Nhớ ngày 17 tháng 2, chưa làm được gì thì hãy nhắc nhở nhau! (Hà Sĩ Phu)
Nhưng phải có biểu tượng gì để ghi nhớ chứ? Khẩu hiệu, ừ khẩu hiệu gì
đó, ngắn gọn thôi. Có ý kiến nêu về chiến tranh biên giới 1979, có ý
kiến gắn với Hoàng-Trường sa, với Formosa, Bauxite... Tôi góp: Ta nên
nói nét gì đó lâu dài và tổng quát thôi, như lời di chúc của Trần Nhân
Tông là vừa mạnh mẽ vừa thấm thía. Mọi người nhất trí ngay, ngắn gọn là:
Một tấc quê hương cũng không được để mất!. Như một mệnh lệnh cho dân tộc, cho lương tâm mỗi con dân Việt Nam.
Bài học đâu chỉ có thế? Bài học ấy còn có nghĩa là: Việt Nam là đứa con
hoang, khôn hồn thì mau trở về với mẹ Bắc Kinh; chẳng những biên giới mà
khắp giải chữ S và các hải đảo sẽ được nước mẹ dần dần thu phục bằng
một quy trình tổng hợp với vô vàn phương thức vừa tinh vi vừa trắng
trợn.
Nay theo dõi thời sự thấy quan hệ giữa giới cầm quyền của hai nước xâm
lược và bị xâm lược vẫn cứ khăng khít, ngọt ngào (vị ngọt mặn như khi
răng cắn vào môi tứa máu), đành nuốt vào lòng ư?
Sau những phút mạn đàm thời sự, anh Đoàn Nhật Hồng, người “đảng viên
thời tiền khởi nghĩa” lâu nay cứ băn khoăn khổ sở về chi tiết lịch sử ấy
của mình, đưa ra ý kiến: “Thôi không buồn nữa, chưa làm được gì thì ta ghi lại cái gì đó để nhắc nhở nhau chớ quên.”
Anh Lĩnh, anh Tấn, và blogger Quang Nhàn tán thành ngay: Nhân tiện có
mấy anh em ngồi với nhau ở đây, ta chụp một tấm hình kỷ niệm...
Nhưng phải có biểu tượng gì để ghi nhớ chứ? Khẩu hiệu, ừ khẩu hiệu gì
đó, ngắn gọn thôi. Có ý kiến nêu về chiến tranh biên giới 1979, có ý
kiến gắn với Hoàng-Trường sa, với Formosa, Bauxite... Tôi góp: Ta nên
nói nét gì đó lâu dài và tổng quát thôi, như lời di chúc của Trần Nhân
Tông là vừa mạnh mẽ vừa thấm thía. Mọi người nhất trí ngay, ngắn gọn là:
Một tấc quê hương cũng không được để mất!. Như một mệnh lệnh cho dân tộc, cho lương tâm mỗi con dân Việt Nam.
Anh Lĩnh lấy ngay mặt trái của một cuốn lịch cũ, anh Tấn đi kiếm ngay
một chiếc bút “phớt”, tôi ngồi bệt xuống sàn viết ngoáy chưa đầy 10 phút
xong ngay câu tóm tắt di chúc ấy của Trần Nhân Tông, tô màu một chút
rồi móc lên tường. Mấy người chúng tôi đứng xúm lại, phân công bà xã nhà
tôi bấm cho mấy “pô”.
Anh em Đà Lạt chúng tôi thì còn nhiều người nữa, nhưng đều già yếu, có
anh đang ở xa, có anh nhà đang có tin buồn..., chẳng có điều kiện làm gì
quy mô, tiện gặp nhau thì làm một cái gì đó để tự nhắc nhở mình và nhắc
nhở nhau, chớ quên...
Thưa Trần Nhân Tông, chúng con không dám quên lời Người đã dạy:
“Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ
khác. Ta cũng để lại lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời
con cháu”. Chúng con xin ghi nhớ lời dạy, dẫu trách nhiệm chưa tròn cũng không dám cam tâm làm một phường... mất dạy!
Chúng tôi nhìn nhau thầm lặng, nhắc nhở nhau để đối thoại với lương tâm công dân của mình.
Trên tường chỉ có hình cụ Phan Châu Trinh chứng giám. Nhà trí thức yêu
nước lớn Phan Châu Trinh vượt xa tầm vóc một nhà văn hóa hay một nhà
giáo dục như nhiều người tưởng. Nếu dân tộc này khi xưa đủ trình độ để
biết cứu nước theo tư tưởng PCT, con đường chính trị PCT, con đường cách
mạng đầy trí tuệ, khoa học và khôn ngoan của Phan Châu Trinh thì tham
vọng xâm lăng của kẻ thù phương Bắc dù có được dày công vun đắp cũng
không thể có đường mà thực hiện.
11 giờ đêm 15 tháng 2-2017