Nước Nga của Putin sẽ đi về đâu dưới thời Donald Trump? (Việt Hoàng - Thông Luận)
Việc
Nga can thiệp vào Syria phải có lý do sâu xa. Tất nhiên ngoài những lý
do như Syria là đồng minh của Nga hay Nga muốn chứng tỏ cho thế giới
thấy được sức mạnh của Nga để từ đó phải có thái độ tôn trọng và biết
điều đối với Nga… thì có một lý do khách quan là sự nhu nhược của tổng
thống Obama với chính sách "không can thiệp". Obama đã gián tiếp từ
nhiệm vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ được định hình sau thế chiến lần
thứ Hai. Trên tất cả, lý do quan trọng nhất khiến Nga bắt buộc phải can
thiệp vào Syria đó là để tự vệ. Nước Nga không tấn công IS (Nhà nước Hồi
giáo) ở Trung Đông mà là Nga đang tự vệ.
Sở
dĩ người Việt Nam chúng ta cần phải biết và hiểu rõ về thế giới để từ
đó mới có thể định hình được con đường đi cho dân tộc. Tránh việc, hoặc
là thất vọng quá mức, hoặc lạc quan quá đà.
Chúng
ta đều biết, nhân cơ hội người dân Ukraine làm cuộc cách mạng Maidan
(hay còn gọi là Cách mạng Phẩm giá) năm 2013 lật đổ tổng thống độc tài
thân Nga Viktor Yanukovych, trong lúc chính quyền mới đang bận rộn đối
phó với các thách thức nội bộ, nước Nga đã nhanh chóng xâm chiếm và sát
nhập bán đảo Krưm (Crimea) vào lãnh thổ Nga, sau đó Nga tiếp tục ủng hộ
phe ly khai chiếm hai tỉnh miền đông Ukraine. Mỹ và Châu Âu lập tức áp
đặt lệnh cấm vận đối với nước Nga sau hành động "xâm chiếm" lãnh thổ của
Ukraine. Giá dầu mỏ đang từ 110 USD/thùng rớt xuống còn khoảng 50
USD/thùng. Dù vậy nước Nga vẫn can thiệp vào Syria và đã thành công khi
cùng với quân Assad tái chiếm lại thành phố Aleppo.
Câu hỏi chúng ta cần biết đó là tại sao Nga can thiệp vào Syria ? Nước Nga vẫn còn hùng mạnh ?
Thật
sự là kinh tế Nga đã rất yếu. Vào tháng giêng năm 2016, GDP của Nga chỉ
còn 1.178 tỉ USD, thấp hơn GDP của tỉnh Quảng Đông Trung Quốc (1). Thu
nhập bình quân đầu người của Nga chỉ còn 8.500 USD. Chúng ta đều biết là
nền kinh tế Nga phụ thuộc chủ yếu vào việc khai thác tài nguyên mà dầu
mỏ và khí đốt là chủ lực, chiếm hơn 50% tiền thu ngân sách hàng năm. Cấm
vận của Mỹ và Châu Âu cũng giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế vốn đã ốm
yếu của Nga. Hầu hết hàng hóa tiêu dùng của Nga đều nhập ngoại, nước
Nga không có một thương hiệu hay mặt hàng nào nổi tiếng trong nước và
không có thương hiệu nào trên thế giới, ngoài rượu vodka.
Nga
đang cố gắng bằng mọi cách để hòa hoãn với Châu Âu và Mỹ tuy nhiên vì
Putin quá hung hăng và tự tin nên đã mắc một sai lầm không thể sửa chữa
đó là sát nhập Crimea của Ukraine vào lãnh thổ Nga. Miếng gân gà này giờ
nuốt cũng không trôi mà nhè ra cũng không được. Putin đã tỏ ra "mềm
mỏng" một cách không bình thường khi bị chính quyền Obama trục xuất 35
nhân viên ngoại giao mà không hề trả đũa. Nga đã cố gắng làm những việc
phi thường như dùng tin tặc tấn công hệ thống bầu cử Mỹ và tung tin thất
thiệt với hy vọng giúp Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ để cải thiện
quan hệ với Mỹ. Hiện tại Putin cũng đang cố gắng lèo lái dư luận Pháp
trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Nhưng mới đây (ngày 14/2) Nga vừa
nhận được một quả đắng khi Nhà Trắng tuyên bố là Nga phải trả Crimea
(Krưm) lại cho Ukraine. Lệnh cấm vận của EU vẫn tiếp tục duy trì…
Việc
Nga can thiệp vào Syria phải có lý do sâu xa. Tất nhiên ngoài những lý
do như Syria là đồng minh của Nga hay Nga muốn chứng tỏ cho thế giới
thấy được sức mạnh của Nga để từ đó phải có thái độ tôn trọng và biết
điều đối với Nga… thì có một lý do khách quan là sự nhu nhược của tổng
thống Obama với chính sách "không can thiệp". Obama đã gián tiếp từ
nhiệm vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ được định hình sau thế chiến lần
thứ Hai. Trên tất cả, lý do quan trọng nhất khiến Nga bắt buộc phải can
thiệp vào Syria đó là để tự vệ. Nước Nga không tấn công IS (Nhà nước Hồi
giáo) ở Trung Đông mà là Nga đang tự vệ.
Nước
Nga là một quốc gia đặc biệt khi trải dài trên một lãnh thổ rộng lớn từ
Châu Âu sang Châu Á. Trong lãnh thổ đó có rất nhiều dân tộc và quốc gia
Hồi giáo sinh sống, như Cộng hòa Tatarstan và
Cộng hòa Bashkortostan, Dagestan, Chechnya và Ingushetia… Với khoảng từ
10 đến 15 triệu người Hồi giáo, chiếm 10% dân số Nga. Ngoài ra
còn vài triệu người Hồi giáo đang sinh sống tại Nga đến từ các nước
Trung Á thuộc Liên Xô cũ trước đây. Riêng thủ đô Moscow đã có hơn hai
triệu người Hồi giáo sinh sống. Các cuộc xung đột thường xuyên ở Cộng hòa Bắc Caucasus dẫn đến các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu ở các thành phố lớn của Nga.
Các
nhóm nổi dậy tại Syria có rất nhiều chiến binh đến từ Nga và đây mới
thực sự là mối đe dọa cho nước Nga của Putin. Chủ nghĩa sô vanh nước lớn
và thái độ bất bao dung của chính quyền Nga khiến Nga trở thành "kẻ
thù" của nhiều sắc dân Hồi giáo. Bằng mọi cách Putin phải tiêu diệt hoặc
làm suy yếu các nhóm chiến binh này. Nga đã dùng các vũ khí tối tân
nhất, có sức hủy diệt lớn nhất trên chiến trường Syria. Các cuộc oanh
tạc của không quân Nga vào lãnh thổ IS đã giết chết rất nhiều dân thường
nhưng Putin vẫn phớt lờ, trong khi Mỹ và Phương Tây lại không dám làm
những việc tương tự vì sợ dư luận, báo chí phanh phui và lên án.
Để
thiết lập các căn cứ quân sự ở Syria với vài chục chiến đấu cơ và
khoảng 2.000 binh sĩ đồn trú, nước Nga phải đầu tư một khoản chi phí rất
lớn. Mỗi một ngày oanh kích Nga tiêu tốn khoảng từ 2,5 đến 5 triệu USD
(2).
Kinh
tế Nga khó có triển vọng sáng sủa trong thời gian tới do giá dầu mỏ và
khí đốt không thể tăng giá nhất là khi Mỹ quyết định phục hồi các hoạt
động sản xuất dầu đá phiến (3). Mỹ đang là nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất
thế giới thì nay trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất. Tất nhiên là với sự
phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ tư thì trong một
tương lai gần con người sẽ sử dụng năng lượng tự nhiên và năng lượng
tái tạo thay vì các nguồn năng lượng cổ điển như thủy điện, than, dầu
mỏ, khí đốt…
Mọi
cố gắng của Putin để làm nước Nga "vĩ đại trở lại" đều xa vời và khó
thực hiện nếu nước Nga không chịu chấp nhận dân chủ hóa đất nước. Tuy
nhiên viễn cảnh này là khó xảy ra khi Putin vẫn ngồi đó. Nước Nga sẽ
tiếp tục suy thoái và khủng hoảng dài dài.
Việt
Nam khó có thể trông chờ vào bất cứ điều gì tốt đẹp từ nước Nga. Một ví
dụ dễ thấy nhất đó là Putin đã hoàn toàn im lặng trong vấn đề Biển
Đông. Thậm chí báo chí Nga còn lớn tiếng bênh vực Trung Quốc thay vì ủng
hộ Việt Nam. Tất nhiên Nga phải o bế Trung Quốc để tìm đường thoát khi
bị Mỹ và EU cấm vận. Tuy nhiên Trung Quốc là một đối tác "khó chơi",
không thật lòng hay sòng phẳng như Châu Âu. Tóm lại Nga lo thân mình còn
chưa nổi thì còn có thể giúp được ai ? Sự sốt sắng và nịnh nọt Nga
trong vấn đề Ukraine của chính quyền Việt Nam thời gian qua là vô ích và
vô duyên. Không những không được lợi lộc gì mà còn làm cho Ukraine và
các nước văn minh thêm thù địch và chán ghét.
Putin
đang trông chờ rất nhiều vào tổng thống Mỹ Donald Trump để cải thiện
quan hệ hai nước nhưng kết quả cũng sẽ không được bao nhiêu. Đường lối
và chính sách của Mỹ không thể nào thay đổi một sớm một chiều. Tổng
thống Mỹ không thể thích gì thì làm nấy. Sắc lệnh của tổng thống Trump
cấm 7 nước Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ đã nhanh chóng bị tư pháp liên bang
bác bỏ ngay lập tức và dân chúng biểu tình phản đối khắp nơi là những
ví dụ điển hình của nền dân chủ Mỹ.
Mặc
dầu vẫn là một siêu cường về quân sự nhưng nước Nga của Putin chỉ là
một cường quốc trung bình thay vì một cực của thế giới vì không có một
sức mạnh kinh tế tương xứng để hỗ trợ.
Việt Hoàng (20/02/2017)
(1) (http://kygia.net/gdp-tinh-quang-dong-trung-quoc-da-vuot-gdp-cua-nga/)
(2) (http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/nga-chi-bao-nhieu-cho-chien-dich-khong-kich-syria-3296644.html)
(3) (http://cafef.vn/opec-bat-luc-truoc-dau-da-phien-tu-my-20170214094516816.chn)