Quốc phòng Mỹ và Việt Nam : 'Hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết' (Nhiều nguồn tin)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Đại tướng Phan Văn Giang : 'Hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết'
BBC, 10/09/2024
BBC, 10/09/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang tại Lầu Năm Góc, bang Virginia, vào thứ Hai 9/9 theo giờ Mỹ.
Trong cuộc gặp cấp cao, ông Austin và ông Phan Văn Giang khẳng định lại tầm quan trọng trong quan hệ hợp tác Mỹ-Việt và làm sâu sắc thêm hợp tác quốc phòng, bao gồm thương mại quốc phòng, công nghiệp quốc phòng và chia sẻ thông tin.
Cả hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh đến một thỏa thuận mới về tăng cường hợp tác quân y.
"Chúng ta đang hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết và điều này quan trọng hơn bao giờ hết khi chúng ta cùng thúc đẩy những mục tiêu chung về nền hòa bình và thịnh vượng trong khu vực", ông Austin nói trong cuộc gặp, theo thông cáo từ Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang lần đầu tiên thăm chính thức Mỹ từ ngày 6 đến 11/9 theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.
Ở chiều ngược lại, chuyến đi gần nhất của ông Lloyd Austin đến Việt Nam là từ ngày 28 đến 29/7/2021.
Đã ký kết văn kiện gì ?
Theo báo Quân đội nhân dân, hai bộ trưởng đã ký bản Cập nhật Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ về hợp tác quốc phòng, "đánh dấu một dấu mốc mới trong quan hệ quốc phòng song phương".
Trước đó, Việt Nam và Mỹ đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng trong chuyến thăm của ông Ashton Carter, Bộ trưởng Quốc phòng lúc bấy giờ của Mỹ, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 31/5 đến 1/6/2015.
Khi đó, bộ trưởng quốc phòng hai bên đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng để định hướng hợp tác song phương trên cơ sở Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2011.
Việt Nam và Mỹ đã nâng cấp quan hệ ngoại giao lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 9/2023, sau 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện.
Tuần này cũng đánh dấu tròn một năm hai quốc gia nâng cấp lên mức cao nhất trong các thang bậc ngoại giao sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam trong hai ngày 10-11/9/2023.
Trong cuộc gặp cấp cao, Bộ trưởng Austin cũng nhấn mạnh về hợp tác quân sự ngày càng được tăng cường giữa Mỹ và Việt Nam trong năm qua, bao gồm chuyến thăm của soái hạm USS Blue Ridge (LCC 19) của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ và tàu Tuần duyên Waesche tới cảng quốc tế Cam Ranh từ ngày 8 đến 12/7.
Ông Austin cũng nhắc đến Chương trình Đối tác Thái Bình Dương và Thiên thần Thái Bình Dương đã hoàn thành sứ mệnh dài hai tuần với lễ bế mạc tại tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 30/8 vừa qua.
Về phần mình, Đại tướng Phan Văn Giang đã mời Bộ trưởng Lloyd Austin và lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng của Hoa Kỳ sang Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần thứ hai, dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào tháng 12/2024, theo báo Quân đội nhân dân.
Vấn đề mua bán vũ khí cũng được giới quan sát quan tâm đặc biệt.
Thông cáo chính thức của hai nước nhân chuyến thăm của ông Phan Văn Giang đến Mỹ không đề cập đến vấn đề này.
Theo Reuters hồi tháng 7, Mỹ đang thảo luận với Việt Nam việc bán máy bay vận tải quân sự Lockheed Martin C-130 Hercules cho Việt Nam.
Các nguồn tin nói với Reuters rằng hai bên đang đàm phán để có thể đạt được thỏa thuận trong năm nay.
Nếu được thực hiện, đây sẽ là thỏa thuận quân sự lớn nhất của Việt Nam kể từ khi công khai tuyên bố vào cuối năm 2022 về ý định đa dạng hóa nguồn cung quốc phòng, vốn phụ thuộc rất nhiều vào Nga trong nhiều thập kỷ.
Khắc phục hậu quả chiến tranh
Ngoài ra, ông Austin cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề hai nước phối hợp để khắc phục hậu quả Chiến tranh Việt Nam.
"Một phần quan trọng trong hợp tác của chúng ta là khắc phục hậu quả chiến tranh và chúng tôi vẫn cam kết đến mức cao nhất có thể, để tìm kiếm những người mất tích trong chiến tranh, chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ lâu dài của Việt Nam giúp hồi hương các quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh", ông Austin nói.
"Thông qua Sáng kiến Tìm kiếm Quân nhân Chiến tranh Việt Nam, chúng tôi cũng đang giúp Việt Nam tìm kiếm những quân nhân Việt Nam ngã xuống trong chiến tranh".
Ông Austin đã công bố cam kết tăng thêm ngân sách 65 triệu USD trong vòng 5 năm tới để hoàn thành xử lý ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa. Như vậy, tổng số tiền mà Bộ Quốc phòng Mỹ góp cho Dự án tẩy độc dioxin tại sân bay Biên Hòa đã đạt 215 triệu USD.
Dự án tẩy độc dioxin khu vực sân bay Biên Hòa được khởi động từ năm 2019.
Dự án có mục tiêu "giảm nguy cơ phơi nhiễm cho những người trong sân bay cũng như đối với các cộng đồng xung quanh, đồng thời khôi phục đất để sử dụng đầy đủ công năng", theo Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Cũng theo USAID, dự án này sẽ cần 10 năm để hoàn thành với kinh phí lên tới 450 triệu đôla, gồm đóng góp của chính phủ Hoa Kỳ và cả Việt Nam. Ước tính thời điểm hoàn thành dự án là vào năm 2030.
Trước khi đến Mỹ, ông Phan Văn Giang đã thăm Philippines vào ngày 30/8 và ký kết các thỏa thuận hợp tác song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro Jr.
Hiện cũng đã xuất hiện những dự báo về khả năng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm có thể sẽ thăm Mỹ vào tháng 9.
Có khả năng ông Tô Lâm sẽ đến New York để tham dự kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bắt đầu vào ngày 10/9 hoặc Thượng đỉnh Tương lai của Liên Hợp Quốc (Summit of the Future) bắt đầu vào ngày 22/9/2024. Ông có thể thăm chính thức Mỹ trong dịp này.
Theo thông tin trên website Đại học Columbia (Mỹ), ông Tô Lâm sẽ có buổi tọa đàm tại đây vào ngày 23/9/2024.
Tham gia buổi tọa đàm có bà Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Đông Á Weatherhead, Đại học Columbia.
Sinh viên Đại học Columbia được mời tham gia phiên hỏi đáp có người điều phối.
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đi Hoa Kỳ : hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ theo hướng nào ?
RFA, 06/09/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang sẽ đến Hoa Kỳ trong tháng 9 sau chuyến thăm đến Philippines. Những dự báo về hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ ra sao, đang là vấn đề được giới chuyên gia quan tâm.
Việt Nam gần đây có một loạt chuyển động quốc phòng gây chú ý. Đầu tháng 8/2024, nước này lần đầu tiên cử tàu cảnh sát biển CSB 8002 đi diễn tập cùng với Philippines. Sáng 24/8, Việt Nam cử tàu 18 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân đến Úc tham gia cuộc tập trận Kakadu. Báo Quân đội Nhân dân nhấn mạnh tàu 18 của Việt Nam "chỉ tham gia các hoạt động phi tác chiến" nhưng cho biết "đây là lần đầu tiên tàu Hải quân của Việt Nam tham gia Diễn tập Kakadu do Australia đăng cai tổ chức hai năm một lần, bắt đầu từ năm 1993".
Từ ngày 29 đến 31/8, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang thăm Philippines theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro. Sắp tới, từ ngày 7 đến 9/9, Bộ trưởng Giang sẽ đến thủ đô của Mỹ để gặp gỡ cấp cao với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Thông tin này được các quan chức Mỹ và Việt Nam nói với VOA trong ngày 30/8.
Theo kế hoạch, hai ông Phan Văn Giang và Austin được cho là sẽ thảo luận về hợp tác quốc phòng, bao gồm các chương trình huấn luyện, đào tạo, các chương trình giải quyết hậu quả từ thời chiến. Ngoài ra, hai phía Việt - Mỹ được cho là có thể sẽ ký một thỏa thuận mua bán thiết bị quân sự.
Hàng loạt chuyển động trên khiến giới quan sát đặt câu hỏi, liệu điều đó có phản ánh một bước chuyển nào đó trong chính sách quốc phòng của Việt Nam hay không.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương, việc ông Giang đến Mỹ có thể là một bước đi thăm dò của cả hai bên. Định hướng của mối quan hệ này sẽ là nâng cao mối quan hệ trên thực tế để xứng đáng với tên gọi "đối tác chiến lược toàn diện".
Quan hệ quốc phòng Việt Mỹ trước đây chỉ xoay quanh vấn đề giải quyết các di sản chiến tranh, thăm viếng, tặng tàu tuần tra. Có thể hai nước từ đây muốn thúc đẩy những hoạt động có ý nghĩa hơn. Trong đó, việc mua bán vũ khí sẽ là một trong những nội dung quan trọng của chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Phan Văn Giang. Ông Nguyễn Thế Phương nói tiếp :
"Đây chắc chắc sẽ là một điểm hai bên sẽ thảo luận trong chuyến thăm của Bộ trưởng Phan Văn Giang tới Mỹ. Ngoài ra, hai bên sẽ thảo luận các hợp đồng mua sắm. Chính các hợp đồng mua sắm này mới là điểm nhấn của quan hệ "đối tác chiến lược toàn diện". Nhưng chúng ta cần xem có thông tin gì mới trong chuyến thăm này hay không".
Mua vũ khí hay tàu chiến ?
Trao đổi với RFA, TS. Kelly A Grieco, chuyên gia cao cấp của Chương trình Đại Chiến lược Tái thiết của Hoa Kỳ tại Stimson Center cho rằng, Việt Nam vốn lệ thuộc vào hệ thống vũ khí Nga. Ukraine đã kết hợp các loại vũ khí thuộc hệ vũ khí Nga với các vũ khí công nghệ mới mà Phương Tây hỗ trợ để đánh bại cuộc xâm lược của Nga. Vũ khí Nga đã được chứng minh là thất bại trước công nghệ quân sự mới. Điều đó thúc đẩy nhu cầu chuyển đổi hệ vũ khí của những quốc gia lệ thuộc vũ khí Nga như Việt Nam.
Theo TS. Kelly, việc chuyển đổi của Việt Nam sẽ không phải là chuyển hẳn sang hệ vũ khí Mỹ vì điều đó bất khả thi. Chiến lược đúng đắn là đa dạng hóa một cách sáng tạo bằng cách kết hợp dần dần hai hệ thống vốn không tương thích nhau. Ấn Độ cũng nhìn bài học Ukraine để đa dạng hóa vũ khí theo con đường này.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Trần Bằng ở Đại học Paris 2, khi trao đổi với RFA, cho rằng năng lực tổng thể kinh tế - công nghiệp mới là động lực thực sự cho các hệ thống vũ khí mà Việt Nam đang muốn mua sắm.
Ông Trần Bằng cho rằng việc mua sắm thêm vũ khí là cần thiết, tuy nhiên, Việt Nam cần đặt năng lực công nghệ quốc phòng trong tổng thể năng lực công nghiệp nói chung. Lấy việc nâng cấp năng lực của hải quân và cảnh sát biển để phòng thủ ở Biển Đông và Vịnh Thái Lan làm ví dụ. Trần Bằng phân tích thêm :
"Bây giờ bổ sung thêm tàu chiến lớn hơn thì cũng cần, nhưng cần loại nào thì cũng cần suy nghĩ thêm. Ví dụ sức mạnh hải quân Việt Nam thì không thể so sánh với quân khu phía Nam của Trung Quốc được, chưa nói đến toàn bộ hải quân Trung Quốc. Cho nên chạy đua thì Việt Nam tốn tiền. Nếu chạy đua về năng lực công nghiệp nội địa thì có thể giải thích được. Còn chỉ để mua sắm thì nói như Fukuzawa Yukichi ngày xưa thì nếu như nước Anh có một nghìn tàu chiến thì không phải là nước Nhật cũng phải có một nghìn tàu chiến. Vấn đề của một nghìn tàu chiến đó là có một vạn tàu buôn và mười vạn thủy thủ cũng rất nhiều hàng hóa. Nếu đem ngân sách đi mua tàu chiến thì chỉ dẫn đến kiệt quệ ngân sách chứ không nâng cao được năng lực thực sự.
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, thăm chính thức Mỹ từ ngày 6 đến 11/9 theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin - Ảnh Anna Moneymaker/Getty Images
Trong cuộc gặp cấp cao, ông Austin và ông Phan Văn Giang khẳng định lại tầm quan trọng trong quan hệ hợp tác Mỹ-Việt và làm sâu sắc thêm hợp tác quốc phòng, bao gồm thương mại quốc phòng, công nghiệp quốc phòng và chia sẻ thông tin.
Cả hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh đến một thỏa thuận mới về tăng cường hợp tác quân y.
"Chúng ta đang hợp tác chặt chẽ hơn bao giờ hết và điều này quan trọng hơn bao giờ hết khi chúng ta cùng thúc đẩy những mục tiêu chung về nền hòa bình và thịnh vượng trong khu vực", ông Austin nói trong cuộc gặp, theo thông cáo từ Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang lần đầu tiên thăm chính thức Mỹ từ ngày 6 đến 11/9 theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin.
Ở chiều ngược lại, chuyến đi gần nhất của ông Lloyd Austin đến Việt Nam là từ ngày 28 đến 29/7/2021.
Đã ký kết văn kiện gì ?
Trong cuộc gặp cấp cao, ông Austin nhấn mạnh về hợp tác quân sự ngày càng được tăng cường giữa Mỹ và Việt Nam - Anna Moneymaker/Getty Images
Theo báo Quân đội nhân dân, hai bộ trưởng đã ký bản Cập nhật Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ về hợp tác quốc phòng, "đánh dấu một dấu mốc mới trong quan hệ quốc phòng song phương".
Trước đó, Việt Nam và Mỹ đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng trong chuyến thăm của ông Ashton Carter, Bộ trưởng Quốc phòng lúc bấy giờ của Mỹ, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 31/5 đến 1/6/2015.
Khi đó, bộ trưởng quốc phòng hai bên đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng để định hướng hợp tác song phương trên cơ sở Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương ký năm 2011.
Việt Nam và Mỹ đã nâng cấp quan hệ ngoại giao lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 9/2023, sau 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện.
Tuần này cũng đánh dấu tròn một năm hai quốc gia nâng cấp lên mức cao nhất trong các thang bậc ngoại giao sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam trong hai ngày 10-11/9/2023.
Trong cuộc gặp cấp cao, Bộ trưởng Austin cũng nhấn mạnh về hợp tác quân sự ngày càng được tăng cường giữa Mỹ và Việt Nam trong năm qua, bao gồm chuyến thăm của soái hạm USS Blue Ridge (LCC 19) của Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ và tàu Tuần duyên Waesche tới cảng quốc tế Cam Ranh từ ngày 8 đến 12/7.
Ông Austin cũng nhắc đến Chương trình Đối tác Thái Bình Dương và Thiên thần Thái Bình Dương đã hoàn thành sứ mệnh dài hai tuần với lễ bế mạc tại tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 30/8 vừa qua.
Về phần mình, Đại tướng Phan Văn Giang đã mời Bộ trưởng Lloyd Austin và lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng của Hoa Kỳ sang Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần thứ hai, dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào tháng 12/2024, theo báo Quân đội nhân dân.
Vấn đề mua bán vũ khí cũng được giới quan sát quan tâm đặc biệt.
Thông cáo chính thức của hai nước nhân chuyến thăm của ông Phan Văn Giang đến Mỹ không đề cập đến vấn đề này.
Theo Reuters hồi tháng 7, Mỹ đang thảo luận với Việt Nam việc bán máy bay vận tải quân sự Lockheed Martin C-130 Hercules cho Việt Nam.
Các nguồn tin nói với Reuters rằng hai bên đang đàm phán để có thể đạt được thỏa thuận trong năm nay.
Nếu được thực hiện, đây sẽ là thỏa thuận quân sự lớn nhất của Việt Nam kể từ khi công khai tuyên bố vào cuối năm 2022 về ý định đa dạng hóa nguồn cung quốc phòng, vốn phụ thuộc rất nhiều vào Nga trong nhiều thập kỷ.
Khắc phục hậu quả chiến tranh
Ông Austin công bố cam kết Mỹ sẽ tăng thêm ngân sách 65 triệu đô la trong vòng 5 năm tới để hoàn thành xử lý ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa
Ngoài ra, ông Austin cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề hai nước phối hợp để khắc phục hậu quả Chiến tranh Việt Nam.
"Một phần quan trọng trong hợp tác của chúng ta là khắc phục hậu quả chiến tranh và chúng tôi vẫn cam kết đến mức cao nhất có thể, để tìm kiếm những người mất tích trong chiến tranh, chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ lâu dài của Việt Nam giúp hồi hương các quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh", ông Austin nói.
"Thông qua Sáng kiến Tìm kiếm Quân nhân Chiến tranh Việt Nam, chúng tôi cũng đang giúp Việt Nam tìm kiếm những quân nhân Việt Nam ngã xuống trong chiến tranh".
Ông Austin đã công bố cam kết tăng thêm ngân sách 65 triệu USD trong vòng 5 năm tới để hoàn thành xử lý ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa. Như vậy, tổng số tiền mà Bộ Quốc phòng Mỹ góp cho Dự án tẩy độc dioxin tại sân bay Biên Hòa đã đạt 215 triệu USD.
Dự án tẩy độc dioxin khu vực sân bay Biên Hòa được khởi động từ năm 2019.
Dự án có mục tiêu "giảm nguy cơ phơi nhiễm cho những người trong sân bay cũng như đối với các cộng đồng xung quanh, đồng thời khôi phục đất để sử dụng đầy đủ công năng", theo Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Cũng theo USAID, dự án này sẽ cần 10 năm để hoàn thành với kinh phí lên tới 450 triệu đôla, gồm đóng góp của chính phủ Hoa Kỳ và cả Việt Nam. Ước tính thời điểm hoàn thành dự án là vào năm 2030.
Trước khi đến Mỹ, ông Phan Văn Giang đã thăm Philippines vào ngày 30/8 và ký kết các thỏa thuận hợp tác song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro Jr.
Hiện cũng đã xuất hiện những dự báo về khả năng Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm có thể sẽ thăm Mỹ vào tháng 9.
Có khả năng ông Tô Lâm sẽ đến New York để tham dự kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bắt đầu vào ngày 10/9 hoặc Thượng đỉnh Tương lai của Liên Hợp Quốc (Summit of the Future) bắt đầu vào ngày 22/9/2024. Ông có thể thăm chính thức Mỹ trong dịp này.
Theo thông tin trên website Đại học Columbia (Mỹ), ông Tô Lâm sẽ có buổi tọa đàm tại đây vào ngày 23/9/2024.
Tham gia buổi tọa đàm có bà Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện Đông Á Weatherhead, Đại học Columbia.
Sinh viên Đại học Columbia được mời tham gia phiên hỏi đáp có người điều phối.
*****************************
Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đi Hoa Kỳ : hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ theo hướng nào ?
RFA, 06/09/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang sẽ đến Hoa Kỳ trong tháng 9 sau chuyến thăm đến Philippines. Những dự báo về hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ ra sao, đang là vấn đề được giới chuyên gia quan tâm.
Bộ trưởng Phan Văn Giang và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin gặp nhau ngày 10/6/2022, trước thềm Đối thoại Shangri-La lần thứ 19 tại Singapore – Reuters (ảnh minh họa)
Chuyển động quốc phòngViệt Nam gần đây có một loạt chuyển động quốc phòng gây chú ý. Đầu tháng 8/2024, nước này lần đầu tiên cử tàu cảnh sát biển CSB 8002 đi diễn tập cùng với Philippines. Sáng 24/8, Việt Nam cử tàu 18 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân đến Úc tham gia cuộc tập trận Kakadu. Báo Quân đội Nhân dân nhấn mạnh tàu 18 của Việt Nam "chỉ tham gia các hoạt động phi tác chiến" nhưng cho biết "đây là lần đầu tiên tàu Hải quân của Việt Nam tham gia Diễn tập Kakadu do Australia đăng cai tổ chức hai năm một lần, bắt đầu từ năm 1993".
Từ ngày 29 đến 31/8, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang thăm Philippines theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro. Sắp tới, từ ngày 7 đến 9/9, Bộ trưởng Giang sẽ đến thủ đô của Mỹ để gặp gỡ cấp cao với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Thông tin này được các quan chức Mỹ và Việt Nam nói với VOA trong ngày 30/8.
Theo kế hoạch, hai ông Phan Văn Giang và Austin được cho là sẽ thảo luận về hợp tác quốc phòng, bao gồm các chương trình huấn luyện, đào tạo, các chương trình giải quyết hậu quả từ thời chiến. Ngoài ra, hai phía Việt - Mỹ được cho là có thể sẽ ký một thỏa thuận mua bán thiết bị quân sự.
Hàng loạt chuyển động trên khiến giới quan sát đặt câu hỏi, liệu điều đó có phản ánh một bước chuyển nào đó trong chính sách quốc phòng của Việt Nam hay không.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương, việc ông Giang đến Mỹ có thể là một bước đi thăm dò của cả hai bên. Định hướng của mối quan hệ này sẽ là nâng cao mối quan hệ trên thực tế để xứng đáng với tên gọi "đối tác chiến lược toàn diện".
Quan hệ quốc phòng Việt Mỹ trước đây chỉ xoay quanh vấn đề giải quyết các di sản chiến tranh, thăm viếng, tặng tàu tuần tra. Có thể hai nước từ đây muốn thúc đẩy những hoạt động có ý nghĩa hơn. Trong đó, việc mua bán vũ khí sẽ là một trong những nội dung quan trọng của chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Phan Văn Giang. Ông Nguyễn Thế Phương nói tiếp :
"Đây chắc chắc sẽ là một điểm hai bên sẽ thảo luận trong chuyến thăm của Bộ trưởng Phan Văn Giang tới Mỹ. Ngoài ra, hai bên sẽ thảo luận các hợp đồng mua sắm. Chính các hợp đồng mua sắm này mới là điểm nhấn của quan hệ "đối tác chiến lược toàn diện". Nhưng chúng ta cần xem có thông tin gì mới trong chuyến thăm này hay không".
Mua vũ khí hay tàu chiến ?
Trao đổi với RFA, TS. Kelly A Grieco, chuyên gia cao cấp của Chương trình Đại Chiến lược Tái thiết của Hoa Kỳ tại Stimson Center cho rằng, Việt Nam vốn lệ thuộc vào hệ thống vũ khí Nga. Ukraine đã kết hợp các loại vũ khí thuộc hệ vũ khí Nga với các vũ khí công nghệ mới mà Phương Tây hỗ trợ để đánh bại cuộc xâm lược của Nga. Vũ khí Nga đã được chứng minh là thất bại trước công nghệ quân sự mới. Điều đó thúc đẩy nhu cầu chuyển đổi hệ vũ khí của những quốc gia lệ thuộc vũ khí Nga như Việt Nam.
Theo TS. Kelly, việc chuyển đổi của Việt Nam sẽ không phải là chuyển hẳn sang hệ vũ khí Mỹ vì điều đó bất khả thi. Chiến lược đúng đắn là đa dạng hóa một cách sáng tạo bằng cách kết hợp dần dần hai hệ thống vốn không tương thích nhau. Ấn Độ cũng nhìn bài học Ukraine để đa dạng hóa vũ khí theo con đường này.
Trong khi đó, nhà nghiên cứu Trần Bằng ở Đại học Paris 2, khi trao đổi với RFA, cho rằng năng lực tổng thể kinh tế - công nghiệp mới là động lực thực sự cho các hệ thống vũ khí mà Việt Nam đang muốn mua sắm.
Ông Trần Bằng cho rằng việc mua sắm thêm vũ khí là cần thiết, tuy nhiên, Việt Nam cần đặt năng lực công nghệ quốc phòng trong tổng thể năng lực công nghiệp nói chung. Lấy việc nâng cấp năng lực của hải quân và cảnh sát biển để phòng thủ ở Biển Đông và Vịnh Thái Lan làm ví dụ. Trần Bằng phân tích thêm :
"Bây giờ bổ sung thêm tàu chiến lớn hơn thì cũng cần, nhưng cần loại nào thì cũng cần suy nghĩ thêm. Ví dụ sức mạnh hải quân Việt Nam thì không thể so sánh với quân khu phía Nam của Trung Quốc được, chưa nói đến toàn bộ hải quân Trung Quốc. Cho nên chạy đua thì Việt Nam tốn tiền. Nếu chạy đua về năng lực công nghiệp nội địa thì có thể giải thích được. Còn chỉ để mua sắm thì nói như Fukuzawa Yukichi ngày xưa thì nếu như nước Anh có một nghìn tàu chiến thì không phải là nước Nhật cũng phải có một nghìn tàu chiến. Vấn đề của một nghìn tàu chiến đó là có một vạn tàu buôn và mười vạn thủy thủ cũng rất nhiều hàng hóa. Nếu đem ngân sách đi mua tàu chiến thì chỉ dẫn đến kiệt quệ ngân sách chứ không nâng cao được năng lực thực sự.
Bao giờ Việt Nam có các đường hàng hải rất mạnh, không phải các nước mang tàu đến lấy hàng đem đi mà Việt Nam tự mình đem đi được, rồi hệ thống luật pháp và dân trí được nâng cao thì lúc ấy việc có một nghìn tàu chiến là điều bắt buộc phải có. Còn bây đầu tư mua tàu chiến thì cũng không có tác dụng gì".
Trong chuyến thăm Philippines tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang đã kí với người đồng cấp nước chủ nhà một "Ý định thư" (letter of intent). Chưa biết kết quả cụ thể tương lai sẽ thế nào, nhưng giới quan sát cho rằng, nó cho thấy một sự xích lại gần nhau giữa hai quốc gia tạm gọi là hai nước đối đầu với Trung Quốc mạnh mẽ nhất trên Biển Đông trong ASEAN ở thời điểm hiện tại.
Ông Nguyễn Thế Phương cũng cho rằng điều đó cho thấy một sự chủ động, tự tin hơn trong việc tương tác với các quốc gia có tranh chấp ở biển Đông. Đó không phải là một bước nhảy vọt gì cả nhưng nó có bước tiến và khác biệt so với trước đây. Do đó, giới quan sát sẽ quan tâm theo dõi chuyển động quan hệ quốc phòng Việt Nam với Hoa Kỳ, một đồng minh hiệp ước của Philippines, sau chuyến thăm của ông Phan Văn Giang.
Ông Nguyễn Thế Phương cũng cho rằng điều đó cho thấy một sự chủ động, tự tin hơn trong việc tương tác với các quốc gia có tranh chấp ở biển Đông. Đó không phải là một bước nhảy vọt gì cả nhưng nó có bước tiến và khác biệt so với trước đây. Do đó, giới quan sát sẽ quan tâm theo dõi chuyển động quan hệ quốc phòng Việt Nam với Hoa Kỳ, một đồng minh hiệp ước của Philippines, sau chuyến thăm của ông Phan Văn Giang.
Nguồn : RFA, 06/09/2024