Thế giới đang đi vào một giai đoạn bất định (Trương Nhân Tuấn)
Trump thắng cử, cũng như những lãnh đạo
“dân tộc chủ nghĩa” các nước Tây Âu có nhiều hy vọng thắng cử ở các cuộc
bầu cử sắp tới (như Anh với Brexit) là nhờ số đông cử tri bị “bỏ bên
lề”. Xã hội đầy dẫy những mâu thuẩn, (mà nguyên nhân là) thế hệ kỹ thuật
số (còn gọi là thế hệ trẻ, thế hệ tương lai) xung đột với thế hệ “già”,
hay là thế hệ “hiện thời”.
Hiện tượng Trump ở Mỹ, Brexit ở Anh, hay
phong trào “dân tộc chủ nghĩa” đang lên mạnh mẽ tại các nước Tây Âu… là
đoạn đầu của “con đường bất định” phía trước.
“Toàn cầu hóa” đã không hoàn toàn đem
lại “win – win”, hai bên cùng thắng, như mục tiêu ban đầu của nó. Một số
quốc gia hoàn toàn bị loại ra khỏi “cuộc chơi”, thậm chí bị thua trắng
tay (Châu Phi). Trong khi một số quốc gia thì “thắng lớn” (Châu Á).
Ngay cả trong các quốc gia “thắng lớn”,
(như Mỹ, Châu Âu) “phúc lợi” cũng không chia đều cho các thành tố trong
xã hội. Người giàu ngày càng giàu thêm. Trong khi thành phần trung lưu
lần hồi bị mất vị trí trong xã hội. Còn lớp nghèo, ngày càng nghèo thêm.
Những quốc gia “bị loại khỏi cuộc chơi”,
cả một lục địa Phi Châu. Những sự bất công, nghèo đói (và nhứt là văn
hóa tối ám của Hồi giáo…) đã khiến người dân sử dụng “dân chủ” như là
một loại “vũ khí” để “giết chết” cả tự do lẫn dân chủ. Một số quốc gia
đã bị giải thể. Một số đang bên bờ vực thẳm. Một số quốc gia khác thì
“hỗn loạn” đã ngự trị từ lâu.
Trump thắng cử, cũng như những lãnh đạo
“dân tộc chủ nghĩa” các nước Tây Âu có nhiều hy vọng thắng cử ở các cuộc
bầu cử sắp tới (như Anh với Brexit) là nhờ số đông cử tri bị “bỏ bên
lề”. Xã hội đầy dẫy những mâu thuẩn, (mà nguyên nhân là) thế hệ kỹ thuật
số (còn gọi là thế hệ trẻ, thế hệ tương lai) xung đột với thế hệ “già”,
hay là thế hệ “hiện thời”.
Người ta bầu cho Trump, cho khuynh hướng
Brexit hay cho lãnh tụ dân tộc chủ nghĩa… là bầu cho “quá khứ”. Trong
khi sự suy vong của quốc gia thì phải đong đếm bằng “tương lai”.
Chỉ có TQ và các nước “hưởng lợi lớn” ở
Châu Á là hô hào mạnh mẽ cho “toàn cầu hóa”. Mới đây Tập Cận Bình lên
diễn đàn Davos ở Thụy sĩ để “dạy” cho ông Trump bài học về “kinh tế” và
lợi ích của Toàn cầu hóa.
Khu vực Đông và Đông Nam Á cũng trở nên
“bất định”. TPP không còn (hay còn mà không có Mỹ) là dấu hiệu cho thấy
Mỹ muốn bỏ khu vực này. Nhưng vụ đặt các giàn hỏa tiễn THAAD ở Nam Hàn
hôm qua thì lại thấy Mỹ muốn “dấn thân” vào sâu thêm. Điều này trái
ngược với những tuyên bố của Trump lúc trước (đe dọa bỏ mặc Nhật và Nam
Hàn tự liệu lo lấy thân).
Bất định vì không biết Mỹ giở neo “giong buồm” ra đi hay bỏ neo (ở lại Biển Đông)?
Bất định vì không biết kết quả các cuộc
bầu cử sắp tới, như ở Pháp, sẽ ra sao. Lãnh tụ “dân tộc chủ nghĩa” đắc
cử, đồng nghĩa với sự cáo chung của đồng tiền euro và khối châu Âu.
Tại các nước tiên tiến, Mỹ, Châu Âu… bất định vì chưa biết người dân muốn tiến về tương lai hay muốn trở về “quá khứ”?
Dầu thế nào thì nền “pháp trị” lâu đời ở
các xứ này sẽ là “cái thắng”, có thể ngăn chặn các hành vi cực đoan có
thể đưa đất nước xuống vực thẳm (của suy thoái kinh tế, của nội chiến…).
Pháp trị là thành trì bảo vệ tự do và dân quyền.
Còn VN, tất cả đều “ổn định” trong màn
lưới dày đặc của công an. Sự “bất định” ở đây nhiều lắm cũng là ở việc
mọi người có “thượng tôn pháp luật” hay không? Dầu vậy nó rất quan
trọng.
Bởi vì khi nói về “dân chủ”, khi mà từ
người dân cho tới lãnh đạo, đều không có tinh thần trọng pháp. Thì lấy
cái gì để bảo vệ thành quả của “dân chủ”?