Hành trình về dân chủ đa nguyên (Phần 2). (Bùi Quang Vơm-THDCĐN)
Quyền cầm quyền là quyền bình
đẳng của mọi tổ chức chính trị. Quyền cầm quyền không phải
quyền cai trị của một thiểu số đối với đám đông dân chúng, mà
ngược lại là quyền được cống hiến sản phẩm trí tuệ của
mình, quyền được dùng cố gắng của mình phục vụ cho lợi ích
cộng đồng, coi sự thắng lợi của triết lý là sự vinh quang của
tổ chức.
Hành trình về dân chủ đa nguyên (Phần 2). (Bùi Quang Vơm-THDCĐN)
Những biểu hiện của thể chế dân chủ đa nguyên
Những biểu hiện bề ngoài của một
thể chế xã hội đa nguyên là những gì bộc lộ ra bề mặt của
những vận động nội tại, từ sự hình thành và những tương tác
từ bên trong giữa các thành tố xã hội, thể hiện ra bề mặt
thành những đặc điểm nhận dạng. Có những biểu hiện mang tính
chất chung tồn tại ở mọi loại thể chế, nhưng có những biểu
hiện chỉ có thể có, nếu tính chất đa nguyên của thể chế được
đảm bảo. Qua những biểu hiện bên ngoài có thể nhận dạng một
thể chế thực sự là đa nguyên hay chỉ là sự biến dạng dưới
tác động của ý chí.
– Sở hữu tư nhân
Trong thể chế chính trị Đa nguyên, sỡ hữu tư nhân là nền tảng cơ sở của chế độ sở hữu.
Một trong những ý thức đầu tiên khi
thoát khỏi thế giới động vật của loài người là ý thức về
sở hữu. Những ký hiệu ngôn ngữ đầu tiên của loài người là
dấu hiệu xác định quyền sở hữu. Theo các nhà nghiên cứu cổ
sinh ngữ, từ “của tôi” nằm trong nhóm từ vựng đầu tiên của ngôn
ngữ con người. Như vậy, cơ sở của các tương tác xã hội có
xuất xứ từ các quan hệ sở hữu. Quyền sở hữu cá thể là một
quyền thuộc các quyền tự nhiên, quyền của Tạo hoá, thiêng liêng
và bất khả xâm phạm.
Mọi xung đột trong các tương tác xã
hội từ sơ khai cho đến hiện đại, đều có nguồn gốc từ quyền
sỡ hữu. Trong cuộc sống hàng ngày, những cố gắng sáng tạo
đầu tiên của con người chính là cố gắng chuyển những của cải
chưa có chủ sở hữu thành sở hữu của mình. Những va chạm,
giành giật và những xung đột đầu tiên trong cộng đồng người là
tranh giành quyền sở hữu.
Trong lịch sử, mọi cuộc chiến tranh
đều có nguồn gốc từ khát vọng chiếm đọat, chiếm đoạt đất
đai, rừng biển, chiếm đoạt tài nguyên, của cải, chiếm đoạt phụ
nữ v.v…
Sở hữu tư nhân là nền tảng, là cơ
sở tồn tại không thể chối bỏ của xã hội. Các tương tác giữa
các chủ sở hữu cụ thể của từng tài sản tạo ra các tương tác
xã hội, hình thành nên các hình thái kết cấu khác nhau của
xã hội, có mục đích gia tăng tài sản thuộc sỡ hữu của từng
cá thể thành phần.
Trong một xã hội đa nguyên, vì vậy,
tồn tại tất cả mọi loại hình sỡ hữu khác nhau, xuất phát
từ tính đa dạng của sự hình thành tài sản và sản phẩm lao
động. Mọi hình thức sở hữu khác, sở hữu gia đình, sỡ hữu
nhóm, sở hữu tập thể, sở hữu hội đoàn, sở hữu công xã, sở
hữu nhà nước, sở hữu toàn dân v.v..đều có nguồn gốc xuất
phát từ sở hữu tư nhân, thúc đẩy bởi mục đích cá thể, có
mục đích thoả mãn nhu cầu sở hữu tư nhân, chỉ tồn tại và có
giá trị khi trong các loại sở hữu đó, sở hữu tư nhân không bị
phá hoại.
Trong mọi hình thái xã hội, nền
tảng của ổn định trật tự là sự rõ ràng, minh bạch của sở
hữu. Nếu tất cả mọi thứ tài sản trong xã hội đều có chủ sở
hữu được xác định rành mạch, hợp lý, xác đáng, được bảo vệ
bằng luật pháp độc lập, xung đột chiếm đoạt, một loại xung
đột có màu sắc bạo lực sẽ không có môi trường phát triển.
Tài sản công, tài sản toàn dân hay tài sản thuộc sở hữu nhà
nước là loại tài sản mà chủ sở hữu của nó chỉ là một khái
niệm, một chủ thể vô hình, trên thực tế là những tài sản vô
chủ, là nguồn gốc của sự phát sinh tư tưởng chiếm đoạt, tư
hữu hoá, trước hết của các cá nhân có cơ hội, tiếp xúc trực
tiếp hoặc gián tiếp với các loại tài sản vô chủ, có quyền
lực chi phối đối với các tài sản đó, tạo ra các xung đột
giành giật, dẫn đến sự tan vỡ tính nhất quán của tinh thần
xã hội, tha hoá nền đạo đức của hệ thống, phát sinh nguy cơ
dẫn đến sự tan rã, sụp đổ của chế độ. Còn có tài sản chưa
được định rõ chủ sỡ hữu, còn tài sản chưa được gắn với một
điều luật cụ thể, còn có nguy cơ kích thích thèm khát chiếm
đoạt, gây ra sự phân hoá, tiềm ẩn rối loạn, bất ổn định.
Các thể chế chính trị, trong đó
quy định các chế độ sở hữu không dựa trên nền tảng sở hữu cá
thể, huỷ bỏ và không thưà nhận sở hữu tư nhân, là những thể
chế duy ý chí, trái quy luật. Trong mọi hình thái xã hội, mọi
cấp độ văn hoá, khi sinh hoạt vật chất và tinh thần của con
người còn tồn tại, xu thế chiếm hữu tư nhân hoá là xu thế tự
phát, tự nhiên, không một thứ lý tưởng nào, không một áp lực
nhân tạo nào ngăn cản được. Mọi hình thức sở hữu nếu không
đáp ứng nhu cầu tư nhân hoá, cá thể hoá, nó sẽ tự tạo ra
những rào cản ngay trong cơ chế hoạt động, cản trở phát triển,
tiêu hao năng lượng chung của xã hội.
Chủ nghĩa cộng sản với chủ trương
xoá bỏ mọi loại sở hữu là một chủ nghĩa không tưởng, phản
khoa học. Còn con người, thì còn sở hữu. Nhu cầu sở hữu là
thuộc tính của con người, và quyền sở hữu là quyền tự nhiên
của loài người. Không thể có xã hội loài người mà không có sở
hữu. Không còn sở hữu sẽ không còn các hoạt động tương tác
giữa các cá thể, xã hội trở nên bất động và chết cứng. Chủ
nghĩa cộng sản khi chủ trương hướng tới mộ̣t xã hội không còn
sở hữu là tự đào mồ chôn mình. Xã hội xã hội chủ nghĩa,
giai đoạn quá độ tiến tới xã hội cộng sản, chỉ thưà nhận
các hình thức sở hữu khác nhau với tư cách là các hình thức
sở hữu quá độ, trong một chu trình lần lượt biến mất, đầu
tiên và trước hết là sở hữu tư nhân, sau đó là sở hữu tập
thể, sở hữu nhà nước và cuối cùng là sở hữu toàn dân. Vì
vậy, chủ nghĩa xã hội khi hoàn thành giai đoạn tạo dựng cơ sở
vật chất, sẽ huỷ bỏ sở hữu cá thể. Các chủ doanh nghiệp tư
nhân, các chủ sở hữu cá thể của các phương tiện sản xuất sẽ
là những đối tượng đầu tiên bị thanh lọc khỏi hệ thống kinh
tế xã hội.
Xã hội đa nguyên là sự thống nhất
hài hoà lợi ích của toàn bộ cộng đồng trên cơ sở thoả mãn
cao nhất quyền sở hữu của từng cá thể riêng biệt. Mỗi cá thể
riêng biệt có quyền sở hữu hoàn toàn tài sản của mình trên
nguyên tắc không xâm phạm quyền sở hữu của người khác. Khát
vọng sở hữu trong thể chế đa nguyên là một loại động lực của
phát triển. Quyền sở hữu hoàn toàn và tuyệt đối với sản
phẩm lao động của mình chính là nguồn kích thích sự sáng tạo
không mệt mỏi của mỗi cá thể, nguồn năng lượng đổi mới không
ngừng của tiến bộ xã hội.
– Tự do cá nhân
Nếu nguyên tử là thành phần cơ sở
tạo ra vật chất, thì cá nhân con người là cơ sở hình thành nên
xã hội. Cá nhân là nguyên tử của xã hội. Xã hội không thể
tồn tại và phát triển dựa trên nguyên tắc phủ nhận cá nhân.
Tương tác đầu tiên của loài người
là tương tác giưã các cá thể khác giới, tạo ra tế bào đầu
tiên của xã hội loài người là gia đình. Công xã nguyên thuỷ là
sự kết hợp đầu tiên giữa các cá thể có chung lợi ích và nhu
cầu liên kết. Loài người tiến hoá, các kết cấu đơn giản từ
bộ tộc, bộ lạc tiến dần tới các hình thức xã hội đa tầng,
đa dạng, đa diện, các mối liên kết, các hoạt động tương tác
giữa các cá thể trở nên đan xen, chồng chéo, các va chạm lợi
ích phát triển phức tạp dần, tạo ra các xung đột có tính
chất và quy mô vượt khả năng tự giải quyết, xuất hiện nhu cầu
trung gian của lực lượng hoà giải, độc lập về lợi ích và
cùng có thoả thuận uỷ nhiệm của các phía xung đột. Đó là vai
trò trọng tài, khởi thuỷ là cá nhân, hoặc một nhóm cá nhân
có uy tín, dần trở thành một bộ phận xã hội, thoát ly khỏi
sản xuất, chuyên nghiệp và quan liêu hoá. Đây chính là nguồn
gốc và là chu trình rút gọn của lịch sử hình thành của Nhà
nước.
Như vậy, quá trình tiến hoá của
loài người, khởi đầu và cuối cùng đều do và bằng các hoạt
động cá nhân. Chất lượng của tiến hoá hoàn toàn phụ thuộc
vào chất lượng và năng lực từng cá thể. Tất cả các thể chế
chính trị trong đó tồn tại những chính sách khống chế và
kiểm soát tự do cá nhân, kiềm chế phát triển năng lực cá nhân
là những chính thể phản khoa học, chống lại tiến hoá của nhân
loại.
Tự do cá nhân bao gồm toàn bộ các
quyền gắn kết với sự ra đời của con người như một thực thể
của thiên nhiên vũ trụ, một sản phẩm của Tạo hoá. Đó là
quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do kiếm kế sinh nhai, tự
do tìm kiếm và tổ chức lao động, tự do mưu cầu tương lai, tự do
tìm kiếm cứu cánh và phương tiện tự vệ, tự do lập hội, tự
do tín ngưỡng, tự do thờ tự, tự do tư tưởng, tự do ý kiến, tự
do truyền bá và phổ biến thông tin, tự do báo chí, ngôn luận,
tự do hội họp, tự do tìm kiếm thông tin và bảo vệ bí mật
thông tin cá nhân, tự do phát triển cá nhân, là quyền gắn với
sinh mệnh của cá nhân như một thực thể của Tự nhiên. Vì vậy,
về nguyên tắc, không có một thế lực nhân tạo nào có quyền quy
định các quy tắc khống chế, kiểm soát và điều chỉnh quyền tự
do cá nhân của con người. Mọi điều luật hạn chế và kiểm soát
quyền tự do cá nhân dựa vào quyền lực, không có sự tự nguyện
của các cá thể, là những điều luật trên thực tế không có
hiệu lực, tự bị vô hiệu hoá và là nguồn gốc của phản kháng
xã hội.
Nhà nước cộng sản chủ trương xây
dựng một xã hội không giai cấp, không sở hữu, không tiền tệ,
không hàng hoá, không trao đổi. Xã hội là một cộng đồng nhất
thể hoá, đơn nguyên, trong đó không có gì là thuộc về cá nhân.
Vai trò cá nhân bị xoá bỏ, tính cách cá nhân bị hoà tan.
Chế độ cộng sản là chế độ chuyên
chế độc đảng. Xã hội được quản trị bằng quyền lực chuyên
chính của đảng cầm quyền. Bằng chính sách “trăm năm trồng
người”, đảng cộng sản chủ trương thông qua hệ thống giáo dục
từ mẫu giáo tới đại học, bằng hệ thống các phương tiện thông
tin tuyên truyền, tạo ra thế hệ những cá thể không còn tư tưởng
riêng, nhân sinh quan và quan niệm đạo đức đồng nhất, ước vọng
và ý chí trùng khớp với lý tưởng của đảng cầm quyền. Giá
trị cá nhân được đánh giá bằng lòng trung thành với lý tưởng
của đảng, với ý thức hệ cộng sản. Lợi ích cá nhân được gắn
với sự tận tụy và phục tùng vô điều kiện trật tự kỷ cương do
hệ thống đảng thiết lập. Xã hội không còn những cá thể có
tính cách riêng biệt, trở thành một cộng đồng thụ động, sơ
cứng. Điều này giải thích một thực tiễn tại Việt Nam từ
nhiều năm dưới quyền cai trị của đảng cộng sản, là hiện tượng
Việt Nam có rất nhiều thần đồng, nhiều tài năng khi nhỏ tuổi,
nhưng không có nhân tài, không có tên tuổi khi trưởng thành.Tất
cả các nhân tài khi bị ghép thành bộ phận của guồng máy chế
độ đã hoàn toàn bị tan biến.Tài năng vượt cấp trên và tư duy
độc lập là mầm mống của phản loạn. Xã hội chỉ được quyền
phục tùng, không được phép nghĩ, quyền nghĩ là độc quyền duy
nhất của bộ chính trị, trung ương của bộ máy cầm quyền. Mọi
tài năng phải thoát được ra khỏi Việt Nam, thoát khỏi chế độ
cộng sản chuyên chế mới có thể thành đạt.
Vì vậy, trong xã hội đa nguyên, mọi
quy định liên quan tới quyền tự do cá nhân được bắt buộc thông
qua bằng nguyên tắc trực tiếp, cá nhân người chịu sự chi phối
của quy định phải là người có tiếng nói cuối cùng. Đó là
nguyên tắc đồng thuận và trực tiếp. Các cơ chế đại diện hay đa
số không có giá trị đối với các quyền tự nhiên của con người.
Trong xã hội hiện đại, tự do cá
nhân được hiểu là quyền tự do hành động theo những gì người
đó quan niệm là đúng. Như vậy, hành vi cá nhân chỉ có nguy cơ
bị phán xét khi cố tình làm trái ngay với chính quan niệm
đúng của mình.
Tuy nhiên, xã hội là một tổng thể
thống nhất của các cá thể. Xã hội đa nguyên bảo vệ và bảo
đảm cao nhất quyền tự do cá nhân trên nguyên tắc không vi phạm
quyền tự do cá nhân của các cá thể khác. Lợi ích xã hội là
lợi ích bao trùm, trong đó lợi ích cá nhân được bảo đảm. Sự
dung hoà giữa các lợi ích cá thể được vận hành theo nguyên
tắc đảm bảo tăng trưởng cho lợi ích bao trùm, trong đó mọi lợi
ích thành phần đều tăng trưởng. Mọi sự dàn xếp xung đột không
dẫn đến tăng trưởng chung, trong đó tăng bên này tạo ra giảm
của bên kia sẽ không được luật pháp thừa nhận.
– Luân phiên cầm quyền.
Một biểu hiện khác về bản chất so
với các thể chế chính trị khác, vừa có tính tự nhiên vưà
là điều kiện cần có của một thể chế dân chủ đa nguyên, là sự
luân phiên cầm quyền một cách hoà bình của các lực lượng
chính trị khác nhau trong xã hội.
Khái niệm cầm quyền của tổ chức
đảng cộng sản vẫn còn là khái niệm cai trị, một khái niệm
phong kiến lạc hậu gắn cầm quyền với tên tuổi triều đại, trong
đó dân chúng là đối tượng cai trị của chế độ, là số đông dân
chúng bị trị, có lợi ích đối nghịch và tình cảm đối
kháng với thế lực cầm quyền.Trong tư duy chính trị hiện tại
của các lãnh đạo cộng sản Việt Nam, chính quyền và chế độ
không phải là hai thiết chế khác nhau, có tính độc lập tương
đối với nhau, mà chính quyền chỉ là công cụ của chế độ, có
chức năng cai trị dân, trấn áp đối kháng và bảo vệ sự tồn
tại của chế độ. Thay đổi chính quyền là thay đổi chế
độ, cuộc chiến thay đổi chính quyền là cuộc chiến lật đổ của
lực lượng thù địch với chế độ. Lật đổ gắn liền với đổ máu
và thù hận. Lịch sử cách mạng đẫm máu dưới sự lãnh đạo của
chính đảng cộng sản đã trở thành nỗi sợ bị cướp quyền, nỗi
sợ thanh toán nợ trong não trạng các lãnh đạo cộng sản.
Đa nguyên chính trị là tự do chính
trị. Tự do chính trị là quyền tự do tư tưởng và quyền tự do
lập hội kết hợp với nhau, chính là tự do đảng phái. Quyền tự
do tư tưởng và tự do chính trị được bảo đảm trong xã hội dân
chủ đa nguyên là nguồn gốc của tính đa đảng phái trong sinh hoạt
chính trị xã hội. Tất cả mọi đảng phái, bất kể nội dung,
hình thức, bất kể quy mô lớn nhỏ, đều được tôn trọng như nhau,
có tư cách pháp nhân bình đẳng.
Hoạt động chính trị là những hoạt
động thực tiễn của các đảng chính trị nhằm biến các triết
lý tư tưởng của đảng phái mình thành các chính sách giải pháp
được áp dụng vào đời sống xã hội của cộng đồng, trong đó
có các hoạt động cổ động khuếch trương ảnh hưởng của triết
lý tư tưởng mà mình tôn vinh.
Giành quyền được áp dụng các
chính sách của mình vào thực tế cuộc sống trở thành một nhu
cầu chính đáng của mọi tổ chức chính trị.
Quyền cầm quyền là quyền bình
đẳng của mọi tổ chức chính trị. Quyền cầm quyền không phải
quyền cai trị của một thiểu số đối với đám đông dân chúng, mà
ngược lại là quyền được cống hiến sản phẩm trí tuệ của
mình, quyền được dùng cố gắng của mình phục vụ cho lợi ích
cộng đồng, coi sự thắng lợi của triết lý là sự vinh quang của
tổ chức.
Chế độ chính trị của một quốc gia
trong quan niệm của chủ nghĩa đa nguyên là hệ thống các giá
trị được toàn thể công dân quốc gia, trong đó có các tổ chức
chính trị, thừa nhận bằng cơ chế trưng cầu trực tiếp, là hệ
thống những giá trị nền tảng, bất khả xâm phạm. Chế độ chính
trị có nghĩa vụ trung thành với hệ thống giá trị đó và có
chức năng bảo vệ tính bất khả xâm phạm của các giá trị đó.
Vì vậy chế độ chính trị, một khi đã được quyết định lựa
chọn trên nền tảng hệ thống giá trị, là một chế độ ổn định
với mọi tổ chức chính trị cầm quyền. Chế độ không thay đổi
theo chính phủ cầm quyền, mà chỉ thay đổi khi thay đổi hệ
thống giá trị. Thời gian cầm quyền của chính phủ có thể dài
ngắn tuỳ theo năng lực và uy tín, các tổ chức chính trị có tư
tưởng và triết lý khác nhau có thể luân phiên cầm quyền, nhưng
chế độ thì liên tục. Chế độ dân chủ đa nguyên là lựa chọn của
chúng ta.
Luân phiên cầm quyền là một cơ chế
đáp ứng nhu cầu cạnh tranh chính trị của các lực lượng chính
trị, các đảng phái khác nhau. Nhưng luân phiên cầm quyền cũng
là một đảm bảo cần thiết cho ổn định chính trị và thúc đẩy
tiến bộ. Trong khi ở các thể chế phi dân chủ, sự khác biệt về
tư tưởng triết lý, sự đối đầu về đường lối chính sách
thường tạo ra bất ổn định xã hội, thì cơ chế luân phiên cầm
quyền tạo không gian cạnh tranh lành mạnh và minh bạch, giải
toả các mâu thuẫn đối kháng, biến chúng thành các xung lực
thúc đẩy tiến bộ. Trong cố gắng nỗ lực phục vụchệ thống giá
trị chung, các đảng chính trị dần trở thành đồng minh, các
khác biệt chỉ còn là biện pháp và cấp độ sáng tạo.
Trên một phương diện khác, cơ chế
luân phiên cầm quyền luôn tạo ra lực lượng chính trị đối lập,
trên thực tế là tổ chức chính trị không chiếm được đa số
phiếu để lập ra chính phủ cầm quyền. Bị thúc ép bởi cạnh
tranh uy tín, đảng đối lập tự trở thành tổ chức phản biện
các chính sách của đảng cầm quyền, lực lượng gíám sát không
bỏ sót một hành vi có tính chất tham nhũng hay lạm dụng quyền
lực của đảng cầm quyền. Cuối cùng thì xã hội là người hưởng
lợi. Vì vậy, tồn tại đảng đối lập là một cơ chế mang tính
nguyên tắc được thưà nhận trong một thể chế dân chủ đa nguyên,
được luật pháp bảo vệ và đạo đức xã hội khuyến khích.
Bùi Quang Vơm (THDCĐN)