Sự giàu lên của các đại gia làm “nghèo đi” đất nước (Tường Vân)

Đất đai là ổ tham nhũng lớn nhất Việt Nam khi nhà nước không có thiết chế kiểm soát và để thị trường bất động sản rơi vào tay các đại gia. Nó cũng là “quả bơm nợ” của nền kinh tế, vì tình trạng cho vay bất động sản quá nhiều làm cho các ngân hàng phải ôm những khoản nợ xấu lớn. Và “giới siêu giàu ngày càng đông – nợ công Việt Nam ngày càng lớn” đó là khẳng định của nhà nghiên cứu cao cấp tại Bộ Công Thương ông Phạm Tất Thắng.

Đất đai là ổ tham nhũng lớn nhất Việt Nam khi nhà nước không có thiết chế kiểm soát và để thị trường bất động sản rơi vào tay các đại gia. 

Tỷ phú Việt Nam & Tỷ phú thế giới: “Hai thái cực” làm giàu 


Người Do Thái sống rải rác tại nhiều quốc gia khác nhau, nhưng chỉ có Israel là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới. Đất nước Israel tuy nhỏ, nhưng lại là cái nôi của vô số những công nghệ, phát minh mới nhất với chất lượng vô cùng vượt trội. Các tỷ phú thế giới hầu như là người Do Thái, riêng tại Mỹ tỷ phú là người Do Thái chiếm 48% trong tổng số các tỷ phú. Những vị tỷ phú này có những phát minh sáng chế phục vụ không chỉ cho quốc gia của họ mà còn phục vụ cho cả thế giới.

Điển hình như tỷ phú Bill Gates, có bản quyền có sáng chế và phần mềm Microsoft là một đóng góp rất quan trọng cho tiến bộ của xã hội. Còn Elon Musk, với ô tô Tesla và với nhiều dự án khác như SolarCity cũng có những đóng góp rất là quan trọng. Một nhân vật không thể không nhắc đến đó là tỷ phú Mark Zuckerberg với phát minh Facebook, với đóng góp này đã giúp cho hàng tỷ người trên thế giới chia sẽ thông tin, gởi gắm thông điệp cho nhau 1 cách nhanh nhất. Đây là một sự đóng góp sáng tạo và có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực công nghệ.

Năm 2016 được đánh giá là xuất hiện nhiều tỷ phú nhất. Trong danh sách 10 người giàu nhất sàn chứng khoán, mới được công bố có đến một nữa là tỷ phú bất động sản. Những vị tỷ phú này đã không làm giàu nhờ sản xuất và kinh doanh hợp pháp, mà dựa trên tham nhũng, trốn thuế và những hoạt động bất hợp pháp. Họ không đóng góp nhiều cho nền kinh tế, họ cũng không có đóng góp gì vào công nghệ, “họ không có bằng sáng chế, phát minh”, và năng lực cạnh tranh quốc tế của họ “rất hạn chế, thậm chí có thể gây bất ổn về lâu dài. Nếu như những tỷ phú Việt làm giàu theo cách thức của người Do Thái thì nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt xa Mỹ.

Kinh tế gia Lê Đăng Doanh cũng cho rằng: “họ là sản phẩm của thể chế hiện hành, của chủ nghĩa tư bản hoang dã”, khác hẳn với Bill Gates hay Elon Musk.

Mừng hay lo về việc xuất hiện nhiều tỷ phú bất động sản Việt Nam 


Theo báo cáo của Wealth Report 2016 của Night Frank hiện Việt Nam có hơn 12.000 tỷ phú đô la tăng hơn 350% trong 1 thập kỷ qua. Riêng trong năm 2015, Việt Nam có 168 người siêu giàu có tài sản từ 30 triệu USD trở lên. Giới siêu giàu ở Việt Nam được dự báo là sẽ tăng 140%, lên tới hơn 400 người trong thập niên tới.

Tuy nhiên, nhiều đại gia trong số này đã không làm giàu nhờ sản xuất và kinh doanh hợp pháp, mà dựa trên việc mua chính sách, quan hệ thân hữu, trốn thuế và những hoạt động bất hợp pháp. Điển hình như những đại gia: Trịnh Văn Quyết, Lê Phước Vũ, Dương Công Minh, Phạm Nhật Vượng, Vũ Văn Tiền, Vũ Quang Hội hay Lương Trí Thìn…

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng nhận định tin về các tỷ phú chưa hẳn tin tốt lành cho nền kinh tế: “Điều đáng ngại nhất là họ ăn chênh lệch giá, họ giàu lên một cách rất nhanh chóng mà họ không có sáng kiến, phát minh, không có đóng góp gì cho sự phát triển của lực lượng sản xuất cả.”

Lách thuế cực kỳ gian xảo 


Dự án Thép Cà Ná của ông chủ tập đoàn Hoa Sen đại gia Lê Phước Vũ đã minh chứng cho điều này. Ngành luyện Gang Thép là một ngành công nghiệp gây ô nhiễm, tổn hại nhiều tới hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Với một Formosa chưa tiên liệu được hậu quả môi trường khiến cả Miền Trung và nhân dân cả nước gánh chịu hậu quả nghiêm trọng.

Nay đến dự án thép Cà Ná tại tỉnh Ninh Thuận, mặc dù vấp phỉ sự phản đối quyết liệt của dư luận trong cả nước nhưng chính quyền nơi đây vẫn thông qua dự án và ưu ái rất nhiều. Ông Lê Phước Vũ từng lớn tiếng khẳng định: “Nếu dự án thép Hoa Sen Cà Ná gây ô nhiễm môi trường, sẽ đóng cửa nhà máy và giao toàn bộ tài sản cho Nhà nước; không xả thải một giọt nào ra biển”. Không hiểu ông Vũ căn cứ vào đâu mà tuyên bố mạnh miệng như thế? Trong khi máy móc ông sử dụng là của Trung Quốc, công nghệ làm thép thì lạc hậu không thua gì Formosa đang sử dụng.

Mới đây, tại dự án này ông Vũ đã tách biệt thành 3 công ty, với 3 pháp nhân khác nhau. Chỉ động thái nhỏ này thì ông Vũ thu về khoản tiền “khủng” từ việc cho thuê đất trong 70 năm của dự án lẽ ra phải đóng vào ngân sách nhà nước. Chưa gì ông Vũ đã “lồi đuôi cáo” liệu lời hứa của ông về việc bảo vệ môi trường có giá trị hay không?

Kinh doanh thiếu đạo đức như thế, nếu xảy ra sự cố thì ông có khắc phục hậu quả hay không? Hay lại xin đi nước ngoài chữa bệnh? Nghịch lý thay, ông chủ Hoa Sen thì ngày càng giàu sụ nhờ “chiêu trò” lách tiền thuê đất, người dân nơi đây phải đối mặt thảm họa môi trường của Fomosa thứ 2 đang sắp xảy ra.

Tham nhũng “chính sách”

Không những thế, những tỷ phú BĐS tạo mối quan hệ với giới quyền lực bằng cách chia sẻ địa tô như: chênh lệch giá đất, khai thác khoán sản, phá rừng. Họ và nhóm lợi ích xem hệ thống chính quyền như “công cụ” làm lợi cho họ, điều đó gây thiệt hại cho cộng đồng, quốc gia.

Điển hình vụ cao ốc 50 tầng tại Giảng Võ của các tập đoàn: Vingroup, T&T, và Tân Hoàng Minh. Được xem là ví dụ cho trường họp “tham nhũng chính sách”.

Trong khi báo chí trong nước gần như “lãng quên” vụ này thì Facebooker là Nguyễn Anh Tuấn nhà hoạt động xã hội Đà Nẵng đã đi tìm hiểu thông tin. Việc thâu tóm khu đất vàng với giá rẻ của các tập đoàn này là sự mất mát không gian công cộng mà còn làm thiệt hại cho nền kinh tế. Ban đầu khu đất vàng 50 Giảng Võ được quy hoạch làm triển lãm, không thu hút nhà đầu tư. Các tập đoàn Vingroup, T&T, và Tân Hoàng Minh mua với giá chỉ 21,5 triệu đồng/m2. Sau một thời gian chính quyền Hà Nội có chính sách quy hoạch xây chung cư cao cấp, và giá thị trường lúc này là khoản 200–300 triệu đồng/m2.

Như vậy để giành lấy khu đất này, họ đã tung tin giả, làm lũng đoạn thị trường, mua được chính sách làm lợi cho mình. Trong khi người dân phải bỏ ra chi phí rất cao để sở hữu nhà ở khu này.

Quan hệ thân hữu
 
Những doanh nghiệp bình thường khó mà có thể tiếp cận được chính sách quy hoạch đất đai. Mà chỉ những DN BĐS lớn có “quan hệ thân hữu” mới tiếp cận được. Họ khai thác triệt để mối quan hệ này bằng cách: Họ nhờ giới quan chức thu hồi đất giá thấp, rồi bán lại cho khách hàng giá cao gấp mấy trăm lần, nhờ vậy mà họ trở thành những triệu phú, tỷ phú rất nhanh trong lĩnh vực này.


Phạm Chi Lan nói: “Cái “được” của ngành bất động sản đi kèm cái “mất” của hàng ngàn người dân bị mất sinh kế, tạo nên nỗi bức xúc lớn cho xã hội.”

Vụ sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất của đại gia Dương Công Minh là minh chứng khác. Sân golf này chỉ phục vụ giải trí không đóng góp gì vào sản xuất, cũng như công nghệ, mà gây ra sự bất ổn cho nền kinh tế. Mặt cho máy bay không có chỗ đỗ, sân bay ùn tắc vì quá tải, sân golf của đại gia này vẫn nằm hiên ngang uy hiếp an toàn bay và tính mạng người dân thành phố. Bất chấp lời kêu gọi giao lại đất mở rộng sân bay của cử tri va người dân thành phố, nhưng sân golf của ông vẩn thản nhiên nằm đấy như đang thách thức dư luận và chính quyền sở tại. Trên thế giới xưa nay chưa có tiền lệ như thế này.

Sân golf Tân Sơn Nhất: Đại gia Dương Công Minh đang bán rẻ tính mạng hàng triệu người dân

 Sở dĩ, ông Minh bất chấp dư luận phản đối, bất tuân quy định pháp luật là do có sự hậu thuẫn từ phía quân đội. Nhóm lợi ích thật khổng lồ, nếu đất nước tồn tại những nhóm lợi ích như thế này, liệu nên kinh tế có phát triển hay không?

Gây bất ổn cho xã hội


Theo báo cáo của Bộ Tài Nguyên môi trường năm 2014 có tới 3.300 đơn thư tố cáo khiếu nại, tranh chấp đất đai chiếm hơn 97% trong tổng số đơn tố cáo. Năm 2015 có tới 64% khiếu nại tố cáo. Việc khiếu nại tranh chấp đất đai, chiếm tỷ lệ cao và có chiều hướng phức tạp, gây mất trật tự an toàn xã hội tạo ra dư luận tiêu cực trong xã hội và nhân dân. Điều này gây tốn kém tiền bạc, thời gian khi người dân phải khiếu kiện đòi quyền lợi chính đáng.

Cụ thể vụ dân khiếu nại tại dự án Khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn tại thôn Hồng Thắng (xã Quảng Cư thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa của tập đoàn FLC – ông Trịnh Văn Quyết đền bù giá đất không thỏa đáng, giá đất rẻ như “mớ rau, con cá”. 28 hộ dân sẽ phải dời đi, dành 20ha đất cho FLC thực hiện dự án này tiền đền bù GPMB 1,2 triệu đồng/m2, mua đất làm nhà mới 2,5 triệu đồng/m2.

Không chỉ tàn phá rừng phòng hộ, FLC còn cướp đất dân, ngang nhiên ngăn đường, cấm biển không cho người dân đi lại và đánh bắt cá, đẩy người dân vào bước đường cùng. Quá bức xúc, Ông Ngô Hữu Dương (thôn Hồng Thắng, Quảng Cư) nói: “Chúng tôi đã chấp nhận nhường cho FLC rất nhiều, từ đồng ruộng, bãi tôm, bãi biển, rừng phòng hộ, nay chỉ còn cái nhà để ở FLC cũng muốn lấy nốt làm biệt thự. Sao chính quyền lại có thể đứng ra lấy đất của dân với giá rẻ mạt giao cho doanh nghiệp thế được?”.

Trong khi người dân nghèo Thanh Hóa đang rơi nước mắt thì ông Trịnh Văn Chiến – Bí thư tỉnh ủy – Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vẫn tươi cười sau mỗi dự án được thi công.



Theo các thông báo của UBND thị xã Sầm Sơn, hộ gia đình ở vị trí 1 đường Thanh Niên sẽ được đền bù với giá 2,5 triệu đồng/m2; vị trí 2, 3 chỉ có từ 1,2-1,4 triệu đồng/m2. Thực tế, giá thị trường đang giao dịch ở khu vực này, vị trí 1 có giá từ 40 -50 triệu đồng/m2.

FLC không thể hung hăng ngang ngược nếu không có sự hậu thuẫn của chính quyền Thanh Hóa. Nghe đâu giữa Trịnh Văn Quyết và Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến có mối “giao tình” thâm sâu, đến nỗi ông này còn chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá chi tiền ngân sách thu hồi đất cho FLC của Quyết nhanh chóng lấy được đất. Lẽ ra việc đền bù GPMB là của doanh nghiệp và người dân, nhưng ông Chiến đã dùng quyền lực của mình để đẩy nhanh tiến độ. Liệu chăng đây là điển hình cho mối quan hệ thân hữu của giới kinh doanh? Có hay không những phong bì “lót tay” không hề nhỏ để ông Quyết sai khiến cả chính quyền Thanh Hóa?

Trong khi người dân nghèo Thanh Hóa đang rơi nước mắt thì ông Trịnh Văn Chiến – Bí thư tỉnh ủy – Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vẫn tươi cười sau mỗi dự án được thi công.

Bị ép giá đền bù, người dân phải chịu cảnh mất nhà mất đất, vào khu tái định cư thì phải mua đất với giá cao. Phải chăng số tiền chêch lệch đó di vào túi của ông chủ FLC Trịnh Văn Quyết và nhóm lợi ích?


Người dân tụ tập phản đối các dự án máu lạnh của Tập đoàn FLC

Để khép lại bài viết, xin trích dẫn khẳng định của ông Phạm Tất Thắng, Cố vấn Cấp cao Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương): “Sự tăng vọt về số người siêu giàu của Việt Nam lại tỷ lệ nghịch với sự tăng trưởng GDP của đất nước. Nhiều tỷ phú USD nhưng lại không có nhiều người giàu lên nhờ sản xuất hàng hóa có phẩm chất cao, tạo thêm việc làm đóng góp vào GDP hoặc tham gia vào phát triển bền vững. Chính điều này làm cho nợ công tăng cao."

Giới siêu giàu ngày càng đông, nợ công Việt Nam ngày càng lớn. “Điều này chứng tỏ sự giàu lên của đa số “đại gia” lại làm nghèo đi đất nước.” – ông Thắng kết luận.

Tường Vân