Cái giá phải trả là gì? (VietTuSaiGon-Blog RFA)
Cái giá của tự do và dân chủ không bao
giờ là nước mắt và máu, tôi tin là vậy, mà cái giá lớn nhất để trả cho
tự do và dân chủ nằm ở quá trình suy tư để trưởng thành trong mỗi cá
nhân. Nếu chúng ta chưa đủ trưởng thành, sẽ không bao giờ có tự do, và
sẽ không có cả dân chủ cho dù chúng ta trả giá bằng biển máu và núi
xương. Vì sao?
Cái giá của tự do và dân chủ không bao
giờ là nước mắt và máu, tôi tin là vậy, mà cái giá lớn nhất để trả cho
tự do và dân chủ nằm ở quá trình suy tư để trưởng thành trong mỗi cá
nhân. Nếu chúng ta chưa đủ trưởng thành, sẽ không bao giờ có tự do, và
sẽ không có cả dân chủ cho dù chúng ta trả giá bằng biển máu và núi
xương. Vì sao?
Vì nhiều lẽ, nhưng trong đó, vấn đề căn
cốt vẫn là sự trưởng thành của cơ thể Việt Nam, trong đó gồm cả thành
phần chính phủ (thối nát) và những lương dân (thiếu quyền lực, cũng có
thể là thiếu cả tri thức).
Hãy tưởng tượng một gia đình có nhiều
đất đai, vàng bạc, những đứa con trong gia đình này thông minh, quyền
biến nhưng lại thiếu tri thức và sự chín chắn. Điều đó dẫn đến hệ quả là
những đứa con trong gia đình sẽ dùng đến tài sản của gia đình để hoặc
là ăn chơi sa đọa, hoặc là mang ra làm ăn theo lối cho vay nặng lãi (bởi
làm vậy đồng vốn mới nhanh nở theo chiều kích không cần suy tư về thân
phận con người), hoặc là ăn chơi một cách nhàn nhã, từ tốn nhưng cũng
không cần suy nghĩ để kiếm tiền và suy nghĩ để tự hoàn thiện bản thân,
bởi họ đã thấy sự hoàn thiện tuyệt đối ở họ căn cứ vào quyền lực tiền
bạc, vật chất?!
Đương nhiên là những lựa chọn trên cho
ra những kết quả không giống nhau nhưng có một kết quả chung là gia đình
giàu có kia có thể lụn bại vì những liên minh giữa các anh em theo lợi
ích tức thời của họ. Và chắc chắn một điều, tri thức và sự thức tỉnh sẽ
khó có mặt ở những gia đình như trên. Bởi không có tiền bạc, tài sản nào
đủ để đáp ứng cho thói quen chia chác những thứ vốn có và dựa dẫm vào
nó.
Nhìn rộng ra một chút, trong một quốc
gia, nếu như nhà cầm quyền chỉ biết dựa vào nguồn tài nguyên có sẵn và
các nhóm lợi ích cũng chỉ làm giàu dựa trên tài nguyên có sẵn thì chắc
chắc một điều, sẽ có những kẻ giàu ra một cách bất thường, đồng thời đất
nước ngày càng thêm nghèo nếu nhìn tổng thể và ranh giới giữa người
giàu và người nghèo ngày càng giãn rộng. Cái gia phải trả cho quốc gia
đó là quyền con người bị khống chế tối đa và tài nguyên càng thêm càng
kiệt, đất nước nhanh chóng nghèo nàn.
Vì lẽ, một khi các nguồn tài nguyên bị
thao túng bởi các nhóm lợi ích, việc đầu tiên họ làm là bằng mọi giá ôm
giữ lấy nó và giữ càng chặt càng tốt. Những liên minh chính trị và kinh
tế hình thành để đảm bảo các nguồn này không bị lọt vào tay kẻ khác.
Đương nhiên, một khi đã đụng chạm đến tài nguyên và tài sản quốc gia,
người ta cũng phải theo luật chơi thị trường và phải tìm cách tránh né
tội lỗi của họ trước nhân dân. Cách tránh né tốt nhất là khống chế mọi
quyền của nhân dân, nhân dân càng bị bóp ngạt, cáng bị mất tự do, đặc
biệt là mất tự do ngôn luận bao nhiêu thì sự thật về tội lỗi của các
liên minh kinh tế, chính trị càng được giấu kín bấy nhiêu.
Chính điều này đã tạo ra một qui luật
hết sức phổ biến: Hầu hết các nước mà kinh tế của họ bị phụ thuộc vào
nguồn tài nguyên quốc gia chứ không phải do sản xuất, thương mại hay
sáng tạo, sáng chế mà có thì ở nước đó, yếu tố độc tài, độc đoán và mất
tự do rất cao. Từ các nước Ả Rập cho đến các nước ở các châu lục khác,
trong đó có Việt Nam, bất kì nước nào dựa vào nguồn khoán sản, tài
nguyên như dầu mỏ, vàng, than, đất hiếm, chì, đồng, vônfram… đều là
những nước thiếu tự do, đời sống người lao động nói riêng và nhân dân
của nước đó đều bị nghèo đói chiếm số đông, thậm chí nhiều người lầm
than, cơ cực bởi bất công.
Và cái giá phải trả của quốc gia đó là
môi trường bị hủy diệt, tài nguyên bị cạn kiệt, đời sống người dân ngày
càng ngột ngạt. Nhìn lại Việt Nam, nhìn vào đời sống vật chất hiện đang
thấy, có vẻ như Việt Nam có phát triển. Nhưng thực tế, cái giá mà chúng
ta đã trả là quá cao, thiên nhiên, tài nguyên bị hủy hoại, môi trường bị
phá nát, và đặc biệt là môi trường trí tuệ hoàn toàn hỏng hóc, từ hệ
thống chính trị cho đến toàn bộ xã hội, yếu tố tranh ăn tranh thua, tâm
lý người ta lượm được một miếng thì mình cũng phải véo được một chút đã
nhiễm toàn bộ xã hội.
Điều này nhanh chóng đẩy xã hội đến chỗ
nhược tiểu, đớn hèn, đẩy từng con người đến chỗ ích kỉ, nhỏ nhen và lộng
giả thành chân. Những thói quen xảo trá, gian manh được xem như chuyện
bình thường và những người nỗ lực đấu tranh cho công bằng, văn minh, tự
do… thì lại bị xem là cá biệt, điên rồ. Và đây là thứ nguyên nhân lớn
nhất để dẫn đến sự thỏa hiệp của đại bộ phận nhân dân. Ví dụ như có một
cuộc biểu tình đòi hỏi một vấn đề dân sinh nào đó, nhà cầm quyền chỉ cần
nhắm đến một số người, cho họ một số quyền lợi đặc biệt, mọi thứ sẽ
nhanh chóng thay đổi, sẽ có sự thỏa hiệp nào đó và mục đích lớn bị phá
vỡ. Nhưng vấn đề tôi muốn nói ở đây không chỉ dừng ở mục đích lớn của
cuộc biểu tình mà mục đích lớn của phát triển quốc gia.
Với thói quen, thậm chí thành nề nếp ứng
xử, thành bản chất của người Việt như hiện tại là dùng tiền để mua
chuộc mọi thứ và dùng quyền để trấn áp mọi thứ thì chắc chắn một điều,
kẻ thất bại đầu tiên phải là nhà cầm quyền chứ không phải nhân dân. Nhân
dân chịu đau khổ đầu tiên nhưng sẽ là người nhận thất bại cuối cùng
trong vấn đề này.
Vì, lẽ ra, nhà cầm quyền phải thức tỉnh,
phải nhận biết rằng mình cầm tiền để mua chuộc kẻ khác và dùng quyền để
đe nẹt kẻ khác thì cũng có kẻ khác nữa đối xử với mình y hệt như vậy.
Bài học Formosa, Trường Sa, Hoàng Sa, Bauxite Tây Nguyên, sự bất công
đối với người Việt trong các khu công nghiệp… cũng như sự mất uy tín của
người Việt trên thế giới vẫn chưa đủ để giới chức trung ương nhận ra
vấn đề hay sao?
Đừng bao giờ nói rằng bản chất của người
Việt xấu xa, trộm cắp, lường gạt! Mà phải nói rằng “ở bầu thì tròn ở
ống thì dài”, sống trong một cơ chế mà mọi thứ đều phải qui ra tiền,
phải đổi chác, phải tranh thủ chụp giật, vơ vét thì không sớm thì muộn,
con người buộc phải thích ứng để tồn tại. Người Việt có dám trộm cắp khi
mà hệ thống chính trị trong sạch, luật pháp nghiêm minh và đứng trước
một quan chức, khi bị chất vấn về tội lỗi, kẻ có tội lỗi nhận thấy mình
thực sự tội lỗi khi mang mình ra so sánh với quan chức đó? Không! Ở đây,
người có tội chỉ sợ quyền lực của quan chức đó nhưng trong tâm trí,
người ta lại nghĩ rằng “MÀY CÒN BẨN THỈU, TỘI LỖI HƠN TAO GẤP VẠN LẦN
THÌ MÀY ĐỪNG CÓ MÀ LÊN GIỌNG ĐẠO ĐỨC!”.
Một khi đạo đức xã hội bị băng hoại tận
gốc như vậy, điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang trả giá cho
thói quen sử dụng cái có sẵn, sử dụng tài nguyên đất nước và làm giàu
bằng tài nguyên chứ không chịu động não để sáng tạo hay tạo ra hệ thống
thương mãi đủ mạnh để làm giàu.
Và một khi chúng ta giữ thói quen như đã
nói, kẻ trả giá lớn nhất chính là hệ thống chính trị. Bởi một khi để
mất lòng dân và biến mỗi người dân thành một tham quan tiềm năng thì
chắc chắn một điều, trừ khi thoát khỏi trái đất, anh ở bất kì nơi nào
đều phải trả giá. Trả giá như thế nào, chắc các vị thừa thông minh để
thấy nếu các vị chịu suy tư và không lao như con thiêu thân dù chỉ nửa
giờ đồng hồ!