung Quốc có nhiều hạn chế về nhập khẩu, ví dụ đánh thuế ô tô 25%.
Có
lẽ quan trọng nhất cho Mỹ là các dịch vụ hiện đại như tài chính, mạng
xã hội, viễn thông, y tế, giao thông nói chung đóng cửa trước nhập khẩu
và đầu tư nước ngoài.
Đến nay có ít tiến bộ, nhưng việc mở cửa thị
trường Trung Quốc sẽ đem lại nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng
Trung Quốc và giúp duy trì quan hệ ổn định với Mỹ.
Liệu sẽ có chiến tranh thương mại?
Có lẽ là không, vì các biện pháp bảo hộ sẽ làm hại kinh tế Mỹ.
Đảng Cộng sản Trung Quốc có đại hội quan trọng vào cuối năm, và sẽ khó để ông Tập Cận Bình có thể làm điều gì cứng rắn trước đó.
Ngay cả sau đó nữa, Trung Quốc chắc sẽ mở cửa thị trường rất chậm.