Hết cần quanh co, NATO điểm mặt Nga và Trung Quốc (Minh Anh, Thùy Dương, Trọng Nghĩa)

Phát biểu sáng nay trước khi khởi động các cuộc thảo luận giữa lãnh đạo các nước thành viên, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg xác định Liên Minh đang trải qua "một cuộc khủng hoảng an ninh nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II", và nhân hội nghị thượng đỉnh lần này, NATO "sẽ nói rõ Nga là mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh của chúng tôi" 



NATO – Thành trì duy nhất bảo đảm an ninh cho Châu Âu ?

Minh Anh, RFI, 30/06/2022

Giống như Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), Liên Hiệp Châu Âu (EU) cũng có một điều khoản về phòng thủ hỗ tương của riêng mình. Tuy nhiên, việc Thụy Điển và Phần Lan – thành viên của EU – quyết định xin gia nhập NATO dường như cho thấy niềm tin đối với điều khoản phòng thủ trên của EU là rất mong manh.

otan1

Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng các lãnh đạo các nước thành viên khối Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO đến dự thượng đỉnh tại Madrid, thủ đô Tây Ban Nha, ngày 28/06/2022.  AP - Jonathan Ernst

Trong hai ngày 29 - 30/06/2022, các nước thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương, họp thượng đỉnh tại Madrid, thủ đô Tây Ban Nha. Cuộc họp lần này diễn ra trong bối cảnh đặc biệt, Nga tiến hành cuộc chiến xâm lược Ukraine kéo dài từ hơn 4 bốn tháng qua. Cuộc xung đột này đánh dấu một bước ngoặt lớn cho an ninh Châu Âu và NATO – liên minh quân sự lớn nhất thế giới.

Điều 42 khoản 7 của EU và Điều 5 của NATO : bên nào mạnh hơn ?

Hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine gây ra một hệ quả khác có nguy cơ dẫn đến những biến đổi địa chính trị lớn tại châu lục : Thụy Điển và Phần Lan, quyết định từ bỏ thế trung lập, xin gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương – NATO. Trên đài RFI, Jean-Pierre Maulny, chuyên gia về quốc phòng, Viện Nghiên cứu quốc tế và chiến lược, nhận định :

"Chịu trách nhiệm đầu tiên của việc Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập khối NATO là thuộc về Nga. Nếu như Nga không xâm lược Ukraine, không bao giờ hai nước này sẽ đệ đơn xin gia nhập, dù là những năm gần đây hai nước này có xu hướng xích lại gần hơn và tăng cường hợp tác nhiều hơn với NATO.

Điểm thứ hai, tôi cho rằng cần phải nhìn tổng thể các tác nhân. Thụy Điển và Phần Lan đều là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu. Và khối này cũng có một điều khoản tương trợ : đó là điều số 42 khoản 7. Do đó, thông thường nếu Thụy Điển và Phần Lan bị tấn công, các nước Liên Hiệp Châu Âu phải hỗ trợ hai nước này".

Được thông qua hồi năm 2007 và có hiệu lực ngay từ năm 2009, điều khoản tương trợ phòng thủ này quy định rằng "nếu một nước thành viên của Liên Hiệp Châu Âu là nạn nhân của một cuộc tấn công vũ trang ngay trên lãnh thổ của mình, các nước khác có nghĩa vụ cung cấp trợ giúp bằng bất kể phương tiện gì trong quyền hạn của mình".

Điều 42 khoản 7 cũng nói rằng nếu như nghĩa vụ bảo vệ lẫn nhau là mang tính ràng buộc cho tất cả các nước thành viên của EU, "nghĩa vụ này không ảnh hưởng đến thế trung lập của một số nước của Liên Âu và có thể tương thích với những cam kết của các nước trong khối EU và là thành viên của NATO". Theo trang mạng Euronews, điều đó có nghĩa là kiểu hỗ trợ được cung cấp, nếu như có, luôn phụ thuộc vào các nhà lãnh đạo chính trị từ nhiều nước thành viên khác nhau.

Tương tự, điều khoản số 5 về phòng thủ tập thể trong Hiệp ước Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương cũng dự trù rằng "một cuộc tấn công nhắm vào một đồng minh được xem như là một cuộc tấn công chống lại cả liên minh". Nhưng điều 5 còn quy định chi tiết rằng bất kỳ đồng minh nào, "trong việc thực hiện quyền tự vệ của cá nhân hoặc tập thể", sẽ thực hiện "với tư cách cá nhân và phối hợp với các bên khác, hành động mà họ cho là cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực".

Về điểm này, nhà sử học Laurent Warlouzet, chuyên nghiên cứu về Châu Âu, trường đại học Sorbonne trên đài RFI có lý giải như sau : "Nên nhớ là điều số 5 của NATO là do Pháp, Anh, các nước Tây Âu thời đó yêu cầu vì cảm thấy rất lo lắng. Họ lo sợ Liên Xô, giờ có thể cho là hơi thái quá. Nhưng vào thời đó, thời Liên Xô của Stalin và còn có nhiều sự kiện khác nữa : bức tường Berlin, chiến tranh Triều Tiên nên Châu Âu muốn có một sự bảo đảm tự động từ Mỹ và do vậy, chính Hoa Kỳ đã thêm điều khoản này nhưng vẫn để cho họ quyền lựa chọn phương thức can thiệp, nghĩa là có nghĩa vụ hỗ trợ nhưng mọi hành động phải được tham vấn về cách thức thực hiện".

NATO : Mỹ vẫn là cột trụ chính

Dù vậy, trong nhãn quan phần lớn các nước trong khối Liên Âu mà cũng là thành viên của NATO, điều 42 khoản 7 "có phần yếu về mặt chính trị". Vẫn theo vị giáo sư sử học, chính việc phân bổ trách nhiệm đã làm cho vai trò phòng thủ của Liên Âu kém hấp dẫn hơn so với NATO. Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (CEE), rồi sau này là Liên Hiệp Châu Âu, chăm lo chủ yếu các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường, còn vấn đề an ninh – quốc phòng hầu như được phó thác cho NATO, vốn dĩ thật sự là một liên minh quân sự.

Một quan điểm cũng được ông Jean-Pierre Maulny đồng chia sẻ : "Liên Hiệp Châu Âu trên phương diện quốc phòng chỉ là một tác nhân thứ yếu bởi vì trên thực tế là không có Mỹ. Chính thế mạnh của Mỹ tạo nên sức mạnh của NATO, chứ không phải tự bản thân NATO. Khối liên minh quân sự này cũng có một số phương tiện nhưng nếu mở rộng thêm chiếc gạch nối, Liên Hiệp Châu Âu cộng thêm Mỹ, sức mạnh quân sự chính là Mỹ".

Điều này giải thích vì sao, ngay khi xung đột bùng phát, Phần Lan và Thụy Điển ngay lập tức đã nhìn vào điều 42 khoản 7 mà hỏi "cụ thể, quý vị có thể làm được gì với điều khoản này, chúng sẽ cung cấp cho chúng tôi được điều gì ?"... Khi tuyên bố muốn gia nhập NATO, Phần Lan và Thụy Điển muốn nói rằng vì Liên Hiệp Châu Âu đã không mang lại những bảo đảm an ninh mà hai nước này đang tìm kiếm, nên hướng sang tổ chức khác có thể cung cấp điều họ muốn.

Theo một số nhà quan sát, qua việc nhắc đến điều 42 khoản 7, Phần Lan và Thụy Điển còn nhằm mục đích thúc đẩy chính sách an ninh và quốc phòng chung Châu Âu. Chính việc thiếu vắng một cơ cấu an ninh, năng lực quân sự ít nhiều góp phần tạo cơ hội cho Nga gây ra cuộc xung đột ngày nay ở Ukraine.

EU và NATO : Những đối tác "bổ sung"

Đây chính là những gì mà tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất từ nhiều năm gần đây nhưng không mấy thành công kể từ sau vụ tấn công khủng bố tháng 11/2015. Paris cho rằng Châu Âu nên gánh vác thêm một phần lớn trách nhiệm cho an ninh tập thể. Nhưng ông Jean-Pierre Maulny lưu ý : "Điều đó phải được thực hiện trong khuôn khổ của Liên Hiệp Châu Âu và trong khuôn khổ của NATO, chứ không chỉ có bên này hay bên kia".

Giờ đây, trong bối cảnh chiến tranh, chính phủ Pháp muốn rằng Liên Hiệp Châu Âu và NATO phải là hai đối tác bổ sung cho nhau. Theo Paris, "khái niệm chiến lược 2030" - trên nguyên tắc phải được công bố sau kỳ thượng đỉnh này – nên bao gồm cả "la bàn chiến lược" của Liên Âu, được công bố hồi tháng 2/2022, đồng thời nhấn mạnh đến sự hợp tác cần thiết giữa hai cơ chế.

Một số nhà phân tích khác cho rằng, nếu như Thổ Nhĩ Kỳ không còn gây trở ngại, việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO còn là một tín hiệu tốt, mang lại cho Châu Âu một tiếng nói có trọng lượng hơn, tạo một thế cân bằng giữa Washington và Châu Âu, và cho phép có những cuộc đối thoại chính trị sâu rộng và ít bị phụ thuộc hơn như Châu Âu thường lo ngại.

Về mặt chiến lược, Châu Âu và NATO củng cố thêm sườn phía bắc, theo như phân tích của Jean-François Bureau, cựu trợ lý tổng thư ký NATO (2007-2010), trong một chương trình tranh luận địa chính trị của RFI : "Sườn phía bắc của NATO có một tầm quan trọng ngày càng lớn vào một thời điểm mà mọi vấn đề an ninh liên quan đến vùng Bắc Cực sắp trở thành một vấn đề lớn trong quan hệ với Nga. Nên nhớ rằng Moskva tỏ rõ các tham vọng chủ quyền lãnh thổ giống như Trung Quốc tại Biển Đông, và các đòi hỏi lãnh thổ tại các đảo nhỏ cho phép hỗ trợ chủ quyền lãnh thổ Nga tại những trục lưu thông hàng hải tương lai một khi băng tan".

Nhìn chung, giới quan sát tại Pháp đều cho rằng trong ngắn hạn, trước mối đe dọa đến từ Nga hiện nay, việc mở rộng NATO, đón tiếp thêm thành viên mới là điều khó tránh khỏi. Nhưng Jean-Pierre Maulny cảnh báo, "liên minh quân sự hiện nay ngày càng có nguy cơ biến thành một liên minh các nền dân chủ. Điều này không phải cũng được nước nào chấp nhận, một số nước có thể xem liên minh quân sự này như là một mối đe dọa".

Thế nên, theo nhà nghiên cứu này, trong trung và dài hạn, Liên Hiệp Châu Âu nên có một cơ cấu an ninh hòa dịu hơn, như dự án Châu Âu Địa Chính Trị đang được thảo luận hiện nay, không chỉ đơn thuần về an ninh – quốc phòng mà có thể bảo đảm một sự hợp tác thật sự ở cấp độ toàn lục địa. Châu Âu không thể ở mãi trong tình trạng đối đầu vĩnh viễn !

Minh Anh

Nguồn : RFI, 30/06/2022

********************

Nga chỉ trích NATO có tham vọng bá chủ khi cam kết hỗ trợ Ukraine

Thùy Dương, RFI, 30/06/2022

Tại thượng đỉnh Liên Minh Bắc Đại Tây Dương tổ chức ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 29/06/2022, các nhà lãnh đạo NATO cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine chừng nào Kiev còn cần để đối phó với "sự tàn ác" của Nga.

otan2

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong cuộc họp báo nhân thượng đỉnh NATO tại Madrid, Tây Ban Nha, ngày 29/06/2022. AP - Bernat Armangue

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm thứ Tư, nhấn mạnh việc trợ giúp Ukraine chống Nga là một "nghĩa vụ đạo đức và chính trị" của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Trong một tuyên bố chung, các nước NATO cho biết đã đồng ý về một kế hoạch viện trợ mới liên quan đến việc "chuyển các thiết bị quân sự không gây sát thương" cho Ukraine và tăng cường khả năng phòng thủ của Kiev trước các vụ tấn công mạng.

NATO tố cáo "sự tàn ác khủng khiếp của Nga đang gây ra những nỗi đau khổ cho vô cùng lớn cho con người" và khiến rất nhiều người phải di cư. Tuyên bố chung của NATO khẳng định Moskva phải chịu "toàn bộ trách nhiệm về thảm họa nhân đạo này".

Đáp lại sự ủng hộ của NATO, tổng thống Ukraine Zelensky ngày 29/06 hoan nghênh thượng đỉnh Madrid là "một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt, một thượng đỉnh của sự chuyển đổi, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương đang thay đổi chiến lược để đáp trả các chính sách hung hăng, mang tính xâm lược Châu Âu của Nga".

Về phía Nga, theo AFP, trong cuộc họp báo từ Achkhabad, thủ đô Turkmenistan, tổng thống Vladimir Putin đả kích thái độ của phương Tây. Nguyên thủ Nga tố cáo "các nước lãnh đạo NATO mong muốn (...) khẳng định quyền bá chủ, tham vọng đế quốc" và cho rằng việc Tây phương kêu gọi Ukraine tiếp tục chiến đấu và từ chối đàm phán càng khẳng định rằng nhận định của Moskva là đúng, rằng bảo vệ Ukraine và lợi ích của người dân Ukraine không phải mục tiêu của phương Tây và NATO, mà đó là "một cách để bảo vệ lợi ích của chính họ". 

Thùy Dương

Nguồn : RFI, 30/06/2022

*********************

NATO chuẩn bị thông qua những thay đổi lớn, chỉ đích danh Nga là mối đe dọa chính

Trọng Nghĩa, RFI, 29/06/2022

Trong hai ngày kể từ hôm 29/06/2022, lãnh đạo 30 nước trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO tề tựu về Madrid, thủ đô Tây Ban Nha, để thảo luận về tương lai của toàn khối, với nhiều quyết định tối quan trọng dự kiến sẽ được thông qua, từ việc gia tăng trợ giúp quân đội Ukraine, tăng cường hiện diện tại các nước Baltic và sườn phía đông, cho đến việc thông qua "khái niệm chiến lược" mới, xác định Nga là mối đe dọa hàng đầu. 

otan2

Từ trái qua phải : Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, tổng thống Mỹ Joe Biden, tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg và thủ tướng Anh Boris Johnson trước cuộc họp thượng đỉnh NATO, Madrid, Tây Ban Nha, ngày 29/06/2022.  Reuters - Pool

Phát biểu sáng nay trước khi khởi động các cuộc thảo luận giữa lãnh đạo các nước thành viên, tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg xác định Liên Minh đang trải qua "một cuộc khủng hoảng an ninh nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II", và nhân hội nghị thượng đỉnh lần này, NATO "sẽ nói rõ Nga là mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh của chúng tôi"

Về các hành động cụ thể, tổng thư ký NATO nhắc lại rằng tại Madrid, các thành viên NATO sẽ thông qua việc tăng cường lực lượng võ trang của khối này ở sườn phía đông và tăng quân số lực lượng tinh nhuệ của NATO vượt qua mức "300.000 binh sĩ". 

Đối với ông Stoltenberg, đây là đợt điều chỉnh hệ thống phòng thủ tập thể quan trọng nhất của NATO kể từ thời kỳ Chiến tranh lạnh. 

Mỹ loan báo tăng cường lực lượng đồn trú tại Châu Âu 

Như để minh họa cho tuyên bố của tổng thư ký NATO, tổng thống Mỹ Joe Biden sáng nay đã tuyên bố tại Madrid rằng Hoa Kỳ sẽ "củng cố vị thế quân sự của mình ở Châu Âu", để NATO có thể "đáp trả các mối đe dọa đến từ mọi hướng và theo mọi ngã : trên bộ, trên không và trên biển". Một cách cụ thể, ông Biden loan báo điều thêm quân lính và vũ khí đến Tây Ban Nha, Anh, Đức và Ý, cũng như đến Ba Lan, Romania, các nước Baltic. 

Tổng thống Mỹ nhắc lại rằng Hoa Kỳ đã triển khai thêm trong năm nay "20.000 binh sĩ ở Châu Âu để củng cố phòng tuyến của NATO nhằm đáp lại các hành động hung hăng của Nga". Số quân tăng viện đó đã nâng tổng số lính Mỹ đóng tại Châu Âu vượt mức 100.000 quân. 

Tại Madrid, 30 thành viên NATO cũng sẽ thông qua "khái niệm chiến lược" mới, một tài liệu tái khẳng định các giá trị, chức năng và nhiệm vụ của NATO. 

Ukraine là trọng tâm của thượng đỉnh NATO, dĩ nhiên tổng thống nước này cũng được mời phát biểu. Theo chương trình, ông Volodymyr Zelensky phát biểu vào hôm nay qua video. 

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 29/06/2022

***********************

Biden gi thêm vũ khí cho Ukraine, NATO chun b chiến tranh lâu dài

Reuters, VOA, 01/07/2022

Tng thng Joe Biden ngày 30/6 loan báo Hoa K s cung cp thêm 800 triđô la vũ khí và vin tr quân s cho Ukraine, ca ngi lòng dũng cm ca người dân Ukraine k t khi Nga xâm lược vào tháng Hai.

otan4

Tng thng M Joe Biden hp báo vào ngày cui cùng ca hi ngh thượng đnh NATO ti Madrid, 30/6/2022.

Phát biu sau hi ngh thượng đnh NATO mà qua đó liên minh đng ý cho Phn Lan và ThĐin gia nhp, ông Biden khng đnh Hoa K và cáđng minh NATO đoàn kết trong vic chng li Tng thng Nga Vladimir Putin.

"Tôi không biết cuc chiến này s kết thúc như thế nào, nhưng s không kết thúc vi vic Nga đánh bi Ukraine"ông Biden nhn mnh trong mt cuc hp báo. "Ukraine đã giáng mđòn mnh vào Nga".

Ông Biden có v đang thúc giđng minh sn sàng cho mt cuc xung đt kéo dà Ukraine dù hi tháng 3 đã tuyên b v kh năng chiến thng. Ông nói thêm : "Chng nào Ukraine còn cn, chúng tôi s còn h tr h".

Loan báo v khon vin tr vũ khí mi s thêm vào con s hơn 6,1 t đô la mà Hoa K đã công b k t khi lc lượng Nga tràn vào Ukraine hôm 24 tháng 2 và khiến châÂu có mt cuc chiến toàn din.

Các kế hoch vin tr mi, trong khi NATO đnh v li mình trên nn tng Chiến tranh Lnh vi mt lc lượng khng l được xây dng, đượđưa ra khi phía Ukraine nh pháo Howitzer tr cp mà ly li tiđn chiến lượ Đo Rn.

Ông Biden trướđó đã cam kết b sung thêm quân, máy bay chiếđu và tàu chiến ca M cho châÂu trong khi NATO đng ý tăng cường các bin pháp răđe, đt hơn 300.000 binh sĩ trong tình trng báđng cao t gia năm ti.

"Hoa Kỳ đang làm đúng nhng gì tôi tng tuyên b chúng tôi s làm nếu Nga xâm lược: nâng cao v thế ca chúng tô châÂu"ông Biden nói. "Hoa K đang tp hp thế giđ sát cánh cùng vi Ukraine".

Nga tr đũa ?

Th tướng Anh Boris Johnson loan báo London s cung cp thêm 1,22 t đô la vin tr quân s cho Ukraine, trong khi Tng thng Pháp Emmanuel Macron cho biết Pháp s sm cung cp thêm 6 khu pháo CAESAR.

S đóng góp ca Anh bao gm các h thng phòng không và thiết b chiến tranh đin t mi, đưa mc vin tr lên gn 2,8 t đô la k t khi Moscow xâm lược, mt khon tài chính mà chính ph Anh cho biết ch đng sau vin tr ca M.

Ông Johnson nói, ông Putin dường như chưa sn sàng rút lui hođàm phán cáđiu khon ca mt tha thun hòa bình.

Trong mt chuyn biến ln nht v an ninh châÂu trong nhiu thp niên, Phn Lan và ThĐin s ký ngh đnh thư gia nhp chính thc vào ngày 5/7 đ gia nhp NATO, Tng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, mc dù vic phê chun ca quc hi 30 nước thành viên có th mt mt năm.

Tuy nhiên, Tng thng Th Nhĩ K Tayyip Erdogan đã nói trong mt cuc hp báo vào cui hi ngh rng hai nước BÂu này trước tiên phi gi li hđã tha thun vi Th Nhĩ K vì nh có thỏa thuđó Th Nhĩ K mi thôi ph quyết n lc gia nhp NATO ca Phn Lan, Thu Đin.

Erdogan nói ThĐiđã ha dđ 73 cá nhân mà ông mô t là khng b.

u tiên, ThĐin và Phn Lan nên thc hin các nhim v ca h và nhng nhim v đó đã có trong văn bn... Nhưng nếu h không làm vy, tt nhiên vic phê chun s không được gi ti Quc hi ca chúng tôi"ông Erdogan nói.

Ngày 29/6, ông Putin nói rng Nga s đáp tr tương t nếu NATO trin khai quâđi hoc cơ s h tng  Phn Lan hoc ThĐin.

Th tướng Estonia, Kaja Kallas, kêu gi phương Tây phi sn sàng, đc bit là trong điu kin các cuc tn công có th xy ra vào các mng máy tính ca Phn Lan, ThĐin và NATO. "Tt nhiên, chúng ta phi d kiến mt s bt ng t ông Putin, nhưng tôi không tin là ông y tn công trc tiếp ThĐin hoc Phn Lan", bà nói.

‘T xung hđt

Trong khi hi ngh thượng đnh ba ngày b chi phi bi phng ca NATO đi vi cuc chiến ca Nga  Ukraine, nước ch nhà Tây Ban Nha kêu gi cáđng minh cân nhc vai trò ln hơn ca liên minh  Bc Phi và Sahel.

NATO được thành lp vào năm 1949 đ chng li Liên Xô.

Các cường quc phương Tây lo ngi v s gia tăng bo l Mali, nơi quâđi cm quyn ca nước này, được h tr bi t chđánh thuê tư nhân ca Nga Wagner Group, đang chiếđu vi mt cuc ni dy Hi giáo tràn sang các nước láng ging  khu vc châu Phi được gi là Sahel.

Pháp, quc gia có chính sách quân s t lâu tp trung vào phía nam ca NATO, vào tháng 2 cho biết h s rút 2.400 quân, sau khi quan h vi chính quyn quân nhân tr nên khó khăn.

Theo s thúc gic ca Tây Ban Nha, vi s h tr t Ý, tài liu mi 10 năm ca NATO, "khái nim chiến lược", coi khng b và di cư là các yếu t cn theo dõi, và ch ra sườn phía nam là ngun bn tim tàng mi.

Ngoi trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albares cho biết khu vc nà"là trung tâm ca ch nghĩa khng b toàn cu".

Ông nói: "Nếu mđe da là hin hu và rt c th, chúng ta có th thy s tăng cường trin khai quân s  biên gii phía nam như chúng ta đang th phíđông".

Nguồn : VOA, 01/07/2022